SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Tổng quan về thị trường Bảo hiểm Crypto - Part 1

Bài viết này giúp anh em tìm hiểu về thị trường Bảo hiểm Crypto, những thông tin thú vị, hữu ích và case study về NXM để anh em hiểu rõ hơn.
tracydemon.bts
Published Oct 12 2020
Updated May 31 2023
14 min read
thumbnail

Xin chào anh em, mình là Lisa. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thị trường bảo hiểm Crypto và tìm hiểu về Case study NXM. Mình có thêm slide cho bài viết này, nếu anh em thích vừa xem slide vừa đọc có thể click vào đây.

Tổng quan về thị trường bảo hiểm

Thị trường bảo hiểm hiện tại rất không hiệu quả. Có rất nhiều cơ hội để phát triển thị trường tiềm năng này. 

Và tuy bảo hiểm là một trong những ngày lâu đời nhất trên thế giới, nhưng dường như nó vẫn còn khá mới với thị trường Crypto. Nên hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Thị trường bảo hiểm trong Crypto.

Vì bài khá dài nên mình chia làm 2 phần. Phần đầu tiên, chúng ta sẽ nói về tổng quan của ngành bảo hiểm, phần thứ 2 chúng ta sẽ tìm hiểu về Nexus Mutual, một trong những nhà cung cấp bảo hiểm lớn trong thị trường Crypto. 

Những điều kém hiệu quả trong ngành bảo hiểm 

  • Vốn hóa hiện tại của cả ngành bảo hiểm: $5 nghìn tỉ USD.
  • Vốn hóa của bảo hiểm online: $31 tỉ USD.
  • Vốn hóa của bảo hiểm trong Crypto ( thông qua NXM): $213 triệu USD.

Những số liệu trên cho thấy điều gì? 

Bảo hiểm online nói chung và bảo hiểm trong Crypto nói riêng vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Bảo hiểm online chỉ được phát triển vài năm gần đây nhưng lợi ích mà nó đem lại rất lớn, bảo hiểm online cho phép chúng ta tổng hợp được nhiều thông tin dữ liệu trực quan hơn, hiểu sâu hơn về các rủi ro trên thị trường, từ đó đưa ra các sản phẩm bảo hiểm hợp lý. 

Bảo hiểm Crypto thậm chí còn là một ngách nhỏ trong ngành bảo hiểm online. Vốn hóa hiện tại chưa bằng 1% ngành bảo bảo hiểm online, cho thấy còn rất nhiều cơ hội chưa được khai phá trong thị trường này. 

Vậy còn những điều kém hiệu quả trong ngành bảo hiểm hiện nay là gì?

Thiếu sự tin tưởng: Trong bảo hiểm, chúng ta luôn có 2 bên, bên mua bảo hiểm (như mình và anh em) và bên bán bảo hiểm (các công ty bảo hiểm). Về cơ bản, bên bán bảo hiểm là các Agents của chúng ta, họ phải có nghĩa vụ hành động vì lợi ích nhất của khách hàng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Thông tin không minh bạch, rõ ràng: Ngành bảo hiểm tồn tại bởi vì những thứ không rõ ràng, không chắc chắn. Con người muốn tránh xa những rủi ro như vậy nên họ quyết định tìm đến các công ty bảo hiểm. Nhưng chính các công ty bảo hiểm cũng không rõ ràng về thông tin của chính họ. Có một sự bất cân xứng thông tin trong ngành bảo hiểm: Công ty bảo hiểm thì biết rất rõ tài chính khách hàng, còn khách hàng thì chỉ biết tin vào uy tín của công ty, vào những con số trên báo cáo tài chính. Vậy nên rất khó để đánh giá xem một công ty bảo hiểm có an toàn hay không. Liệu họ có đem số tiền bảo hiểm của mình đầu tư một cách thông minh? Họ có nợ xấu không ? Họ có thể phá sản không ?...

Chi phí đắt đỏ: Nếu anh em bỏ $100 vào bảo hiểm, anh em chỉ có thể kỳ vọng rằng $60 - $70 sẽ vào quỹ “dùng để bảo hiểm”. Phần còn lại được dùng để chi trả cho các nhân viên quản lý, hệ thống của công ty, marketing,... Và nhiều thứ vô bổ khác, thứ mà đáng lẽ ra phải được tự động hóa trong thế giới hiện đại ngày nay. Chúng ta có công nghệ, có máy móc, có Hợp đồng thông minh, có tư duy logic để chuyển những thứ đó thành những dòng code, những chương trình tự động,...

Vậy làm cách nào để giảm thiểu những điều kém hiệu quả trong ngành bảo hiểm hiện nay? 

Giải pháp:

  • Đưa ra những quy định và luật lệ để tăng tính minh bạch và đảm bảo sự an toàn cho người dùng.
  • Mức vốn tổn thiếu phải duy trì, quy trình quản trị, cập nhật báo cáo tài chính thường xuyên,...

Tổng quan về ngành bảo hiểm

Ngành bảo hiểm đơn giản là nói về những rủi ro và cách để quản lý chúng:

Tín hiệu trong ngành bảo hiểm

Tín hiệu là việc chúng ta dùng nhiều hành động để chia sẻ hoặc gợi ý về những thông tin bí mật, ít ai biết.

Một ví dụ về tín hiệu là khi anh em chơi Poker. Anh em cố gắng cho mọi người biết rằng bài trong tay anh em rất mạnh bằng những những hành động cụ thể.

Hoặc như Warren Buffett đầu tư vào một công ty nhỏ nào đó, đó cũng là một tín hiệu cho thấy công ty đó đáng để đầu tư. Và trong lĩnh vực bảo hiểm Crypto, giá chính là tín hiệu, một cách để chia sẻ thông tin (mình sẽ nói rõ ở phần sau). 

Những rủi ro về đạo đức nghề nghiệp

Khi một bên có nhiều thông tin hơn bên kia, họ sẽ có nhiều quyền lực hơn và hoàn toàn có thể làm nhiều việc trái với đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. 

Quan hệ giữa người mua bảo hiểm và đại lý bảo hiểm:

Liên quan đến chuyện đạo đức nghề nghiệp, giải pháp là phải phân chia hợp lý lợi ích của các bên. Nếu cả hai đều hài lòng với những gì họ nhận được, họ sẽ giúp nhau phát triển.

Quy luật Large Numbers:

Nói một cách đơn giản là khi thống kê một số lượng lớn thì kết quả cho ra càng đáng tin cậy. Và ngành bảo hiểm đều về những con số, đó là sự đặt cược vào những rủi ro có xác suất xảy ra thấp. Vậy nên việc tổng hợp càng nhiều các rủi ro khác nhau của  nhiều người khác nhau và xác suất các rủi ro đó xảy ra rất quan trọng.

Và đây chính là điểm mà bảo hiểm trong Crypto có thể đột phá. Bởi vì chúng ta đang có một tập dữ liệu KHÔNG BAO GIỜ  thể bị chỉnh sửa hay thay đổi bởi bất kỳ ai, anh em có thể tổng hợp những dữ liệu chính xác nhất, ngay khi nó được xác minh. Crypto có một tiềm năng rất lớn để phát triển ngành bảo hiểm, và nếu chúng ta tìm hiểu thêm, nó có thể trở thành một sự lựa chọn tốt để đầu tư.

Những rủi ro trong DeFi/Crypto (cần được bảo hiểm)

Ví dụ:

  • DAO bị hack.
  • Polkadot parity multi-sig bị đóng băng.
  • Hợp đồng rebase của token quản trị YAM Finance.
  • Maker’s vaults bị thanh lý.
  • Hợp đồng thông minh bZx bị khai thác.

3 rủi ro chính trong DeFi:

Rủi ro kỹ thuật bên trong

Bao gồm Hợp đồng thông minh, code, những rủi ro bị Hack,... đây là những rủi ro anh em có thể định lượng và đưa ra một cái giá hợp lý cho những rủi ro nói trên.

Rủi ro kỹ thuật bên ngoài

Điều này thì khó để xác định và định giá hơn. Nó hơi ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Các cuộc tấn công quản trị, những thất bại về Oracle, những rủi ro khác trên chuỗi nhưng bên ngoài hệ sinh thái chính của dự án,... Những rủi ro này hiện rất khó để phân tích vì có nhiều thông tin cần xử lý mà chúng ta chưa hiểu rõ.

Rủi ro về Incentives

Những rủi ro như quyền bỏ phiếu có thể bị thao túng, sự tập trung quyền lực, Incentives ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư ,... Đó là một chuỗi dài những sự việc và rất khó để định lượng được rủi ro, nhưng những rủi ro này rất quan trọng.

Bởi những mô hình kinh tế hiện nay còn rất mới và chúng đang có những chương trình Incentives để ảnh hưởng đến hành vi của người dùng, kích thích người dùng sử dụng những mô hình đó. Điều này chắc chắn là có rủi ro về dài hạn, nhưng khó để định lượng được. 

Mô hình chia sẻ rủi ro P2P

Trong bảo hiểm truyền thống, chúng ta luôn có 2 bên. Bên thứ nhất là những người đi mua bảo hiểm, những chủ thể như mình và anh em. Bên thứ 2 là những đại lý, những người bán bảo hiểm, những người xem phân tích rủi ro cũng như sẽ bồi thường cho anh em khi rủi ro xảy ra. 

Trong DeFi, chúng ta muốn một sự phân quyền, phi tập trung, vì vậy chúng ta sẽ có 3 bên: Người mua, người đánh giá rủi ro, người đánh giá yêu cầu bồi thường. 3 bên này sẽ phối hợp với nhau và cùng phân chia rủi ro trong toàn bộ hệ thống bảo hiểm. 

Ví dụ như hợp đồng bảo hiểm cho Smart Contract của Uniswap đang có tỉ lệ bồi thường là 1:500 (vì nó tương đôi an toàn). 

Anh em là người dùng của Uniswap, anh em đang giao dịch 500 ETH trên đó nhưng anh em sợ hệ thống bị hack. Anh em sẽ bỏ ra 1 ETH để mua hợp đồng này. Nếu hệ thống không sao, anh em mất 1 ETH. Còn nếu hệ thống bị hack thật, anh em sẽ nhận lại được 500 ETH và chỉ mất 1ETH ban đầu. 

Người đánh giá rủi ro: Những ai tin vào Smart Contract của Uniswap, họ sẽ bỏ ra 500 ETH để đảm bảo cho anh em, ngược lại họ sẽ nhận được 1 ETH từ anh em.

Người đánh giá yêu cầu bồi thường: Những người sẽ đánh giá yêu cầu bồi thường của anh em có được chấp nhận hay không. Như trong Protocol Nexus Mutual, vì nó là Protocol phi tập trung, những người sở hữu token quản trị NXM sẽ được quyền tham gia vote (mình sẽ nói rõ cơ chế vote của NXM ở bài tiếp theo). 

Tổng quan về Nexus Mutual (Kiến thức nâng cao)

Tổng quát nâng cao: Đây là một Protocol phi tập trung về bảo hiểm, được xây dựng trên nền tảng Ethereum. Họ tập hợp các loại tài sản lại với nhau để làm tài sản thế chấp.

Ví dụ, anh em có DAI và ETH và muốn tham gia vào hệ sinh thái của Nexus Mutual. ETH và DAI của anh em sẽ được tập hợp lại với nhau và cùng được quản trị bởi 3 bên mình nêu trên (bên mua , người đánh giá rủi ro, người đánh giá yêu cầu bồi thường). 

Token NXM

Mục đích của token NXM là để trade trên thị trường sơ cấp nội bộ. Đường cong liên kết cân bằng giá của token với những tài sản thế chấp. Vì vậy, giá của token NXM không cố định mà dựa trên số tài sản thế chấp, hay nói dễ hiểu hơn là dựa trên tổng số tài sản mà Protocol NXM sẽ bảo hiểm trong trường hợp rủi ro xảy ra. 

Điều đó có ý nghĩa gì? Giá của NXM sẽ phản ánh cho chúng ta biết có bao nhiêu người tin vào NXM và bao nhiêu người sẵn sàng sử dụng nó.

Như đã đề cập ở trên, chúng ta cần biết những tín hiệu trong ngành này và đó chính xác là những gì mà NXM cung cấp cho  những người sử dụng nó. Những nguyên tắc cơ bản vẫn như vậy, nhưng cách chúng ta sử dụng tín hiệu trong hệ thống công nghệ mới cho thấy một sự tiến bộ trong ngành bảo hiểm. 

Giá của NXM trở thành một loại tín hiệu mới

Nếu nhiều người chọn mua bảo hiểm, anh em sẽ biết họ đang quyết định đầu tư mạo hiểm hơn mức bình thường của họ. Họ đang tin vào hệ sinh thái DeFi, chỉ là họ có chút lo lắng về rủi ro nên họ chọn mua bảo hiểm.

Vậy nên, khi giá trị trong ngành bảo hiểm Crypto tăng, nó cũng có nghĩa rằng nhiều người mới đang tham gia vào lĩnh vực này và họ muốn tự bảo vệ bản thân trong một lĩnh vực mới tương đối rủi ro với họ. Và khi nhiều người tham gia như vậy, chúng ta mới thấy rằng: “ À, thì ra mọi người đang bắt đầu sử dụng DeFi”, tín hiệu này là một tín hiệu rõ ràng hơn nhiều so với Total Value Locked.

Kết luận

Decentralized Insurance đơn giản là quay về thời kì nguyên sơ của bảo hiểm, nơi mà mọi người tự bảo hiểm cho nhau -> đó chính là phi tập trung. Chúng ta đang cố gắng giảm thiểu những việc thiếu hiệu quả đang diễn ra trong thị trường bảo hiểm.

Hiện nay, chúng ta chỉ đang khai thác phần bề mặt của thị trường bảo hiểm trong Crypto, bởi có rất nhiều rủi ro trong thị trường Crypto cũng như DeFi. Anh em biết đấy, DeFi vẫn khá mới mẻ và chúng ta đang thử nghiệm rất nhiều, mà thứ gì mới thì thường rủi ro. Ngày càng nhiều Mô hình Incentives đang phát triển -> thúc đẩy người dùng hơn ->  nhu cầu bảo hiểm sẽ càng nhiều.  

Chúng ta vẫn còn đang ở kỉ nguyên đầu của thị trường bảo hiểm Crypto.

Lưu ý 1: Bảo hiểm trong Crypto còn khá mới mẻ. Có rất nhiều tiềm năng phát triển. Nhưng để là người chiến thắng, anh em cần hiểu rõ cách để xác định rủi ro và định giá rủi ro. 

Lưu ý 2: Chúng ta vẫn còn đang ở xa so với những gì mà thị trường bảo hiểm có thể đạt được. Rất rất nhiều cơ hội, nhưng cũng rất nhiều rủi ro. NXM là một nền tảng tốt, và chúng ta sẽ thấy nhiều sản phẩm sẽ được tạo ra dựa trên NXM, thay vì làm ra một “NXM mới”. Với hệ thống staking của giao thức NXM, chúng ta sẽ thấy nhiều mô hình Incentives mới trong tương lai.  

RELEVANT SERIES