Dự phóng thị trường Crypto năm 2022 cùng Coin98
2021 là một năm rực rỡ của Crypto với sự tăng trưởng gần như về mọi mặt từ vốn hoá, số lượng dự án, số lượng người dùng,... Chắc hẳn với những anh em tham gia thị trường được một khoảng thời gian thì đều đã có cho mình những cảm xúc khác nhau vui có, buồn có. Tuy nhiên dù trải nghiệm có thể khác nhau nhưng điều quan trọng là bản thân anh em đang nhìn nhận thị trường như thế nào và đã rút ra những kinh nghiệm gì cho bản thân.
Và để chuẩn bị cho năm 2022, đội ngũ researcher Coin98 xin gửi tới anh em một phần quà đó chính là bài viết dự phóng thị trường Crypto năm 2022. Bài viết là kết tinh từ nhiều researcher của Coin98 phụ trách nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ tổng hợp và chia sẻ cho anh em các góc nhìn về thị trường bao gồm:
- Những tác động của nền kinh tế bên ngoài Crypto tác động tới Crypto.
- Những trend có khả năng cao sẽ bùng nổ trong 2022.
- Những mô hình triển vọng có thể tiếp tục phát triển trong 2022.
Hy vọng những góc nhìn từ vĩ mô tới vi mô này của team sẽ giúp anh em có thể nắm rõ tình hình thị trường và tìm ra được hướng đi đúng để có thể kiếm được lợi nhuận lớn trong năm nay. Bài viết khá dài và nhiều chi tiết, anh em nên có một quyển sổ để note lại những ý cần thiết cũng như các câu hỏi liên quan, đội ngũ Coin98 rất sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của anh em.
Giờ thì cùng bắt đầu nhé!
Nhìn lại thị trường Crypto năm 2021
2021 là một năm bùng nổ của Crypto với sự tăng trưởng về mọi mặt từ:
- Vốn hoá thị trường từ 700 tỷ lên hơn 2,300 tỷ - theo Coingecko.
- Giá trị tài sản khoá của DeFi từ vỏn vẹn 18 tỷ đã có lúc đạt hơn 255 tỷ, một mức tăng trưởng cực kỳ kinh khủng - Nguồn DeFiLlama.
- Số lượng nhà phát triển cũng tăng vọt.
- Số lượng công ty, tập đoàn và thậm chí là các quốc gia chấp nhận sử dụng Crypto ngày càng nhiều, tiêu biểu là Telsa của tỷ phú Elon Musk chấp nhận việc thanh toán bằng bitcoin, Micro Strategy công khai ủng hộ và tích luỹ BTC và nổi bật là việc nước Elsavador phê chuẩn việc chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin trong phạm vi quốc gia.
Crypto từ một lĩnh vực nhỏ đang dần tiếp cận tới một lượng lớn người dùng và từng bước được chấp thuận trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Với đà phát triển như hiện tại, ta hoàn toàn có thể có một cái nhìn tích cực với sự phát triển dài hạn của Crypto và những gì nó có thể mang lại trong tương lai.
Ở phần dưới, Coin98 sẽ phân tích và dự phóng về thị trường Crypto năm 2022 từ vĩ mô tới vi mô.
Nền kinh tế bên ngoài Crypto tác động như thế nào tới Crypto trong 2022?
From: Researcher Đức Đinh
“Xin chào anh em, mình là Đức Đinh - một Writer và Researcher của Coin98 Insights. Do mình cũng là một người hay cập nhật các thông tin và kiến thức trên thị trường truyền thống, vì thế trong phần này mình sẽ mang lại cho anh em một vài góc nhìn dự phóng từ thị trường này.
Crypto hiện nay đã đi sâu vào nhiều khía cạnh của nền kinh tế. Vì vậy các ảnh hưởng ngược lại của nền kinh tế tới Crypto là điều tất yếu. Do vậy, rất hy vọng, góc nhìn của mình sẽ giúp ích cho anh em trong quá trình đầu tư cũng như nhận diện ra các xu hướng mới trong năm 2022.”
Chấp nhận hay không chấp nhận Bitcoin và Crypto?
Trước khi đi sâu vào phân tích cũng như đưa ra những dự phóng của cá nhân thì anh em hãy cùng mình phân tích về mức độ phổ cập của Crypto hiện nay.
Lịch sử đã chứng minh điều gì?
Khi đầu tư vào thị trường Crypto, chắc hẳn đây sẽ là mối quan tâm cũng như là rủi ro lớn nhất đối với anh em. Tuy nhiên trải qua hơn 10 năm phát triển thì có thể nói rằng, hiện tại Bitcoin nói riêng và Crypto nói chung đã và đang dần có được vị thế trên nhiều lĩnh vực.
Đầu tiên, xét về mức độ tăng trưởng vốn hoá thị trường, Crypto trong năm 2021 đã có mức tăng trưởng 383% so với năm 2020.
Ngoài ra, nếu chúng ta nhìn với một góc nhìn rộng hơn, thị trường Crypto ban đầu chỉ vỏn vẹn một mình Bitcoin thì giờ đây đã bao gồm rất nhiều các loại Coin, Token khác nhau.
Mức vốn hoá của thị trường khi đạt đỉnh thậm chí chạm tới mốc $3,000B.
Ngoài ra, chúng ta còn rất nhiều điểm đáng chú ý khi nói tới sự phổ biến ngày càng rộng rãi hơn của Bitcoin và Crypto như:
- Sự tham gia đến từ nhiều nhà đầu tư tổ chức trên thị trường tài chính truyền thống. Cùng với đó, chúng ta cũng chứng kiến những nhà đầu tư cá nhân với tài sản lớn có xu hướng phân bổ một phần vào thị trường này.
- Các quỹ Bitcoin ETF được chấp nhận tại Mỹ - thị trường tài chính lớn nhất trên toàn cầu.
- Chúng ta cũng đã bắt đầu thấy các quốc gia chấp nhận Bitcoin điển hình như El Salvador. Hiện tại, ở các quốc gia khác (ngoài Trung Quốc) vẫn còn những tranh cãi khác nhau về Crypto, tuy nhiên họ cũng đã cởi mở hơn rất nhiều so với trước đây.
- …
Hơn nữa, với sự nổi lên của những Trend như NFTs, Play to earn, Metaverse,... trong khoảng thời gian nửa cuối năm 2021 thì chúng ta đã và đang thấy các làn sóng về ứng dụng của Crypto (đặc biệt là NFTs) trong thực tiễn đời sống.
Như vậy, trải qua một quá trình phát triển, có thể khẳng định rằng Crypto hiện tại đang dần tiến tới Mass Adoption, được phổ cập cũng như ứng dụng ngày càng rộng rãi.
Dù chúng ta không thể chắc chắn được rằng trong tương lai điều gì sẽ xảy ra. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu từ lịch sử, những gì đang diễn ra hiện tại thì xu hướng này sẽ tiếp tục diễn biến trong tương lai cùng với sự phát triển dài hạn của thị trường.
Vẫn còn đó sự bất ổn trong quá trình phát triển
Thứ nhất, dù đã được phổ cập cũng như chấp nhận rất rộng rãi, tuy nhiên Crypto vẫn gặp phải rất nhiều sự cản trở đặc biệt đến từ các nhà lập pháp. Điều này làm chậm lại quá trình phát triển của thị trường cũng như gây ra rất nhiều sự hoang mang và lo ngại cho nhà đầu tư.
Đầu tiên phải kể đến sự ngăn cản từ phía các nhà lập pháp, đặc biệt là từ phía Trung Quốc. Cho tới nay, các hoạt động liên quan đến Crypto như Mining, giao dịch, đầu tư,... ở Trung Quốc đều không được chấp nhận.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây Ngân hàng Trung ương Nga cũng đã đề xuất về việc cấm Crypto trên lãnh thổ nước này. Tuy chưa đưa ra quyết định chính thức nhưng điều này cũng gây nên một mối lo ngại về việc Crypto không thể tiếp cận một cách chính thức trên lãnh thổ nước Nga.
Ngoài ra, điều này cũng làm cho thị trường đặt ra một câu hỏi về xu hướng các quốc gia tiếp tục đàn áp Crypto như Trung Quốc đã làm?
Thứ hai, nếu xét trên phương diện đầu tư thì Bitcoin đã được coi là “Vàng kỹ thuật số”, một loại tài sản đã chứng minh mức độ hiệu quả về hiệu suất đầu tư trong những thời điểm nền kinh tế bất ổn (đặc biệt là giai đoạn 2020 - 2021 với đại dịch Covid-19).
Đọc thêm: Bitcoin có phải lời giải hoàn hảo cho bài toán lạm phát?
Chính vì là một lớp tài sản mới nên Bitcoin và Crypto hiện đang được đón nhận bởi rất nhiều các nhà đầu tư trên thị trường tài chính truyền thống như một phương tiện để đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Tuy nhiên trong một báo cáo gần đây từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại không cho rằng là như vậy.
Theo IMF, Crypto hiện nay có mức độ tương quan ngày càng chặt chẽ và có xu hướng di chuyển cùng chiều với thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, hiện tại đây không phải là một lớp tài sản hiệu quả trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư (theo những lý thuyết về đầu tư và đa dạng hóa danh mục trong thị trường tài chính truyền thống).
Với việc ngày càng có sự gia nhập của các tổ chức truyền thống với những tư duy và phương pháp đầu tư cổ điển thì xu hướng kể trên diễn ra là hoàn toàn hợp lý.
Và hậu quả sẽ khiến Crypto sẽ dần dần mất đi tính chất mới trong phương diện là một lớp tài sản (ngoài các tài sản đầu tư truyền thống như bất động sản, chứng khoán, hàng hoá,...). Điều này dẫn đến sự suy giảm trong việc thu hút dòng tiền mới gia nhập thị trường.
Thứ ba, các ứng dụng trong nền kinh tế của Blockchain trong bối cảnh hiện tại vẫn còn khá khiêm tốn. Dẫn đến người ta chỉ xem Crypto như một công cụ đầu cơ với rủi ro lớn ⇒ Dòng tiền trong thị trường trở nên không bền vững.
⇒ Nhìn chung, hiện tại Crypto vẫn còn những vấn đề khiến chúng ta phải đặt ra nhiều câu hỏi về tiềm năng tăng trưởng cũng như sự chấp nhận rộng rãi trong tương lai.
Tuy nhiên mình vẫn khá lạc quan với một tương lai Crypto được phổ cập rộng rãi. Trong tương lai chúng ta sẽ vẫn sẽ nghe thấy nhiều các tin tức tiêu cực về Crypto xoay quanh các vấn đề như:
- Tính pháp lý không rõ ràng.
- Quá rủi ro để là một tài sản đầu tư.
- Mức độ an toàn của Blockchain chưa được kiểm chứng.
- Lượng phát thải quá lớn.
- Không có giá trị nội tại.
- ….
Nhưng dường như các câu hỏi kia vẫn đang được các Crypto Builders dần dần giải đáp và chứng minh. Điều quan trọng đó là chúng ta có chấp nhận rủi ro và tin tưởng họ để có được mức lợi nhuận lớn hay không? Mình sẽ đưa ra một vài ví dụ để củng cố hơn luận điểm này:
Thứ nhất nếu xét về tính pháp lý, hiện nay Crypto đã được chấp nhận tại nền kinh tế lớn nhất trên thế giới là Mỹ. Ngoài ra, Ấn Độ và EU cũng đã có những quy định điều chỉnh trong lĩnh vực này.
Về phía Nga, dù có đề xuất từ NHTW về việc cấm Crypto nhưng đó vẫn chỉ là đề xuất và thậm chí chúng ta không còn quá lo ngại khi tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng chấp nhận Crypto.
Dù sẽ có các quy định khắt khe hơn về thuế, KYC,... để kiểm soát chặt chẽ hơn thị trường này nhưng tính Decentralized vẫn sẽ được đảm bảo (vụ kiện giữa SEC và Do Kwon là minh chứng).
Xét về việc có phải là một tài sản để đa dạng hóa danh mục đầu tư hay không thì hoàn toàn có thể. Như anh em có thể thấy trong giai đoạn từ khoảng tháng 10 - 12/2021 khi BTC đang trong xu hướng giảm thì vẫn có những đồng có hiệu suất ấn tượng có thể kể tới như LUNA.
Ngoài ra, trong giai đoạn BTC đi ngang trong tháng 5 - 7/2021 thì cũng đã có những tài sản thuộc lớp Gaming, Play to earn điển hình là AXS với mức tăng trưởng ấn tượng bất chấp các tin tức tiêu cực từ Bitcoin.
⇒ Rất nhiều lớp tài sản Crypto với những xu hướng khác nhau (không phụ thuộc vào Bitcoin) sẽ khiến cho danh mục đầu tư được đa dạng hoá và giảm thiểu rủi ro.
Tóm lại trong năm 2022, anh em có thể sẽ tiếp tục sẽ phải nghe thấy các tin tức FUD về Crypto với các lý do kể trên. Nhưng dần dần các tin tức đó sẽ ít gây ảnh hưởng và hoảng loạn đối với thị trường hơn.
Đồng thời, xu hướng Mass adoption sẽ được các Crypto Builders tiếp tục tạo nên dựa trên những nền tảng và nguồn lực vững chắc.
Các tác động từ thị trường tài chính truyền thống
1. Chính sách tiền tệ của FED và các NHTW sẽ gây tác động tiêu cực tới Crypto
Đầu tiên phải kể tới các tác động của của những tổ chức có khả năng điều khiển dòng tiền trên thị trường, đó là FED và các ngân hàng trung ương. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang dần mở cửa trở lại thì câu chuyện lạm phát dưới tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng của các NHTW trở thành một vấn đề nóng.
Mức độ tăng trưởng lạm phát của Mỹ cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây khiến FED đã đưa ra một lộ trình tăng lãi suất và cắt giảm các chính sách tiền tệ nới lỏng (hay hạn chế “bơm tiền" ra thị trường) để ổn định lại lạm phát.
Anh em có thể tìm đọc bài viết Góc nhìn về thị trường Crypto sắp tới sau quyết định của FED tại kỳ họp tháng 12/2021 để có thêm thông tin về kế hoạch của FED trong năm 2022.
Theo đó, nhiều khả năng trong năm 2022, xu hướng lãi suất từ FED sẽ tiếp tục gia tăng và điều này khiến cho dòng tiền vĩ mô sẽ có sự điều chỉnh, cụ thể là:
- Việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng tới dòng tiền, chuyển dịch từ các tài sản rủi ro sang các tài sản có mức độ an toàn cao hơn.
- Điều này đặc biệt ảnh hưởng tới các cổ phiếu nghệ và tài sản số như Crypto do hưởng lợi nhiều từ dòng tiền “rẻ” trên thị trường.
- Hơn nữa, hiện nay nền kinh tế đang hồi phục trở lại sẽ kéo theo nhiều công ty có sự hồi phục về lợi nhuận sẽ khiến cho dòng tiền có nhiều sự lựa chọn hơn.
- Tiền “rẻ" ít đi và nhiều lựa chọn đầu tư hơn sẽ gây ra các tác động tiêu cực và nhiều khả năng sẽ khó có sự bùng nổ về giá như chúng ta đã thấy trong giai đoạn 2020 - 2021.
Theo xu hướng của FED, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn cầu cũng được dự phóng sẽ tăng lãi suất trong năm 2022, đặc biệt với khu vực Liên minh châu Âu EU (do lạm phát cũng là một vấn đề nóng tại khu vực này).
Do hiện tại chúng ta cũng đã thấy khá nhiều các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường tài chính truyền thống, các công ty đại chúng, các nhà đầu tư cá nhân với tài sản lớn,... tham gia vào Crypto. Vì thế nên xu hướng tăng lãi suất này sẽ khiến cho Crypto - tài sản được các đối tượng trên đánh giá là “rủi ro" có thể tăng trưởng mạnh như giai đoạn 2020 - 2021.
Hơn nữa, như mình đã đề cập bên trên, theo IMF, Crypto hiện nay có mức độ tương quan khá cao với thị trường chứng khoán do đó các đối tượng kể trên rất có thể sẽ áp dụng những lý thuyết đầu tư cổ điển với thị trường này.
Và điều đó khiến cho việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng không tích cực tới thị trường Crypto trong năm 2022.
2. Sự tham gia của các ngân hàng thương mại dưới nhiều hình thức
Tuy các chính sách tiền tệ từ các ngân hàng trung ương gây ra ảnh hưởng khá tiêu cực cho thị trường, nhưng khi nhìn vào thị trường Crypto hiện tại có một vài điểm khá đáng chú ý:
- Thu hút được nhiều nhà đầu tư mới trên thị trường truyền thống.
- Thanh khoản cao kèm khối lượng giao dịch lớn.
- Rất nhiều các sản phẩm liên quan tới thanh toán với sự phát triển của thị trường Stablecoin.
- Crypto đã trưởng thành hơn rất nhiều với nhiều ứng dụng khác nhau.
- Các vấn đề pháp lý đang dần được hoàn thiện khiến mức độ phủ sóng của Crypto được rộng rãi hơn.
Với các đặc điểm trên, có thể thấy thị trường Crypto là một miếng bánh “béo bở" để cho các ngân hàng mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, xu hướng tham gia của các ngân hàng vào thị trường Crypto đang dần được hình thành, trong năm 2022, nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy những động thái rõ ràng hơn nữa có thể kể tới như:
- Các ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ đầu tư Crypto trực tiếp trên tài khoản.
Sự hứng thú với Crypto ngày một gia tăng sẽ khiến cho các ngân hàng tích hợp các dịch vụ đầu tư, mua bán Crypto trực tiếp trên tài khoản của khách hàng. Sở dĩ có khả năng cho việc này xảy ra bởi vì đây là một chiến lược để thu hút thêm khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đó.
Hơn nữa, hiện tại xu hướng này cũng đã và đang diễn ra trong năm 2021, một vài cái tên có thể kể tới như Morgan Stanley, JPMorgan, Wells Fargo, Goldman Sachs,... đã cho phép khách hàng có thể tiếp cận được với Bitcoin. Tuy không phải tất cả các khách hàng phổ thông được cho phép sử dụng nhưng đây là những dấu hiệu đầu tiên chuẩn bị cho xu hướng sắp tới.
- Cung cấp thêm các sản phẩm tiết kiệm và đầu tư thông qua DeFi.
DeFi cung cấp một mức lợi suất rất lớn nếu so với các sản phẩm của ngân hàng như tiết kiệm hay bảo hiểm. Do đó, bước tiếp theo sau khi các dịch vụ đầu tư Crypto trực tiếp trên tài khoản ngân hàng xuất hiện sẽ là giúp khách hàng của mình tiếp cận với DeFi.
Các dịch vụ ban đầu có thể chỉ đơn giản như gửi tiết kiệm ở các nền tảng Lending uy tín như Maker DAO, AAVE hay Compound. Về sau có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như Staking, Yield Farming,...
- Cho phép Lending thông qua các loại tài sản số.
Bên cạnh tiếp cận DeFi, các sản phẩm Lending thông qua các tài sản số cũng sẽ được các ngân hàng phát triển do hiện tại tính pháp lý của Crypto cũng đang dần được hoàn thiện và thanh khoản thị trường hiện tại cũng khá lớn.
Tài sản như Bitcoin khi khách hàng gửi tiết kiệm có thể được ngân hàng đem đi gửi trong các nền tảng Lending, hoặc có thể cho các tổ chức khác như CME vay để phục vụ cho việc phát hành các hợp đồng tương lai Bitcoin. Từ đó thu về thêm lợi nhuận cho khách hàng cũng như cho ngân hàng.
Các dự phóng kể trên hoàn toàn có khả năng xảy ra do:
- Khung pháp lý dần được hoàn thiện.
- Đã có những tổ chức tài chính trên thị trường truyền thống thử nghiệm điều này.
- Nhu cầu thực sự từ khách hàng (anh em có thể tham khảo một bài báo của Forbes về vấn đề này tại đây).
- Các công ty thanh toán như PayPal, MasterCard,... đang đi rất nhanh trong việc phát triển các lĩnh vực liên quan tới Crypto để thu hút khách hàng.
Và kết quả sẽ khiến cho dòng tiền được đổ thêm vào thị trường, mức độ phủ sóng cũng rộng hơn.
3. Các quỹ đầu tư truyền thống sẽ quan tâm tới nhiều loại tài sản khác nhau ngoài BTC và ETH.
Hiện nay theo thống kê từ Coinshare (cập nhật vào 28/01/2022), hiện tại số lượng tài sản đang được quản lý bởi một số quỹ đầu tư nổi bật trên thị trường đang khoảng ~$47B.
Trong list này anh em có thể thấy ngoài BTC và ETH (chiếm tỷ trọng lớn nhất) thì cũng có sự xuất hiện của các đồng Altcoin khác. Tuy tỷ trọng còn khá nhỏ (khoảng 10.5%) nhưng đây cũng là dấu hiệu cho thấy các quỹ bắt đầu có sự tìm hiểu và đầu tư với các Altcoin khác.
Trong năm 2021 chúng ta cũng đã chứng kiến rất nhiều các đồng với mức vốn hoá lớn trên thị trường có mức độ tăng trưởng cao vượt trội so với BTC và ETH.
Điều này sẽ tiếp tục tạo ra sự hứng thú cho các quỹ đầu tư để tìm hiểu và ra mắt các sản phẩm cũng như đầu tư vào các đồng khác ngoài BTC và ETH.
4. Một vài điểm nhấn đáng chú ý khác
Ngoài ra, một vài điểm nhấn khác trên thị trường tài chính anh em cũng nên lưu ý trong năm 2022 như:
- Sự tăng tốc và có thể là IPO của các công ty CeDeFi. Điển hình là các sàn giao dịch như FTX, Crypto.com, Coinbase,... hay các công ty thanh toán như Circle (USDC). Đây sẽ là các cơ sở để phục vụ cho sự bùng nổ mạnh mẽ của Crypto.
- Các ETF Spot liên quan tới thị trường Crypto có thể vẫn sẽ khó đạt được ít nhất cho đến hết 6 tháng đầu năm 2022. Tính đến nay SEC đã từ chối rất nhiều đơn thành lập ETF Spot của các quỹ đầu tư Valkyrie, Vaneck, Fidelity, … ⇒ Khả năng cao chúng ta vẫn chưa thể sớm thấy các sản phẩm ETF Spot với thị trường Crypto.
- Các vấn đề xoay quanh tính minh bạch của Tether (USDT) và các Centralized Stablecoin khác sẽ cản trở sự phát triển của các công ty trong mảng này. Và đây cũng là cơ hội để các Decentralized Stablecoin phát triển ⇒ USDT có thể sẽ bị vượt qua sớm trong năm 2022 và thị phần Stablecoin của các Centralized Stablecoin sẽ bị thu hẹp.
Xu hướng dịch chuyển của nền kinh tế
1. Dịch bệnh đang dần được kiểm soát
Biến số lớn nhất trong giai đoạn 2020 - 2021 của nền kinh tế toàn cầu đó chính là tác động của dịch bệnh Covid-19 gây ra rất nhiều khó khăn. Chuỗi cung ứng đứt gãy, nền kinh tế trì trệ, tình trạng thất nghiệp và lạm phát gia tăng tại nhiều quốc gia,...
Bước vào năm 2022, tình hình dịch bệnh trên toàn cầu dường như khả quan hơn rất nhiều. Thực tế khi mình quan sát, khi bị nhiễm bệnh thì hầu hết những người được tiêm chủng đầy đủ vắc xin sẽ không có triệu chứng nặng khiến cho hệ thống y tế không bị quá tải.
⇒ Thế giới sắp bước sang bối cảnh “bình thường mới" hoàn toàn, các nền kinh tế đang dần mở cửa trở lại, miễn dịch cộng đồng được thiết lập. Một vài số liệu cũng đang nói lên được điều này.
Số lượng ca nhiễm trên toàn cầu tăng những xu hướng số ca tử vong lại giảm.
Điều này sẽ khiến một vài trend trên thị trường Crypto hưởng lợi từ dịch bệnh sẽ ít được chú ý phát triển hơn đặc biệt là mảng Gaming và Play to earn. Khi giờ đây người dân sẽ đi làm trở lại và thu nhập cũng dần hồi phục.
Đây cũng sẽ là một khoảng thời gian để các tựa game thực sự chất lượng có thêm thời gian để phát triển để có sự hoàn thiện tốt nhất cho sự bùng nổ trong tương lai.
Ảnh hưởng của việc mở cửa nền kinh tế trở lại kết hợp với lãi suất gia tăng sẽ làm hạn chế dòng tiền đổ vào thị trường Crypto (do giờ đây người dân có nhiều thứ để chi tiêu hơn). Nhưng hiện nay, với sự phổ cập rộng rãi thì khi trong dài hạn, khi người dân có thu nhập gia tăng thì họ cũng sẽ tiết kiệm và đầu tư một phần vào trong thị trường này.
2. NFT tiếp tục được phổ cập trong năm 2022
NFT trong năm 2022 vẫn sẽ tiếp tục là chủ đề nóng (đặc biệt trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm).
Chỉ số Google Trend về từ khoá NFT cũng đang trong một xu hướng tăng rất mạnh ⇒ Mọi người đang có xu hướng tìm hiểu rất nhiều.
Xu hướng này sẽ tiếp tục nóng trong thời gian tới dưới sự tác động của việc các công ty hiện nay đang ứng dụng NFTs rất nhiều vào các sản phẩm và dịch vụ của mình, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang. Một vài ví dụ mình có thể kể đến như:
- Nike mua lại một Start-up về NFT là RTFKT cùng với các động thái ra mắt các bộ sưu tập NFT của riêng mình.
- Louis Vuitton ra mắt bộ sưu tập NFT và thu về hàng triệu USD doanh số.
- Twitter cũng đã cho phép sử dụng NFT để làm avatar cho account.
- Tiktok đang có động thái xem xét ứng dụng NFT trong mạng xã hội của mình.
- Opensea, một NFT Marketplace cũng đã được định giá lên tới $13.3B.
- …
NFT sẽ là nền tảng để các công ty kể trên hướng tới phát triển Metaverse, những vũ trụ ảo để gia tăng trải nghiệm của khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ liên quan.
Do vậy, bên cạnh NFT thì Metaverse cũng sẽ là một từ khoá hot trở lại đối với thị trường Crypto trong năm 2022. Tuy nhiên, không phải bất kỳ dự án nào cũng có đủ khả năng để xây dựng concept này.
Vì vậy, trong mảng Metaverse đối với thị trường Crypto, nhiều khả năng sẽ chỉ có một vài cái tên thực sự nổi bật chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên cơ hội vẫn sẽ còn rất nhiều đối với các dự án được phát triển trên những Leaders đó.
Ngoài ra, đối với metaverse thì xu hướng sở hữu những cơ sở hạ tầng trong đó như đất đai, tư liệu sản xuất,... cũng sẽ trở nên nóng và tạo nên những làn sóng đầu cơ mạnh.
Đọc thêm: Thế giới Metaverse - Khoa học viễn tưởng hay giấc mơ sắp thành hiện thực?
Tóm lại
Nhìn chung, theo góc nhìn của mình, năm 2022 sẽ là một năm BTC khó có khả năng tăng trưởng mạnh do các tác động từ chính sách tiền tệ của FED và các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
Tuy khó tăng trưởng mạnh ở các đồng có vốn hoá lớn nhưng chúng ta vẫn có thể tìm thấy các cơ hội ở các lớp tài sản Crypto khác, đặc biệt với NFT và Metaverse. Tuy nhiên, các cơ hội kiếm tiền dễ dàng sẽ rất ít trên thị trường, thay vào đó những dự án thực sự chất lượng sẽ chiếm Spotlight đòi hỏi anh em cần có kiến thức và hiểu cuộc chơi hơn nữa.
Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để các Builders tiếp tục xây dựng và tiếp tục phổ cập Crypto rộng rãi hơn nữa. Sự phổ cập này có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Chúng ta cũng sẽ chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ hơn của nhiều “tay chơi" mới, đó là các ngân hàng, tổ chức đầu tư, thậm chí là các công ty đại chúng với những ứng dụng Crypto vào thực tiễn.
Trong ngắn hạn, dịch bệnh được kiểm soát, việc làm quay trở lại đi kèm với chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ không phải là môi trường lý tưởng để dòng tiền đi mạnh vào Crypto. Nhưng trong dài hạn, khi thu nhập gia tăng cộng với sự phổ biến rộng rãi sẽ khiến dòng tiền đổ vào thị trường một cách bền vững hơn.
Những trend có khả năng cao sẽ bùng nổ trong 2022
From: Researcher Duy Nguyễn
“Xin chào anh em mình là Duy Nguyễn, hiện đang làm writer và researcher cho Coin98 Insights. Mảng mà mình tập trung liên quan đến việc tìm kiếm, nghiên cứu và phân tích những keywords mới trong thị trường như DeFi 2.0, Interactive NFT, Web 3.0,... Bối cảnh của thị trường Crypto đang ngày càng đổi mới, và ta cần liên tục cập nhật kiến thức để có thể bắt kịp và không bỏ lỡ cơ hội cho bản thân.”
“DeFi vẫn là nhánh nhận được nhiều sự chú ý và có tốc độ phát triển nhanh nhất Crypto" - Duy vào vài tháng trước.
Chắc hẳn nếu anh em tham gia thị trường được một thời gian thì đều hiểu về DeFi và tiềm năng của chúng. Bản thân mình cũng đã bị cuốn theo cơn hype đó và chỉ tập trung nhiều vào nhánh DeFi.
Và kết quả…
Nhìn tổng thể ta có thể thấy hầu hết các token DeFi hàng đầu đều có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn ETH. Hay nói cách khác nếu ngay từ đầu chúng ta chỉ đầu tư vào ETH và không đầu tư vào những token DeFi hàng đầu thì mức lãi chúng ta nhận về vẫn lớn hơn nhiều.
Ở mặt khác, dưới đây là bảng hiệu suất của top smart contract platforms. Hầu hết các hệ sinh thái đều có mức tăng trưởng tốt, đặc biệt là những hệ sinh thái như Binance Smart Chain, Solana và Avalanche với mức tăng cực kì kinh khủng.
Đây là một trong những bài học đắt giá nhất của mình trong năm 2021 khi đã bỏ mặc xu hướng thị trường và chỉ đầu tư vào những token mà mình nghĩ là mình hiểu và có tiềm năng. Việc không có một cái nhìn bao quát và chọn sai nhánh đầu tư từ thời điểm ban đầu đã khiến danh mục đầu tư của mình dù có tăng trưởng nhưng không nhiều, trong khi những anh em khác chọn đúng nhánh đầu tư vào các blockchain token thì làm ít công to.
Do đó để khởi đầu năm 2022, mình nghĩ rằng bản thân mình nói riêng và tất cả anh em nói chung nên xác định, tham khảo cho bản thân những nhánh đầu tư tiềm năng nhất để có thể chạm tới mức lợi nhuận cao hơn.
Ở phần dưới mình sẽ tổng hợp lại những dự phóng về năm 2022 từ nhiều cái tên trong thị trường Crypto cũng như góc nhìn của bản thân. Việc tổng hợp từ những bộ óc hàng đầu thị trường sẽ cho ta thêm các góc nhìn khác nhau về cơ hội đầu tư cũng như chuẩn bị được cho những điều có thể tới.
Lưu ý: Tất cả những thông tin dưới đây đều chỉ là những dự phóng của các cá nhân, anh em chỉ nên sử dụng để tham khảo và không coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là loại hình đầu tư mạo hiểm và bản thân chúng ta phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng tiền của bản thân.
Dưới đây là tổng hợp những dự phóng của những tên tuổi hàng đầu Crypto, anh em có thể tham khảo nhanh ở bảng hoặc click vào link dưới để tìm hiểu chi tiết về các dự phóng của họ trong năm 2022
Dựa vào bảng này, các trend có sự đồng thuận cao nhất bao gồm: DAO, Layer 2, NFT, Gaming, Bridge, Cross chain và DeFi 1.0. Tất cả các keyword trên và nhiều keyword trong bảng đều đã được nghiên cứu và trình bày trên Coin98, anh em có thể tham khảo để nắm tổng quan và hiểu thêm về cơ hội đầu tư.
Định hướng cho bản thân
Như đã nói ở trên, những dự phóng của những tên tuổi hàng đầu chỉ nên được xem là tư liệu để tham khảo. Với mình việc có một định hướng của chính bản thân là một trong những ưu tiên hàng đầu, điều này sẽ giúp giảm đi những tác động từ bên ngoài và cho dù có thua thì cũng sẽ rút ra được bài học cho bản thân.
Từ kinh nghiệm trong thời gian trải nghiệm thị trường mình có thiên hướng tìm kiếm cơ hội dựa trên những đặc tính sau:
- Thị trường luôn muốn một thứ gì đó mới.
- Những thứ đang có định giá quá cao sẽ giảm và thậm chí xuống thấp hơn giá trị thật.
- Những dự án có doanh thu thật, sản phẩm thật, cộng đồng thật sẽ tồn tại và phát triển.
Thị trường luôn muốn một thứ gì đó mới
Năm 2021 chứng kiến hàng loạt các trend lớn đã tạo ra những con sóng tăng trưởng nóng x10, x100 thậm chí x1,000 mà những người biết nắm bắt chắc hẳn đều đã thay đổi vị thế cho bản thân.
Tuy nhiên nếu như anh em liệt kê các trend lớn đã xảy ra của Crypto trong các năm trở lại đây thì sẽ thấy rằng hầu như các trend đều không lặp lại trong một thời gian ngắn.
Ví dụ: 2017 bùng nổ trend NFT với sự ra đời của Crypto Kitties thì phải đến tận 2021 ta mới thấy trend NFT bùng nổ trở lại với những câu chuyện mới và những dự án mới. Hay 2020 với sự bùng nổ của mùa hè DeFi thì ở năm 2021 DeFi lại là nhánh có tỷ suất lợi nhuận không quá cao.
Thị trường luôn muốn một thứ gì đó mới, một câu chuyện mới, những đột phá mới, mình không nói là những trend như NFT, Gaming hay các layer 1,... trong năm 2022 sẽ không tăng trưởng nhưng với mình, mình sẽ hạn chế đầu tư vào những dự án thuộc những xu hướng cũ và tìm những cơ hội mới cho bản thân.
Những mảng mới mà mình chú ý bao gồm:
- Các mảnh ghép cao hơn của DeFi như Options, Assets Management,...
- Bridge, Crosschain & Multi-chain.
- Hạ tầng trong Crypto.
- DAO.
- Những ứng dụng gắn với đời sống.
1. Các mảnh ghép cao hơn của DeFi
Mặc dù DeFi token tỷ suất lợi nhuận không cao trong năm 2021 nhưng ta không thể phủ nhận những tiến bộ vượt bậc mà nhánh này đạt được. TVL tăng trưởng chóng mặt bên cạnh đó là sự mở rộng của nhiều layer 1 như Solana, Avalanche, Luna hay các layer 2 như Optimism, Boba Network, Arbitrum,...
DeFi trong năm 2021 đã hoàn toàn thay đổi so với hồi đầu năm và mình tin tưởng đây vẫn là một trong những nhánh chủ đạo dẫn dắt sự phát triển của Crypto.
Ở thời điểm hiện tại hầu hết các blockchain vẫn còn ở giai đoạn khá sơ khởi, hầu hết tất cả chỉ có một vài mảnh ghép cơ bản của DeFi như Dex, Stablecoin,... Chỉ có một vài hệ sinh thái hiện tại đang đi trước và đã có những mảnh ghép ở tầng cao hơn cho hệ sinh thái của mình như Ethereum, Solana, Terra.
Sau một năm không ngừng phát triển, mình nghĩ rằng những dự án ở tầng cao hơn hiện chưa nhận được nhiều sự chú ý sẽ có nhiều cơ hội trong năm 2022. Tiêu biểu là các mảng như Derivative (giao dịch đòn bẩy, hợp đồng vĩnh cửu), Options (Hợp đồng quyền chọn) và Assets Management khi hiện đã có rất nhiều dự án ra mắt và thu hút người dùng ngày càng nhiều.
Để đánh giá một dự án ở các tầng cao hơn có tốt hay không, ta nên ưu tiên sử dụng sản phẩm. Trải nghiệm người dùng (chi phí, tốc độ, giao diện,...) đóng vai trò rất quan trọng để thu hút người dùng đặc biệt với các sản phẩm phức tạp. Việc dùng thử sản phẩm không chỉ giúp anh em đánh giá dự án mà còn giúp ta có cơ hội nhận retroactive nếu có trong tương lai. Các thông số tăng trưởng về lượng người dùng và khối lượng giao dịch,... cũng là yếu tố tiên quyết để đánh giá tốc độ phát triển của dự án.
2. Bridge, crosschain & Multi-chain
Rất rõ ràng ở thời điểm hiện tại, dòng tiền không chỉ tập trung ở Ethereum nữa, các blockchain hiện nay đều đã phát triển đến một mức độ nhất định và thu hút được một lượng người dùng đáng kể.
Vai trò của giao thương là tối quan trọng với mỗi quốc gia và điều này cũng đúng với blockchain. Và để phục vụ cho xu hướng tất yếu này các dự án làm về mảng Cross-chain bridge hoặc những dự án hỗ trợ nhiều chain sẽ là những dự án có tiềm năng tăng trưởng lớn.
3. Hạ tầng trong Crypto
“Xây nhà thì phải đóng cọc” và điều này đúng với cả Crypto, để ngôi nhà (các Dapps) có thể phát triển mạnh và được sử dụng rộng rãi thì nền móng (hạ tầng) của chúng phải thật vững chắc. Các vấn đề của hạ tầng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của những sản phẩm được phát triển phía trên.
Việc hiểu rõ những mảnh ghép hạ tầng trong Crypto sẽ không chỉ giúp chúng ta lý giải những vấn đề thường gặp trong quá trình tham gia vào thị trường Crypto mà còn giúp chúng ta dự phóng những hạng mục sẽ được phát triển tương lai, từ đó tìm kiếm được cơ hội đầu tư.
Hạ tầng trong Crypto là một nhánh rất rộng và mình sẽ gửi đến cho anh em bài viết phân tích ở phần sau. Nhưng anh em có thể hiểu hạ tầng (Infrastructure) là nền tảng để những thứ khác có thể phát triển ở phía trên. Trong Crypto, để có được những dapps ngày càng chất lượng và đột phá thì hạ tầng cũng cần phải phát triển song song bên cạnh những dapps đó.
4. DAO
DAO (Decentralized Autonomous Organization) là tổ chức tự trị phi tập trung. Khác với các tổ chức truyền thống (như Facebook, Google,...), bằng cách ứng dụng các bộ quy tắc được mã hóa bằng code, chúng có thể hoạt động một cách độc lập mà không cần sự can thiệp của con người.
DAO đang là xu hướng khi vấn đề Decentralized đang dần được đặt nặng hơn, ngày càng có nhiều model mới khuyến khích người dùng đóng góp vào DAO tạo ra một cuộc chơi mà cả hai bên đều được lợi. DAO nhận được nhiều nguồn lực để đẩy mạnh việc phát triển, người dùng cũng được chia sẻ nhiều lợi nhuận hơn.
Trong năm 2022, các DAO biết vận dụng nguồn lực nhất sẽ là điểm thu hút lượng lớn nhân tài, từ đó tạo ra một positive feedback loop và thúc đẩy sự phát triển chung.
5. Những ứng dụng gắn với đời sống
Đây là một nhánh mà khá ít người chú ý nhưng theo cái nhìn tổng quan của mình thì đang có tốc độ phát triển rất nhanh.
- Từ những ứng dụng nghe nhạc với sự thành công vượt trội của Audius.
- Những dự án làm về mảng Social như: Mirror, Kurobi.
- Những dự án làm về mảng thời tiết như: dClimate.
Theo quan sát của mình, có một làn sóng dịch chuyển lớn với ngày càng nhiều dự án truyền thống đang áp dụng Crypto vào sản phẩm, đây là một nhánh lạ và còn khá mới nhưng đáng để chúng ta theo dõi.
6. Những thứ đang có định giá quá cao sẽ giảm và thậm chí xuống thấp hơn giá trị thật
2021 là một năm bùng nổ của Crypto nhưng đi cạnh đó mình thấy có khá nhiều nhánh đang bị quá hype. Với việc cơ sở hạ tầng chưa thể theo kịp cũng như sản phẩm hiện tại còn ở giai đoạn sơ khởi, mức định giá hiện tại của nhiều dự án đang là cao. Với tình hình thị trường ở thời điểm hiện tại, việc có một đợt thanh lọc để các dự án về đúng với giá trị thật của mình thậm chí thấp hơn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội, thách thức ở chỗ bản thân chúng ta cần có cái nhìn đúng về nhánh mà chúng ta đầu tư, từ đó có thể phân bổ vốn một cách hợp lý. Cơ hội là chúng ta sẽ có thể tiếp cận được những mức giá tốt để đầu tư.
7. Những dự án có doanh thu thật, sản phẩm thật, cộng đồng thật sẽ tồn tại và phát triển
Không phải ngẫu nhiên DeFi 1.0 lại được nhiều tên tuổi lớn trong ngành chú ý, một dự án muốn phát triển bền vững thì cần phải có người dùng thật sự từ đó tạo ra doanh thu. Ở thời điểm hiện tại, doanh thu của thị trường đang tập trung hầu hết ở một lượng nhỏ protocol và đa phần thuộc nhánh DeFi 1.0.
Như đã nói ở trên tốc độ phát triển quá nhanh để khiến thị trường có nhiều lĩnh vực được định giá quá cao. Với một năm không nhận được quá nhiều sự chú ý, liệu những giá trị thực sẽ được tôn vinh trong năm 2022?
Những mô hình triển vọng có thể tiếp tục phát triển trong 2022
From: Researcher Vĩ Đặng
“Xin chào anh em mình là Vĩ Đặng, Researcher tại Coin98 Insight, mình thường xuyên phụ trách về Series How It Works - giúp anh em hiểu sâu về 1 Protocol.
Mô hình hoạt động là cách một doanh nghiệp (Protocol) hoạt động để đạt một mục đích gì đó, và với sức mạnh của công nghệ (những dòng code), các dự án trong thị trường Crypto cải tiến liên tục, tối ưu hóa giải quyết những khó khăn trên thị trường.
Công nghệ phát triển tạo ra những giá trị thực, miếng bánh trở nên to hơn, đó là lí do mình rất thích những phát minh, mô hình mới, hướng đi mới, và muốn truyền tải lại cho mọi người”.
4 mô hình hoạt động triển vọng trong năm 2022
Năm 2021 chứng kiến rất nhiều sự đổi mới, đặc biệt trong thị trường DeFi với DeFi 2.0, ở bài viết này, mình sẽ đưa ra 4 mô hình theo 3 tiêu chí:
- Có tính cải tiến sáng tạo cao.
- Đã được chứng minh hoạt động hiệu quả trên thị trường trong năm 2021.
- Có khả năng mở rộng và phát triển thêm.
4 mô hình đó là:
- Uniswap v3: model cho thanh khoản hiệu quả trên AMM.
- VeCRV (Curve): Model cân bằng giữa incentives và sự trung thành.
- Structured finance: mở rộng thị trường đầu tư, đa dạng hóa rủi ro.
- Axie Infinity (AXS, SLP): Model 2-token cho thị trường GameFi.
Chúng ta sẽ lần lượt đi qua từng mô hình để hiểu hơn tại sao từng mô hình lại độc đáo.
Uniswap v3: Model cho tối ưu hóa nguồn vốn trên AMM
Uniswap V3 là bản cập nhật mới nhất của Uniswap được ra mắt vào 5/2021, nội dung chính của bản cập nhật là giúp các LP cung cấp “thanh khoản tập trung”, qua đó tối ưu hóa nguồn vốn.
Giá không bao giờ chạy từ - vô cực; + vô cực mà chạy trong 1 khoảng nhất định, việc gom thanh khoản lại giúp thanh khoản tăng lên gấp bội, theo Uniswap V3, cung cấp thanh khoản tập trung có thể tăng thanh khoản lên x400 lần.
Lúc ra mắt, rất nhiều ý kiến cho rằng bản cập nhật này quá phức tạp với LP, tốn phí,... nhưng qua thời gian, Uniswap V3 đã chứng minh Đây là mô hình AMM hiệu quả nhất và thành công nhất trên Ethereum. Volume của Uniswap luôn giữ ở mức 70% tổng volume giao dịch các DEX trên Ethereum, vượt xa AMM thứ 2 là Sushiswap chỉ nắm khoảng 10% volume giao dịch.
Mô hình hoạt động Uniswap V3
Thay vì phải cung cấp thanh khoản từ (-vô cực; + vô cực), Uniswap V3 cho phép anh em cung cấp thanh khoản trong 1 khoảng cố định.
Hình ảnh dưới đây sẽ cho anh em hiểu dễ hơn về cung cấp thanh khoản trên Uniswap V3.
Uniswap cho phép anh em tự tạo đường cong cho chính mình, không chỉ 1 đường cong, anh em có thể tạo bao nhiêu đường cong tùy thích. Và người khác cũng vậy.
Thanh khoản trong Pool sẽ bằng tổng tất cả thanh khoản trên tất cả đường cong đó, chồng lên nhau, vào tạo thành Pools có thanh khoản như thế này:
Thanh khoản là thứ quan trọng nhất trong bất kì thị trường giao dịch nào. Với việc ra mắt thanh khoản tập trung, Uniswap mang đến nhiều lợi ích cho người dùng:
- Các nhà cung cấp thanh khoản (LP) được tối ưu hóa nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro khi cung cấp thanh khoản, họ có thể cung cấp 1 mức thanh khoản tương đương chỉ với số vốn ít hơn.
- Các LP có thể đa dạng hóa chiến lược cung cấp thanh khoản, danh mục các pools cung cấp.
- Thanh khoản cao khiến việc giao dịch ít slippage hơn, các nhà đầu tư, đặc biệt là các Whales có thể đầu tư dễ dàng hơn.
Với tính năng cung cấp thanh khoản tập trung này, Uniswap V3 giải quyết vấn đề thanh khoản thanh khoản trên các DEX, qua đó giúp Uniswap V3 có thể trực tiếp cạnh tranh thanh khoản với các sàn CEX → Tiền đề cho Decentralized Finance phát triển, các nhà đầu tư hết phụ thuộc vào CEX.
Chi tiết: Phân tích mô hình hoạt động Uniswap V3
So sánh Uniswap V3 với các dự án DeFi 2.0
Vào giai đoạn cuối năm 2021, nhiều dự án nổi lên trong xu hướng DeFi 2.0 mang đến rất nhiều giải pháp về thanh khoản ổn định như Protocol-owned-Liquidity, Protocol-control-Value, Bonding,... những giải pháp trên rất hay, nhưng thực tế cho thấy chúng chỉ giải quyết được 1 phần nhỏ thanh khoản trên thị trường, chỉ vài chục triệu $ và có khả năng mở rộng thấp.
Trong khi TVL của Uniswap V3 lên đến hàng tỷ USD, và có đến hơn 20,000 cặp giao dịch trên Uniswap V3, rõ ràng tầm ảnh hưởng và độ hiệu quả của Uniswap V3 là rất lớn, đó là lí do mình chọn Uniswap V3 vào danh sách “Các mô hình tốt nhất ở thời điểm hiện tại”.
VeCRV (Curve): Model cân bằng giữa incentives và sự trung thành.
Curve là gì?
Anh em trong thị trường DeFi chắc cũng không xa lạ gì với Curve, có nhiều cách để gọi Curve, ví dụ như: AMM Stableswap hàng đầu, Protocol có TVL cao nhất trên thị trường. AMM duy nhất tăng trưởng trong giai đoạn downtrend cuối năm 2021.
VeCRV là gì?
Curve đã phát triển tokenomics rất độc đáo tên là veCRV.
CRV token có 3 use case chính:
- Governance: Quản trị.
- Staking: Nhận phí giao dịch.
- Boosting: Tăng phần thưởng CRV token nếu anh em cung cấp thanh khoản.
Tuy nhiên để nhận được cả 3 use case của CRV token, dự án yêu cầu anh em phải lock CRV và nhận về veCRV.
Thời gian lock CRV tối thiểu là 1 tuần, dài nhất là 4 năm. Nếu anh em khóa CRV càng lâu, anh em sẽ nhận được càng nhiều veCRV. Khi đó, 3 use case mà anh em nhận được sẽ càng nhiều.
Ví dụ:
- Anh em khóa 1000 CRV trong 4 năm, anh em sẽ nhận được 1000 veCRV.
- Anh em khóa 1000 CRV trong 1 năm, anh em sẽ nhận được 250 veCRV.
- Anh em khóa 1000 CRV trong 1 tuần, anh em chỉ còn nhận được 4.79 veCRV.
Ở các Protocol thông thường, để nhận được các giá trị từ dự án (quyền quản trị, lợi nhuận,...) , anh em Staking càng nhiều token thì nhận về càng nhiều giá trị, nói cách khác giá trị anh em nhận về phụ thuộc vào 1 biến “số lượng”.
Ở Curve, muốn nhận nhiều giá trị, ngoài Staking nhiều CRV, anh em phải stake càng lâu, nói cách khác, ngoài biến “số lượng”, Curve còn tính thêm biến “thời gian” để phân chia lợi ích cho người dùng, qua đó người dùng sẽ có xu hướng trung thành với Curve hơn.
Vai trò của sự trung thành
Không chỉ Curve, rất nhiều Protocol khác trên thị trường đã triển khai các chương trình Incentives để thu hút người dùng và nhà đầu tư đến với dự án, tuy nhiên, sau một thời gian chương trình Incentives kết thúc, hoặc lợi ích bị giảm đi, người dùng nhanh chóng trở mặt và rời khỏi Protocol, chạy sang những nơi khác có Incentives tốt hơn,...
Việc này không những khiến Protocol không phát triển, mà còn khiến giá token giảm mạnh do lạm phát, để lại những hậu quả nặng nề, rất nhiều ví dụ cho hoạt động Incentives thất bại, có thể kể đến như: Compound, Curve (thời kỳ đầu), Sushi, Saber, Pangolin,...
Do đó, thị trường đã đi đến 1 kết luận khác, Incentives cũng như những giá trị khác phải được trao cho đúng người, đi đường dài với dự án, ở điểm này, mô hình veCRV là thích hợp nhất và rất nhiều dự án đã phát triển theo như veFXS, veYFI, veSUSHI (đề xuất),...
Sự bùng nổ của VeNomics
Sau sự thất bại của các chương trình Liquidity Mining và sự thành công của Curve trong giai đoạn downtrend, các dự án đã chú ý đến mô hình của Curve, không chỉ học theo, nhiều dự án đã cải tiến mô hình của Curve theo hướng tích cực hơn, ví dụ như: Tribe trên Solana, hay Solidly trên Fantom.
Tribeca là hệ thống tạo ra mô hình veNomics framework cho nhiều dự án, các dự án muốn thiết kế tokenomics như Curve, chỉ cần hợp tác với Tribeca là hoàn tất. Tribeca cũng là một giao thức mã nguồn mở để khởi chạy các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) trên Solana, được lấy cảm hứng rất nhiều từ thiết kế quản trị của Compound và Curve.
Solidly là AMM mới được phát triển bởi Andre Cronje, Solidly phát triển tokenomics mới là ve(3,3) ứng dụng mô hình của ve và (3,3), qua đó giải quyết nhiều thiếu sót trong mô hình veCRV cũ. Từ lúc ra thông báo, Solidly đã tạo được 1 sự hứng khởi với cộng đồng, thu hút hàng tỷ USD tham gia vào hệ sinh thái Fantom.
⇒ Qua đó, chúng ta có thể thấy ta động của veNomics là lớn đến thế nào trong thời gian qua, 1 tokenomics hay có thể tác động đến nhiều hệ sinh thái.
Tìm hiểu thêm: Solidly, ve(3,3) & Andre Game - Làn gió mới trong cơn bão hòa của DeFi
Structured finance: mở rộng thị trường đầu tư, đa dạng hóa rủi ro
Một trong những mô hình đang được sử dụng nhiều gần đây, và khả năng sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai đó là mô hình các sản phẩm Structured-finance.
Structured Finance là nhóm dự án tài chính có cấu trúc, nơi phát triển các sản phẩm tài chính có rủi ro khác nhau để phù hợp với nhu cầu của người dùng. Một số dự án khác nằm trong phân khúc này có thể kể đến như BarnBridge (BOND), Saffron (SFI), Ondo Finance, Gro Protocol...
DeFi cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều phương thức kiếm tiền như Farming, Staking, Liquidity Providing, Lending,... nhưng cùng với đó là vô số rủi ro như bug, hack, thị trường giảm giá,... do đó nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư lớn còn ngại khi đầu tư vào DeFi.
Đó là lí do nhóm sản phẩm có cấu trúc ra đời, phát triển những sản phẩm có rủi ro phù hợp với từng nhà đầu tư. Trong chúng ta, ai cũng có khẩu vị rủi ro khi đầu tư khác nhau, người muốn rủi ro cao, người muốn rủi ro cực thấp, Structured-finance chính là nơi cung cấp những sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng.
Mô hình hoạt động chung của nhóm dự án Structured-finance
Điểm chung của nhóm sản phẩm này sẽ hoạt động theo 3 bước như sau:
- Tổng hợp các cơ hội đầu tư trên thị trường: Cung cấp thanh thanh khoản, Staking, Cho vay, Tối ưu hóa nguồn Yield, Các chiến lược đầu tư,....
- Phân tích lợi nhuận và rủi ro của các hoạt động đầu tư đó.
- Phân tách, kết hợp những lợi ích và rủi ro thành các Tranche nhỏ để phù hợp với nhu cầu đầu tư trên thị trường.
Một số ví dụ về nhóm sản phẩm Structured-finance để anh em dễ hiểu hơn về nhóm sản phẩm này.
Gro Protocol: Đây là dự án structure-finance trong mảng Stablecoin, sau khi đã phân tích những rủi ro và lợi nhuận khi đầu tư stablecoin, Gro Protocol chia làm 2 sản phẩm:
- PWRD Stablecoin: 1 sản phẩm đầu tư tiết kiệm với rủi ro thấp, anh em đầu tư vào PWRD sẽ được bảo đảm mọi rủi ro (risk-free).
- Vault Stablecoin: sản phẩm đầu tư stablecoin, tuy nhiên người nắm giữ Vault sẽ chịu thêm những rủi ro khác khi đầu tư như hack, thua lỗ,... đổi lại Vault holder sẽ nhận được nhiều Yield hơn.
Gro Protocol đã chia rủi ro và lợi nhuận khi đầu tư stablecoin thành 2 sản phẩm PWRD (không rủi ro - ít yield) và Vault (nhiều rủi ro - nhiều yield), để nhà đầu tư chọn sản phẩm đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình hơn.
Đó là ví dụ về Structured Finance trong mảng Stablecoin, còn rất nhiều mảng đầu tư khác có thể phân chia rủi ro và lợi nhuận theo hướng tương tự như vậy, và nhu cầu của thị trường là rất nhiều, do đó Structure-Finance sẽ là 1 mảng quan trọng trong tương lai.
Axie Infinity (AXS, SLP): Model 2-token cho thị trường GameFi
Nãy giờ mình đã nói về 3 mô hình DeFi, bây giờ chúng ta 1 mô hình độc đáo và hiệu quả không kém nhưng là trong mô hình GameFi với Axie Infinity.
Axie Infinity là dự án tạo ra làn sóng Play-to-Earn trong năm vừa qua, một tựa game do người Việt phát triển với CEO là anh Nguyễn Thành Trung, được phát triển từ năm 2018, với sự kiên trì, Axie dần dần phát triển và dẫn đầu khi mở ra 1 xu thế mới Play to Earn, thu hút hàng trăm nghìn người chơi trên toàn thế giới.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thành công của Axie Infinity, một trong những nguyên nhân đó chính là mô hình 2 token rất độc đáo, và cực kỳ hiệu quả trong thị trường GameFi.
Không như những dự án thông thường, Axie Infinity có đến 2 token là AXS và SLP, hình ảnh dưới đây cho anh em thấy được sự tương tác giữa AXS và SLP trong hệ sinh thái Axie Infinity.
Axie khác các dự án thông thường đó là phải đáp ứng nhu cầu cho 2 nhóm: Nhà đầu tư và Người chơi P2E. 2 nhóm này đều có ý nghĩa quan trọng với Axie nhưng nhu cầu họ lại khác nhau:
- Nhà đầu tư muốn Token quản trị khan hiếm, tăng trưởng mãi: Đầu tư nắm giữ trong dài hạn.
- Người chơi P2E quan tâm đến số tiền họ kiếm được để trang trải cho cuộc sống, và luôn bán token khi nhận thưởng: Đây là 1 nghề nghiệp hưởng lương tháng như những công việc khác.
Nếu chỉ có 1 token, sẽ tạo ra xung đột lợi ích giữa 2 bên, 1 bên muốn nắm giữ, 1 bên thì bán liên tục, cả 2 bên sẽ đều không có lợi. Để giải quyết vấn đề này, Axie đã đưa ra cách giải quyết rất hay, dự án phát triển 2 token - 2 nền kinh tế riêng - phù hợp cho 2 nhóm đối tượng:
- AXS token: Token dành cho nhóm nhà đầu tư, không tham gia quá nhiều vào trò chơi P2E, nhưng có capture 1 phần giá trị tạo ra từ trò chơi này, giúp nhà đầu tư gián tiếp đầu tư vào game mà không phải chơi game.
- SLP token: Token dành cho nhóm người chơi P2E, là tiền tệ trong nền kinh tế trò chơi, tham gia vào nhiều tính năng trong trò chơi như Breeding, Battle, Land,...
Vì cùng nằm trong 1 dự án, nên vẫn sẽ có mối liên kết giữa AXS và SLP, tuy nhiên, với việc ra 2 token - 2 nền kinh tế riêng, thì Axie Infinity đã phần nào giải quyết được xung đột lợi ích giữa 2 nhóm Nhà đầu tư và Người chơi P2E.
Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động Axie Infinity
Tác động của Axie Infinity đến ngành GameFi
Sau sự thành công của Axie Infinity, rất nhiều dự án GameFi đã ra đời.
Minh chứng cho sự thành công của model 2-token, anh em có thể thấy (hầu như) tất cả các dự án GameFi phát triển sau này đều sử dụng model 2-token, ví dụ như Star Atlas, My DeFi Pet, Thetan Arena, Cyball,...
Trên đây là 4 mô hình hoạt động hay nhất ở thời điểm hiện tại theo ý kiến cá nhân mình, hy vọng sẽ giúp anh em có góc nhìn khách quan hơn trong đầu tư.
Lời kết
Phía trên là toàn bộ chia sẻ của chúng mình về thị trường Crypto năm 2022 từ vĩ mô tới vi mô, hy vọng bài viết sẽ giúp đỡ anh em nhiều trong hành trình sắp tới. Cảm ơn tất cả anh em đã đồng hành cùng Coin98 trong suốt thời gian qua và mong rằng chúng ta sẽ có thể tiếp tục đồng hành cùng nhau và chiến thắng trong năm 2022.