Bucket Protocol (BUT): Stablecoin lớn nhất trên Sui

Bucket Protocol là gì?
Bucket Protocol là dự án stablecoin trên mạng lưới Sui. Áp dụng mô hình CDP, nền tảng cho phép người dùng thế chấp các loại tài sản trên hệ sinh thái Sui để vay stablecoin BUCK. Mục đích của Bucket Protocol là trở thành nền tảng cung cấp stablecoin an toàn và minh bạch trên Sui, tương tự như cách DAI hoạt động trên Ethereum.

Mô hình hoạt động của Bucket Protocol
Trọng tâm của giao thức này là stablecoin BUCK, được neo giá theo USD. Cách hoạt động của Bucket Protocol xoay quanh việc người dùng gửi tài sản thế chấp, tạo ra các vị thế nợ, và vay BUCK dựa trên giá trị tài sản của họ.
Người dùng bắt đầu bằng cách gửi tài sản, chẳng hạn như token SUI, CETUS… vào giao thức. Số tài sản này được đưa vào một vị thế nợ thế chấp, gọi là "Bottle". Với Bottle này, người dùng có thể vay token BUCK, miễn là duy trì tỷ lệ thế chấp tối thiểu (MCR) là 110% - 150%.
Điều này đồng nghĩa với việc giá trị tài sản thế chấp của người dùng phải luôn cao hơn giá trị khoản vay ít nhất 10% - 50%. Tuy nhiên, để tránh rủi ro bị thanh lý khi giá token thế chấp giảm, người dùng nên duy trì tỷ lệ thế chấp ở mức cao nhất có thể.
Để đảm bảo sự ổn định và an toàn, Bucket Protocol áp dụng cơ chế thanh lý tự động. Nếu giá trị tài sản thế chấp giảm khiến tỷ lệ thế chấp của một Bottle xuống dưới mức tối thiểu, Bottle này sẽ bị thanh lý. Trong quá trình thanh lý, tài sản thế chấp được bán để trả lại số nợ stablecoin BUCK đã vay. Phần còn lại, sau khi trừ đi phí thanh lý, sẽ được trả lại cho người dùng.
Ngoài ra, giao thức cũng tích hợp cơ chế Peg Stability Module (PSM), cho phép người dùng swap BUCK với các stablecoin khác như USDT hoặc USDC theo tỷ lệ 1:1. Cơ chế này không chỉ giúp duy trì giá trị neo 1 USD của BUCK mà còn cung cấp tính thanh khoản cho stablecoin của nền tảng.
Hơn nữa, Bucket Protocol hỗ trợ hoạt động tiết kiệm thông qua BUCK Savings Rate (BSR). Người dùng có thể gửi BUCK trên nền tảng để nhận lãi suất thông qua việc stake, tạo thêm giá trị từ việc sở hữu stablecoin.
Nhìn chung, mô hình hoạt động của Bucket Protocol tương tự như các dự án stablecoin CDP - mô hình thế chấp tài sản sau đó vay stablecoin. Nhưng điểm nổi bật của Bucket là dự án có tỷ lệ thế chấp thấp so với các giao thức stablecoin CDP. Do đó, người dùng có thể tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn khi tham gia Bucket Protocol.
Token BUT là gì?
Token BUT Key Metric
- Tên token: Bucket Protocol
- Ticker: BUT
- Blockchain: Sui
- Contract: 0xbc858cb910b9914bee64fff0f9b38855355a040c49155a17b265d9086d256545::but::BUT
- Tổng cung: 1,000,000,000 BUT
Tỷ lệ phân bổ token BUT
- Ecosystem: 33%
- Team: 15%
- Pre-Sale: 15%
- Airdrop: 10%
- Reserve: 10%
- Liquidity: 8%
- Marketing: 5%
- Partners: 2%
- Advisor: 2%

Lịch mở khóa token BUT
- Ecosystem: Mở khoá 0.32% mỗi tuần
- Team: Khoá 6 tháng, sau đó mở khoá 0.22% mỗi ngày
- Pre-Sale: Khoá 6 tháng, sau đó mở khoá 50%. Phần còn lại mở khoá đều trong 0.27% mỗi ngày
- Airdrop: 100% tại TGE
- Reserve: Mở khoá 0.96% mỗi tuần
- Liquidity: 100% tại TGE
- Marketing: 1.5% tại TGE, sau đó mở khoá 1.89% mỗi tuần
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác
Đội ngũ dự án
Hiện tại, Bucket Protocol chưa công bố các thông tin liên quan tới đội ngũ. Bài viết sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất.
Nhà đầu tư và đối tác
Ngày 10/1/2025, Bucket Protocol mở bán ICO và huy động thành công 750,000 USD. Theo đó, dự án mở bán 150,000,000 token BUT với giá 0.005 USD/BUT.
Các đối tác chiến lược của Bucket Protocol đa phần gồm những dự án lớn trong hệ sinh thái Sui như Cetus, Aftermath, Navi…