SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Arbitrum là gì? Tìm hiểu về Layer 2 nổi bật trên Ethereum và token ARB

Arbitrum, một trong những ứng viên nổi bật nhất trong các Optimistic Rollup Layer đã thông báo airdrop tới hơn 600 nghìn người dùng trong mạng lưới. Sự kiện này được đánh dấu là đợt airdrop lớn đầu tiên trong năm 2023.
Avatar
vinhvo
Published May 19 2021
Updated Apr 11 2024
13 min read
arbitrum

Arbitrum là gì?

Arbitrum là một bộ giải pháp mở rộng Layer 2 nhằm giải quyết các vấn đề tắc nghẽn trên Ethereum. Trong đó, Layer 2 là công nghệ hay hệ thống chạy trên Layer 1, chúng được kế thừa tính bảo mật từ Layer 1, đồng thời có khả năng xử lý nhiều giao dịch hơn, giảm chi phí và có tốc độ xác nhận giao dịch nhanh hơn Layer 1.

arbitrum là gì
Arbitrum Website: arbitrum.io

Arbitrum cung cấp 3 giải pháp mở rộng là: Rollup (OPU), Channels, Sidechains:

  • State Channels: Yêu cầu người dùng gửi Snapshot trạng thái của Ethereum vào một Multi-sign Contract. Trạng thái này sẽ chứa dữ liệu quan trọng như số dư của địa chỉ. Một hệ thống như vậy cho phép thực hiện các giao dịch ngoài chuỗi (off-chain) miễn phí với tính hoàn thiện tức thì và quyền riêng tư cao cấp.
  • Sidechains: Các blockchain độc lập với các quy tắc đồng thuận độc lập của riêng chúng, nơi các giao dịch Ethereum có thể được chuyển đến một cách có giám sát để giảm gánh nặng cho mạng chính Ethereum.
  • Rollups: Giống như các sidechains nâng cao, non-custodial, có thể mở rộng đáng kể khả năng thông lượng của mạng chính Ethereum. Cho đến nay, tổng hợp có bốn loại rollup chính: Optimistic Rollups, zkRollups, Plasma, Validium.

Trong bài viết này, Coin98 sẽ tập trung vào giải pháp Optimistic Rollup được cung cấp bởi Arbitrum.

advertising

Arbitrum One, AnyTrust, Arbitrum Nova, Arbitrum Nitro là gì?

Offchain Labs - công ty mẹ của Arbitrum đang có nhiều tên sản phẩm như Arbitrum AnyTrust, Arbitrum Nova, Arbitrum Nitro, Arbitrum One. Trong đó:

  • Arbitrum One: Đây là sản phẩm chính hay còn có tên gọi tắt là Arbitrum, chạy trên công nghệ Optimistic Rollup và dành cho thị trường DeFi và NFT.
  • Arbitrum Nitro: Đây không phải chain riêng mà là bản nâng cấp được thực hiện trên Arbitrum One nhằm mang lại hiệu suất tốt hơn, phí rẻ hơn cho người dùng. Ngoài ra, Nitro cũng áp dụng máy ảo WASM và ngôn ngữ Geth.
  • AnyTrust: Đây là công nghệ giúp tối ưu chi phí và tốc độ, xây dựng trên giả định “minimal trust assumption”.
  • Arbitrum Nova: Chain được xây dựng trên công nghệ AnyTrust của Offchain Labs. Đây là chain nhắm vào thị trường Social, Gaming và các ngành khác mà cần xử lý nhiều giao dịch với mức phí rẻ.

Trong phạm vi bài viết này, Coin98 Insights sẽ cung cấp thông tin chi tiết tập trung vào Arbitrum One. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết khác về Arbitrum Nova tại đây.

Đọc thêm: Arbitrum Nova là gì?

Optimistic Rollup là gì?

Rollup là một loại giải pháp mở rộng Layer 2 cho phép cuộn “Roll” các giao dịch trên sidechain thành một block tổng hợp duy nhất và ghi lên Ethereum blockchain. Điều này cho phép dữ liệu giao dịch trên layer 2 có sẵn trên layer 1 bất cứ lúc nào cần thiết để xác thực quá trình chuyển đổi trạng thái.

Optimistic Rollup là giải pháp mở rộng off-chain cho Ethereum. Các giao dịch được thực thi off-chain nhưng data được nén lại vào lưu trữ trên base layer nhằm đạt được sự đồng thuận và xác minh tính toàn vẹn và khả dụng của dữ liệu ở base layer.

optimistic rollup là gì
Optimistic Rollup

Xét trong tất cả các giải pháp mở rộng dành cho Ethereum. Arbitrum được xếp vào nhánh như sau: Giải pháp mở rộng Ethereum => Giải pháp mở rộng Off-chain (Layer 2) => Rollup => Optimistic Rollup => Arbitrum.

Cùng nhánh với Arbitrum, Optimistic Rollup có các dự án khác như Optimism, Boba Network, Metis, Fuel,...

Điểm nổi bật của Arbitrum

Điểm khác biệt của Arbitrum

Arbitrum cung cấp một giải pháp mở rộng thuộc mô hình Rollup. Sự khác biệt chính của Arbitrum liên quan đến cách hoạt động của Fraud Proofs. Ví dụ, nếu ai đó đề xuất Rollup block và một người khác tin rằng nó không đúng, dự án sẽ giải quyết bất đồng đó như thế nào?

Arbitrum sẽ sử dụng một giao thức tương tác nhiều vòng (multi-round rollup) để giải quyết tranh chấp, trong đó Arbitrum sẽ chia nhỏ tranh chấp cho đến khi nó là một tranh chấp rất nhỏ và sau đó giải quyết nó trên chuỗi.

Ưu điểm của Arbitrum

  • Cách tiếp cận "multi-round rollup" cho phép Arbitrum giảm đáng kể chi phí liên quan đến Fraud Proofs. Dự án hướng tới một giải pháp chi phí thấp hơn với khả năng ứng dụng rộng rãi hơn (hỗ trợ cho các giao dịch có độ phức tạp cao).
  • Tương thích hoàn toàn với máy ảo của Ethereum (EVM), trải nghiệm giống với trải nghiệm khi làm việc với các smart contract trên L1 và tương thích với các công cụ ETH. Ngoài ra, Arbitrum còn có thể thực thi EVM code trực tiếp, thậm chí không cần phải biên dịch lại các hợp đồng thông minh.
  • Thời gian rút tiền trên Arbitrum cũng thấp hơn các giải pháp Rollup khác (Arbitrum tầm 1 ngày, Optimism tầm 1 - 2 tuần). Dự án đang tiếp cận một số giải pháp khác để giảm thời gian rút tiền xuống thấp hơn.

Arbitrum Mainnet vào cuối tháng 5/2021, các dự án và nhà phát triển có thể phát triển dự án của mình trên layer 2 này. Tính đến nay (Tháng 3/2023), Arbitrum đang là hệ sinh thái có TVL cao thứ 4 trên thị trường với nhiều dự án hoạt động nổi bật như Uniswap, GMX, Sushiswap, Curve,...

Nhược điểm của Arbitrum

Cách tiếp cận “multi-round rollup” cũng khiến cho quá trình xử lý tranh chấp mất nhiều thời gian hơn. Arbitrum tham vọng khi lên kế hoạch hỗ trợ nhiều giải pháp mở rộng khác (side chains và channels), quá trình chuyển đổi phức tạp giữa các giải pháp này là một vấn đề đáng quan tâm.

Arbitrum Token là gì?

ARB là native token của Arbitrum.

ARB Token Key Metric

  • Token Name: Arbitrum
  • Ticker: ARB
  • Blockchain: Arbitrum
  • Token Contract: 0x912CE59144191C1204E64559FE8253a0e49E6548
  • Token Type: Utility, Governance
  • Total Supply: 10,000,000,000 ARB
  • Circulating Supply: Updating…
  • Claiming live day: 23

ARB Token Use Cases

ARB sẽ có những chức năng chính như sau:

  • Token quản trị Arbitrum DAO
  • Hỗ trợ các dự án phát triển trên hệ sinh thái

ARB Token Allocation

ARB được phân bổ theo tỷ lệ như sau:

  1. DAO Treasury: 42.78%
  2. Team & Advisors: 26.94%
  3. Investors: 17.53%
  4. Airdrop: 11.62%
  5. DAOs on Arbitrum: 1.13%
arbitrum token allocation
Tỷ lệ phân bổ của ARB Token

ARB Token Release Schedule

ARB Token được phân bổ theo lịch trình như sau:

  • DAO Treasury: Phụ thuộc vào các holder thông qua việc voting
  • Team & Advisors: Lịch phân bổ trong 4 năm với 1 năm khóa và 3 năm phân bổ tuyến tính
  • Investors:  Lịch phân bổ trong 4 năm với 1 năm khóa và 3 năm phân bổ tuyến tính
  • Airdrop: Mở khóa tại block 16890400 (dự kiến diễn ra lúc 19h55 23/3/2023)
  • DAOs on Arbitrum: Mở khóa tại block 16890400

Tại thời điểm claim token retroactive, nhu cầu cao nên thường xuyên bị nghẽn mạng, phí cao. Đây là một số gợi ý cách claim hiệu quả, tránh nghẽn mạng.

ARB Token Sale

Với việc Offchain Labs đã trải qua 3 vòng gọi vốn, tổng cộng lượng ARB phân bổ tới nhóm các nhà đầu tư là 1,753,000,000 ARB, tương đương 17.53% nguồn cung của ARB. Chi tiết các vòng như sau:

arb token sale
ARB Token Sale trong 3 vòng của Arbitrum

Mua Arbitrum Token ở đâu?

Người dùng có thể mua ARB token thông qua các hình thức sau:

1. Sàn giao dịch tập trung (CEX)

Dưới đây là một số sàn giao dịch tập trung hỗ trợ nạp, rút cũng như mua bán ARB token sau ngày airdrop chính thức tới người dùng.

sàn giao dịch arbitrum token
Các sàn hỗ trợ nạp, rút, giao dịch ARB

2. Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)

Người dùng có thể giao dịch ARB Token thông qua hai sàn Uniswap và SushiSwap bằng cách nhập địa chỉ hợp đồng ARB Token như sau: 0x912CE59144191C1204E64559FE8253a0e49E6548

(Người dùng có thể thêm địa chỉ token này vào các sàn DEX nếu token không hiển thị sẵn).

Ví lưu trữ Arbitrum Token uy tín

Người dùng có thể lưu trữ ARB token tại bất kỳ ví nào có hỗ trợ mạng Arbitrum. Một số ví uy tín có thể kể đến như: Coin98 Super App, Metamask, Trust Wallet.

Lịch sử và lộ trình phát triển của Arbitrum

Hành trình phát triển của Arbitrum được tóm tắt dưới đây:

  • 2018: Offchain Labs được thành lập vào năm 2018 bởi Ed Felten tahu Princeton, New Jersey, Mỹ.
  • 14/10/2020: Thông báo ra mắt testnet với Arbitrum One.
  • 27/5/2021: Uniswap hỗ trợ Arbitrum One.
  • 13/8/2021: Chainlink hỗ trợ Arbitrum One.
  • 30/8/2021: Arbitrum hợp tác với team Etherscan để ra mắt Arbiscan.
  • 1/9/2021: Arbitrum One chính thức Mainnet.
  • 23/9/2021: 1Inch hỗ trợ Arbitrum One.
  • 3/2/2022: Thông báo ra mắt AnyTrust Chains, sau này đổi thành công nghệ AnyTrust và chain là Arbitrum Nova.
  • 17/3/2022: Aave v3 hỗ trợ Arbitrum One.
  • 12/4/2022: Arbitrum thông báo sẽ ra mắt Arbitrum Odyssey - Đây là chương trình giúp người dùng khám phá và sử dụng các dự án trong hệ sinh thái, ngoài ra họ sẽ nhận được phần thưởng là NFT.
  • 25/6/2022: Na Uy sử dụng Arbitrum giúp người dân có thể tiếp cận các công ty chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán.
  • 29/6/2022: Arbitrum tạm ngưng chuowg trình Arbitrum Odyssey do quá tải.
  • 12/7/2022: Thống báo ra mắt Arbitrum Nova.
  • 09/08/2022: Arbitrum Nova được ra mắt. Đây là một layer 2 dành riêng cho gaming và ứng dụng xã hội. Dự án có nhiều đơn vị hợp tác lớn như Reddit, FTX, Consensys, Quicknode…
  • 16/08/2022: Arbitrum tuyển dụng Andrew Saunders làm giám đốc marketing (CMO). Ông là cựu giám đốc marketing tại Amazon và có nhiều năm kinh nghiệm trong mảng giải trí và marketing.
  • 31/08/2022: Arbitrum One chính thức được nâng cấp lên Arbitrum Nitro. Bản nâng cấp này sẽ mang tới hiệu năng và xuất lượng (throughput) cao hơn cho Arbitrum.
  • 20/09/2022: Arbitrum trao 400 ETH (khoảng nửa triệu USD) cho nhân vật có nickname là 0xriptide vì đã tìm thấy lỗ hổng bridge giữa mạng Ethereum và Arbitrum Nitro. Nếu lỗ hổng này bị hacker tấn công, thiệt hại có thể lên đến hơn 250 triệu USD. Do đó, hành động của 0xriptide mang lại nhiều giá trị cho Arbitrum.
  • 20/09/2022: OpenSea hỗ trợ mạng Arbitrum One.
  • 12/10/2022: Offchain Labs mua lại công ty phát triển phần mềm Prysmatic Labs, đơn vị đứng sau phần mềm Prysm dành cho việc chạy Proof-of-Stake Ethereum node.
  • 12/10/2022: Offchain Labs thông báo mua lại Prylabs. Đây là đơn vị cung cấp giải pháp Proof of Stake dành cho các node của Ethereum.
  • 16/11/2022: Thông báo kế hoạch phi tập trung hóa và thu hút nhiều validator hơn cho Arbitrum.
  • 1/12/2022: TraderJoe - DEX lớn nhất Avalanche thông báo phát triển Multichain sang Arbitrum.
  • 9/1/2023: OpenSea hỗ trợ mạng Arbitrum One.

Đội ngũ dự án

Công ty mẹ của Arbitrum là Offchain Labs, và có nhiều sản phẩm khác nhau, vì vậy bài viết sẽ đề cập đến Offchain Labs để có thông tin tổng quan nhất. Dưới đây là 3 nhà sáng lập và đang là lãnh đạo của Arbitrum.

đội ngũ dự án arbitrum
Đội ngũ phát triển Arbitrum
  • Ed Felten (Đồng sáng lập & Nhà khoa học trưởng của Offchain Labs): Anh ấy đang nghỉ việc tại Đại học Princeton, nơi anh ấy là Giáo sư Khoa học Máy tính và Quan hệ Công chúng Robert E. Kahn. Từ năm 2015 đến 2017, ông phục vụ tại Nhà Trắng với tư cách là Phó Giám đốc Công nghệ Hoa Kỳ và cố vấn cấp cao cho Tổng thống. Ông là thành viên của ACM và là thành viên của Học viện Kỹ thuật Quốc gia.
  • Steven Goldfeder (Đồng sáng lập & Giám đốc điều hành của Offchain Labs): Ông có bằng tiến sĩ tại Đại học Princeton, nơi ông làm việc tại nơi giao thoa giữa mật mã và tiền điện tử. Ông là đồng tác giả của Bitcoin và Công nghệ tiền điện tử, cuốn sách giáo khoa hàng đầu về tiền điện tử.
  • Harry Kalodner (Đồng sáng lập & CTO của Offchain Labs): Anh ấy đã theo học tại Princeton với tư cách là một ứng cử viên tiến sĩ, nơi nghiên cứu của anh ấy khám phá tính kinh tế, tính ẩn danh và khả năng tương thích khuyến khích của tiền điện tử.

Nhà đầu tư và đối tác

Nhà đầu tư và các vòng gọi vốn

Tính đến nay, Offchain Labs đã huy động được 143.7 triệu USD từ 3 vòng khác nhau với định giá cao nhất là 1.2 tỷ USD:

  • 2019: Huy động 3.7 triệu USD (Seed Round) lead bởi Pantera và nhà đầu tư khác Compound VC,...
  • 4/2021: Huy động 20 triệu USD (Series A)
  • 8/2021: Huy động 120 triệu USD (Series B) - định giá 1.2 tỷ USD từ Lightspeed Venture Partners và các nhà đầu tư khác bao gồm Polychain Capital, Ribbit Capital, Redpoint Ventures, Pantera Capital, Alameda Research and Mark Cuban.
các vòng gọi vốn của arbitrum
Các vòng gọi vốn của Offchain Labs, công ty mẹ của Arbitrum

Đối tác

Đối tác của Arbitrum là những dự án phát triển trong hệ sinh thái layer 2 này. Trong đó đã có hơn hàng trăm dự án lớn nhỏ khác nhau hoạt động như Uniswap, SushiSwap, GMX, AAVE, Curve…

đối tác của arbitrum
Đối tác phát triển hệ sinh thái trên Arbitrum

Dự án tương tự

  • Dự án tương tự Arbitrum One làm về Optimistic Rollup có Optimism, Boba Network, Metis...
  • Các dự án làm về layer 2 cho Ethereum khác có thể kể đến như: ZkSync, StakeWare, Polygon
RELEVANT SERIES