SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Fat Protocol Thesis & Baseplate Thesis - Lý thuyết đến vận dụng vào Crypto

Fat Protocol Thesis là gì? Baseplate Thesis là gì? Cùng tìm hiểu ý tưởng của 0xSami về việc đâu sẽ là loại hình dự án nhận về nhiều giá trị nhất DeFi tại đây!
Avatar
Duy Nguyen
Published Mar 17 2022
Updated Jun 27 2023
9 min read
thumbnail

DeFi ở thời điểm hiện tại đã, đang và mình tin sẽ là một trong những use case lớn nhất của Crypto. Thị trường phát triển nhanh đến nỗi mà chỉ cần không theo dõi một thời gian, chúng ta có thể dễ dàng bỏ lỡ các trend như Curve Wars, Andre Game, sự tăng trưởng mạnh của các hệ sinh thái,... và tất nhiên là những cơ hội tuyệt vời đi kèm đó. 

Việc có một góc nhìn rộng như mình đã đề cập trong bài “Dự phóng thị trường Crypto 2022” là một yếu tố rất quan trọng để anh em có thể chọn đúng nhánh đầu tư, từ đó làm ít công to.

Ở bài viết này mình sẽ giới thiệu cho anh em về Fat Protocol Thesis và Baseplate thesis những thesis tập trung vào việc tìm kiếm đâu là nơi thu hút được nhiều giá trị nhất ở blockchain

Các nguồn tham khảo được tổng hợp ở cuối bài viết.

Fat Protocol Thesis là gì?

Nếu anh em tìm hiểu sâu về thị trường thì chắc đã quen thuộc với Fat Protocol Thesis được giới thiệu bởi USV vào năm 2016. 

Những ý chính của Fat Protocol Thesis: 

  • Ở Web truyền thống, Protocol layer như TCP/IP, HTTP,... tạo ra nhiều giá trị nhưng value lại được capture ở các Application Layer như Google, Facebook,... ⇒ Giá trị sẽ đổ về Application nhiều hơn là Protocol.
  • Ở Crypto, Protocol layer capture được nhiều value hơn, càng nhiều app được phát triển trên protocol thì chúng càng thu hút được nhiều giá trị ⇒ Giá trị sẽ đổ về Protocol nhiều hơn là Application.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là ở Web truyền thống, application có thể tạo ra lợi nhuận dễ dàng hơn protocol với mã nguồn mở và ai cũng có thể sử dụng. Còn với Crypto, protocol khi tạo ra giá trị, kỳ vọng vào token sẽ tăng và thúc đẩy càng nhiều giá trị đổ vào protocol. 

Thesis này đã làm mưa làm gió trong thị trường Crypto, đặc biệt là vào năm 2021 khi các blockchain nền tảng tăng trưởng một cách chóng mặt. Với những ai đã đọc và áp dụng Fat Protocol Thesis thì chắc hẳn tài khoản đã tăng rất nhiều trong năm 2021. 

Tuy nhiên khi đào sâu hơn, mình thấy việc USV so sánh blockchain-based protocol layer (Ethereum/Btc) với web-protocol layer (TCP/IP) là chưa hoàn toàn đúng, mà thay vào đó đối tượng so sánh chuẩn nên là TCP/IP với Protocol LayerApplication với web-application, nguyên nhân nằm ở cấu trúc của blockchain (nằm ngoài khuôn khổ của bài nên mình sẽ trình bày cho anh em ở những bài sau). 

Nếu thesis của USV là sai vì sao các blockchain vẫn là nơi capture được nhiều value và tăng trưởng mạnh? 

Nhìn theo một hướng khác blockchain một phần nào đó cũng có thể coi là một protocol:

  • Chúng là nền tảng để các dapps phát triển.
  • Có yếu tố tạo ra lợi nhuận từ token.

Do đó càng nhiều dapps phát triển ⇒ Càng nhiều giá trị đổ vào ⇒ Token tăng ⇒ Khuyến khích càng nhiều dapps phát triển ⇒ … 

Theo Fat Protocol thesis, Protocol là nơi nhận về nhiều giá trị hơn trong thị trường Crypto. Tuy nhiên thị trường Crypto là một thị trường rộng với nhiều nhánh phát triển khác nhau, mỗi một nhánh sẽ yêu cầu các yếu tố khác nhau để tăng khả năng thành công cho dự án. Phía dưới mình sẽ giới thiệu với anh em một thesis dành cho thị trường DeFi - Baseplate thesis.

Baseplate Thesis là gì?

Baseplate thesis là thesis được leverage từ Fat Protocol Thesis dành cho DeFi, theo đó các dự án capture nhiều value nhất là những protocol nền tảng và có nền kinh tế mở. Điểm khác biệt chính giữa Baseplate thesis và Fat Protocol thesis nằm ở chỗ thay vì tập trung vào việc để giá trị đổ về Protocol nhiều hơn là Application, Baseplate thesis tập trung vào việc tìm ra các protocol có nền kinh tế mở và có giá trị kỳ vọng để quản lý protocol cao (governance desirability).

Từ Application lên Protocol

Để anh em có thể hình dung rõ hơn về Baseplate thesis, mình sẽ lấy ví dụ về Curve Finance. Một dự án thành công và đã tạo nhiều tiếng vang trong cộng đồng thời gian qua. Nếu anh em nhìn theo một góc nhìn khác, Curve có nhiều đặc điểm giống với một protocol.  

Sự tương đồng của Ethereum và Curve: 

  • Ethereum: Là nền tảng để vận hành các decentralized smart contract protocol và có nền kinh tế khiến bên khác (miners) cạnh tranh để mang về lợi ích cho bản thân.
  • Curve: Là AMM và có nền kinh tế để bên khác (Yearn,Convex,...) cạnh tranh để mang về lợi ích cho bản thân.

Bằng việc không tập trung vào giá mà tập trung vào sức ảnh hưởng, Curve đã tạo ra một nền kinh tế mở từ đó trở thành baseplate để các mảnh legos khác phát triển bên trên. 

Nền kinh tế khép kín vs Nền kinh tế mở

  • Nền kinh tế khép kín (Closed-loop Economy): Các dự án closed-loop là dự án chỉ tập trung incentive cho chính nền kinh tế của mình.
  • Nền kinh tế mở (Open-Loop Economy): Các dự án tạo ra incentive cho các dự án khác phát triển nền kinh tế của họ.

Phía dưới là bảng so sánh nền kinh tế của Sushi (một dự án có Closed-loop) và Curve (một dự án có Open-loop).

Ta có thể thấy là hai nền kinh tế có nhiều điểm chung từ stake token để nhận xToken, veToken cho đến việc lock, use case governance và chia sẻ doanh thu.

Điểm khác biệt chính nằm chỗ:

  • Sushi không có yếu tố để các dự án khác cạnh tranh để sở hữu token của mình, token chỉ được incentive cho pool được xét duyệt bởi team Sushi.
  • Ngược lại với Curve, việc có cơ chế boosting và gauges đã tạo incentive để các dự án tranh dành veCRV nhằm tối đa yield cho nền tảng của mình (Governance desirability).

Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động Curve Finance

Chỉ một yếu tố nhỏ trong việc thiết kế mô hình đã tạo ra động lực để Curve có thể thu hút những dự án khác phát triển phía trên từ đó thu hút được một lượng lớn giá trị đổ về cho bản thân. 

Tổng kết lại dự án được coi là một baseplate khi có nhiều dự án vệ tinh xung quanh, và tích hợp chúng vào trong economy của mình. Baseplate tạo ra giá trị chứ không cạnh tranh để dành nhiều giá trị cho bản thân.

Dự phóng về Baseplate Thesis

Tương tự Fat Protocol Thesis, với Baseplate Thesis, protocol thu hút được nhiều giá trị hơn là application. Mấu chốt để các DeFi App trở thành một protocol nằm ở việc thiết kế một nền kinh tế mở và khuyến khích các dự án tham gia, cạnh tranh để thu hút được nhiều giá trị nhất từ nền kinh tế đó. Khả năng cao trong tương lai, sẽ có nhiều dự án chuyển dịch để trở thành một Baseplate.

Trở thành protocol mang lại lợi ích lớn nhưng để một application trở thành một protocol là rất khó khăn. Fat Protocol Thesis đã mất 6 năm để được công nhận rộng rãi, từ lý thuyết đến thực tế có một khoảng cách lớn và yêu cầu chúng ta cần có một đánh giá đúng về tình hình hiện nay.

Ở case study về Curve, bản thân dự án có thể xem là nguồn yield chính của DeFi trên Ethereum, volume giao dịch và TVL của Curve luôn ở top đầu. Với một thiết kế tokenomics khác biệt đã khiến Curve may mắn trở thành dự án được chọn và xuất hiện dần các dự án vệ tinh. 

Các dự án vệ tinh của Curve cũng là những dự án thuộc top đầu và đã có một lượng người dùng lớn cho mình, tiêu biểu có thể kể đến như Yearn, Convex, Frax…

Một case khác tương tự cũng rất thú vị mà mình thấy được ở hệ Solana, Solana có nhiều dự án có các vệ tinh build xung quanh. Mục đích nhằm tối ưu nguồn yield cho người dùng và họ có thể làm nhiều tác vụ trong một hệ sinh thái của dự án. 

Tuy nhiên nhìn vào kết quả hiện tại ta có thể thấy kết quả hiện tại không quá tốt. Lý do cho điều này nằm ở:

  • Solana hiện tại không thu hút được dòng tiền.
  • Các dự án phát triển theo hướng một hệ sinh thái hài hoà, thiếu sự cạnh tranh (thứ mà Yearn, Convex,... làm ở thời gian đầu).
  • Còn nhiều dự án chưa ra token ⇒ chưa hoàn thiện Ponzinomic.

Do đó để một baseplate thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Blockchain phải có được dòng tiền khỏe mạnh.
  • Bản thân dự án cũng cần chiếm một thị phần đáng kể.
  • Có một nền kinh tế mở khuyến khích các dự án khác phát triển ở trên và tranh giành giá trị của protocol.

Lời kết

Fat protocol thesis đã chứng minh tính đúng đắn ở một góc độ nào đó. Tuy nhiên với bối cảnh thị trường đang phát triển không ngừng ta sẽ cần nhiều chi tiết hơn để có thể tìm chính xác nơi thu hút được nhiều giá trị nhất trong mỗi nhánh của Crypto. Với DeFi, Baseplate thesis là một thesis mình đánh giá cao tuy vẫn còn nhiều yếu tố cần phải hoàn thiện.

Với một không gian luôn tiến hóa và phát triển nhanh như DeFi, việc có một nền kinh tế mở mang lại giá trị kỳ vọng lớn hơn so với một nền kinh tế khép kín (thứ mà hầu hết các dự án đang áp dụng hiện nay). Những nhánh khác của Crypto cũng sẽ yêu cầu một nền kinh tế phù hợp với chúng để có thể trở nên nổi bật và capture nhiều value nhất cho mình. 

Nguồn tham khảo:

RELEVANT SERIES