SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Blockchain và vấn đề thực tiễn (phần 2): Dữ liệu y tế

Bài viết được lấy thông tin từ website Fantom Foundation, nhằm cung cấp cho anh em những ứng dụng của Blockchain trong thực tiễn.
Khang Kỳ
Published Feb 15 2021
Updated Jul 29 2022
5 min read
thumbnail

Nối tiếp phần trước với cách mà Blockchain giải quyết vấn đề trong lĩnh vực Bất động sản, lần này anh em sẽ được thấy cách mà Blockchain giải quyết vấn đề Y tế.

Bài viết được lấy thông tin từ website của Fantom Foundation, một nền tảng sử dụng công nghệ Directed Acrylic Graph cho phép xây dựng các dApps.

Đọc thêm: Blockchain và vấn đề thực tiễn (phần 1): Bất động sản

Vấn đề đặt ra

Y tế là một lĩnh vực khá nhạy cảm với các số liệu, khi mà số liệu luôn có khoảng dao động được kiểm soát một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, với cách xử lý tài liệu của thế giới hiện tại, liệu đây có phải là cách tối ưu?

  • Dữ liệu ghi nhận không hoàn chỉnh: Dù hiện tại, đa phần dữ liệu đều được nhập trên máy tính, nhưng đâu đó vẫn còn sử dụng giấy tờ để lưu trữ dữ liệu bệnh nhân dẫn đến thất thoát. Ngoài ra, các cơ sở khác nhau không kết nối, dẫn đến việc chuyển tiếp dữ liệu cũng gặp vấn đề, khi mà bệnh nhân không thể nhớ được bệnh án.
  • Nguy hiểm cho bệnh nhân: Việc không cung cấp đủ dữ liệu làm cho nhân viên y tế không thể chẩn đoán chính xác bệnh lý. Từ đó có thể đưa ra quyết định sai lầm.
  • Mức độ tập trung cao: Dữ liệu y tế được lưu trữ trên các máy chủ trung tâm, dễ bị tấn công và sử dụng sai thông tin. Các cá nhân có nguy cơ bị đánh cắp danh tính, tống tiền hoặc các cuộc tấn công khác. Trong năm 2018, 2,8 tỷ hồ sơ dữ liệu người tiêu dùng đã bị lộ, gây ra tổng chi phí ước tính là $654B.

Giải pháp của Blockchain

Với Blockchain cũng như áp dụng hệ thống phi tập trung cho dữ liệu chăm sóc sức khỏe, tất cả các bên được ủy quyền đều có thể truy cập cùng một thông tin chính xác và được xác minh trong vài giây. Bệnh nhân có quyền kiểm soát dữ liệu của họ mọi lúc và có thể cấp cho người khác quyền truy cập theo yêu cầu, giảm nguy cơ bị lạm dụng và trộm cắp.

  • Khả năng truy cập toàn cầu: Tại mỗi lần khám, cơ sở y tế sẽ bổ sung thông tin y tế liên quan vào tài khoản của bệnh nhân được lưu trên sổ cái. Tất cả các bên liên quan cung cấp chứng thực cho thông tin họ thêm thông qua chữ ký điện tử, cho phép người khác xác minh tính xác thực của họ. Tất cả dữ liệu được lưu trữ kỹ thuật số, giúp bệnh nhân dễ dàng truy cập và kiểm soát quyền riêng tư.
  • Độ bảo mật cao: Bệnh nhân có thể cấp cho các chuyên gia y tế quyền truy cập thông tin cụ thể khi cần thiết. Hệ thống này đảm bảo chất lượng dữ liệu, tính khả dụng và quyền riêng tư, tất cả cùng một lúc.
  • Chăm sóc bệnh nhân tốt hơn: Ngoài việc giải quyết vấn đề nhầm lẫn dữ liệu, hệ thống Blockchain có thể giảm tải nhiều chi phí không cần thiết cho bệnh nhân.
  • Ngăn ngừa dịch bệnh: Blockchain cho phép phân tích dữ liệu sức khỏe theo thời gian thực để ngăn ngừa và theo dõi sự lây lan của dịch bệnh. Các nhà nghiên cứu sức khỏe có thể phát hiện dịch bệnh khi chúng xảy ra và phản ứng phù hợp.
  • Hồ sơ bệnh án trọn đời: Blockchains cung cấp nguồn thông tin chống giả mạo có thể dễ dàng chia sẻ và xác minh, giảm gian lận mà không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của dữ liệu. Hệ thống này tạo ra một hồ sơ y tế trọn đời, hoàn chỉnh, luôn có thể truy cập được ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Tổng kết

Với những tiện ích đến từ Blockchain, không khó để tưởng tượng viễn cảnh con người được chăm sóc tốt hơn, cũng như thế giới có thể đối phó với các đại dịch dựa trên các số liệu chính xác, cập nhật theo thời gian thực trên thế giới.

Đọc thêm: Ứng dụng của công nghệ Blockchain (chi tiết)

Anh em nghĩ sao về ý tưởng đưa Blockchain vào Y tế? Liệu đây có khả thi? Cùng comment ý kiến của anh em bên dưới.

Nếu anh em muốn tìm hiểu về thêm Blockchain thì có thể tìm hiểu thông qua bài sau:

Đọc thêm: Blockchain Platform 101 - Những điều bạn cần biết

Tham khảo bài viết gốc tại đây.

RELEVANT SERIES