SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Carry trade là gì? Tác động của Yen carry trade kéo dài tới bao giờ?

Carry trade là chiến lược kiếm lời từ chênh lệch lãi suất, điển hình là Yen carry trade khi đồng Yên Nhật có lãi suất gần bằng 0. Tuy nhiên, với sự biến động của lãi suất và chính sách tiền tệ, liệu chiến lược này còn hiệu quả đến bao giờ?
LilYang
Published Aug 09 2024
Updated Aug 12 2024
11 min read
tác động yen carry trade

Các thị trường tài chính biến động mạnh vì những thông tin liên quan tới lãi suất và đồng yên của Nhật. Carry trade là khái niệm thường gặp trong thị trường tiền tệ nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Vậy chiến lược Yen carry trade là gì và liệu ảnh hưởng của chiến lược này đã kết thúc hay chưa?

Carry trade là gì?

Carry trade (hay còn gọi là chiến lược giao dịch chênh lệch lãi suất) là chiến lược đầu tư khi nhà đầu tư vay tiền ở một quốc gia có lãi suất thấp sau đó đầu tư số tiền đó vào một quốc gia khác có lãi suất cao hơn.

Mục tiêu của chiến lược này là tận dụng chênh lệch lãi suất để kiếm lợi nhuận. Chính vì vậy, chiến lược thường được thực hiện với các đồng tiền có lãi suất thấp như Yên Nhật (JPY) và đồng Franc Thụy Sĩ (CHF).

Hình dung theo cách đơn giản hóa, giao dịch carry trade với đồng Yên được thực hiện như sau:

1/ Vay 10,000,000 JYP với mức lãi suất rất thấp 0.4%

2/ Đổi Yên sang 83,333.33 USD hoặc đồng tiền khác có lãi suất cao hơn (USD/JPY = 120).

3/ Đầu tư vào các sản phẩm tài chính như trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng, mạo hiểm hơn là trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu… Ở ví dụ này là 5% lãi suất từ thị trường tiền tệ, sau 360 ngày thu về 87,500 USD.

4/ Đổi gốc và lãi từ USD về Yên (USD/JPY = 120), thu được 10,500,000 JYP. Sau đó hoàn trả khoản vay 10,040,000 JPY. Lãi thu được dựa trên chênh lệch lãi suất là 460,000 JYP.

yen carry trade
Giao dịch Yên carry trade.

Berkshire Hathaway (tập đoàn của tỷ phú Warren Buffett) cũng đã thực hiện chiến lược này vào năm 2020 theo một cách khác. Khác với hầu hết nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy vay yên và đầu tư vào tài sản tại quốc gia khác, Berkshire hedge tỷ giá bằng việc vay khoảng 10 tỷ yên đáo hạn vào năm 2060, sau đó đầu tư thẳng vào thị trường chứng khoán Nhật Bản.

Berkshire đã tích lũy 5-8% cổ phần mỗi công ty tại năm công ty thương mại hàng đầu Nhật Bản (Itochu, Marubeni, Mitsubishi, Mitsui và Sumitomo) từ năm 2020, hiện có tổng giá trị thị trường khoảng 38 tỷ yên.

Đây là các tập đoàn lớn, sở hữu nhiều doanh nghiệp con, có tình hình tài chính ổn định, thường trả cổ tức đáng kể và đôi khi thực hiện mua lại cổ phiếu. Berkshire ước tính tỷ suất lợi nhuận (EPS) trên giá thị trường của các công ty này đạt khoảng 14% (0.14), hay có nghĩa P/E = 7.14. Trong khi đó, chỉ cần bỏ ra 0.5% chi trả lãi vay.

Hiện tại, Berkshire cũng bị ảnh hưởng bởi đà tăng lãi suất đồng yên và sự đổ máu của thị trường chứng khoán Nhật Bản. Tuy nhiên, khả năng cao giá trị cổ phần Berkshire đầu tư vào top 5 tập đoàn trên đã tăng gấp hai hoặc gấp ba lần.

advertising

Rủi ro của chiến lược carry trade

Carry trade có thể mang lại lợi nhuận trong trường hợp chênh lệch lãi suất cao. Tuy nhiên đây cũng là chiến lược tồn tại nhiều rủi ro:

  • Rủi ro tỷ giá hối đoái: Nếu đồng tiền mà nhà đầu tư vay (ví dụ: JPY) tăng giá so với đồng tiền đầu tư (ví dụ: USD), nhà đầu tư sẽ phải trả nhiều tiền hơn khi trả nợ, dẫn đến giảm lợi nhuận hoặc thậm chí lỗ.
  • Rủi ro lãi suất: Nếu lãi suất cho vay ở quốc gia vay tăng hoặc lãi suất ở quốc gia đầu tư giảm, chênh lệch lãi suất có thể thu hẹp hoặc thậm chí đảo ngược, cũng làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư.
  • Rủi ro thị trường: Biến động trên thị trường tài chính hoặc sự thay đổi trong điều kiện kinh tế toàn cầu, rủi ro địa chính trị… đều có thể ảnh hưởng đến cả tỷ giá hối đoái và lãi suất, làm tăng rủi ro cho nhà đầu tư.

Như vậy, chiến lược trong ví dụ trên chỉ thực sự mang lại lợi nhuận với 2 điều kiện: đồng Yên giữ nguyên tỷ giá hoặc giảm sức mua so với đồng USD (1), lãi suất cho vay của Nhật bản giữ nguyên và lãi suất FED đưa ra giữ nguyên hoặc tăng (2).

Hệ quả của chiến lược Yen carry trade

Quay trở lại với ví dụ trên biểu đồ, với tỷ giá thực hiện giao dịch ban đầu là USD/JPY = 120, giả sử lãi suất vay JPY và lãi suất USD không đổi, nhà đầu tư chỉ có lãi khi tỷ giá USD/JPY 114.74, tức USD/JPY không giảm quá 4.4%.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng một tháng đồng JPY đã tăng giá đột biến so với USD, khiến tỷ giá USD/JPY giảm hơn 12%. Chỉ riêng điều này cũng khiến khiến những nhà đầu tư tạo vị thế Yen carry trade lỗ hoặc bị margin call.

đồng yên tăng sức mua
Đồng yên tăng sức mua so với USD. Nguồn: Tradingview

Nguyên nhân sự việc bắt nguồn từ những động thái của BoJ. Yen carry trade có thể vẫn hoạt động hiệu quả nếu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) không thực hiện những chính sách bất ngờ so với dự đoán của các nhà phân tích.

lạm phát lõi nhật bản tăng
Lạm phát lõi tăng trở lại trong 2024 tại Nhật Bản. Nguồn: Statista

Đối mặt với tình trạng lạm phát toàn phần và lạm phát lõi của Nhật Bản đang tăng trở lại trong nửa đầu năm 2024, ngày 31/7 BoJ quyết định dừng mua trái phiếu chính phủ của chính mình và tăng lãi suất mục tiêu từ 0.1% lên 0.25%, đây là mức cao nhất kể từ năm 2008.

dự đoán hành động của boj
Khảo sát dự đoán hành động của BoJ. Nguồn: Bloomberg

Với lịch sử nhiều năm giữ lãi suất thấp để kích thích nền kinh tế, có ít chuyên gia dự đoán được động thái tăng lãi suất của BoJ. Theo khảo sát thực hiện đợt tháng 7 của Bloomberg, chỉ 29% nhà phân tích dự đoán đúng đợt tăng lãi suất này.

Lãi suất tăng khiến yield spread với USD giảm và lãi suất cho vay tăng, cả 2 đều dẫn đến thu giảm lợi nhuận của chiến lược Yen carry trade. Đồng thời, nhu cầu mua vào đồng Yên tăng (hoàn trả các khoản vay) dẫn đến tỷ giá USD/JPY giảm.

Để tránh rủi ro biến động tỷ giá, các giao dịch arbitrage lãi suất có thể được thực hiện với hợp đồng kỳ hạn tỷ giá tiền tệ (forward exchange rate) với mục đích cố định tỷ giá. Công tính toán liên quan sẽ phức tạp hơn.

Khi đó, công thức tính lợi nhuận từ giao dịch carry trade như sau:

giao dịch carry trade

Trong đó, Investing rate là lãi suất theo đồng tiền được đầu tư.

Về mặt toán học, phần đầu càng lớn nhà đầu tư có lợi nhuận càng cao. Để phân số này lớn, tử số JPY/USD càng nhỏ càng tốt. Tuy nhiên sức mua đồng JPY đang tăng so với USD tạo ra hiệu ứng ngược lại. Đồng thời, điều kiện thứ (2) cũng không ủng hộ khi FED có dấu hiệu chuẩn bị giảm lãi suất.

Với những lý do trên, nhà đầu tư tại thị trường Mỹ bán tháo tài sản để hoàn trả các khoản vay, thị trường chứng khoán Nhật cũng dậy sóng với phiên giảm điểm sâu nhất trong 4 thập kỷ qua.

BoJ cũng hứng chịu làn sóng chỉ trích với lý do tăng lãi suất quá sớm khiến thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng, có thể BoJ sẽ trì hoãn kế hoạch tăng lãi suất trong tương lai gần.

Độ lớn và sức ảnh hưởng của Yen carry trade

Câu hỏi được quan tâm hiện tại là liệu sức ảnh hưởng của chiến lược này lớn như thế nào và làn sóng bán tài sản vì Yen carry trade đã hết hay chưa?

Trên thực tế không có số liệu xác định chính xác khối lượng hay size của những nhà đầu tư thực hiện chiến lược này, vì thực tế có nhiều thành phần có thể tham gia chiến lược và cũng chỉ hành động như những nhà đầu tư tham gia thị trường thông thường. Nói các khác chỉ có thể hình dung thông qua những yếu tố liên quan.

Biểu đồ dưới cho thấy bảng cân đối kế toán của BoJ lớn hơn GDP của Nhật Bản (127.5% GDP), trong khi đó tỷ lệ bảng cân đối kế toán của FED so với GDP Mỹ chỉ là 25% GDP cho thấy BoJ có sức ảnh hưởng lớn lên nền kinh tế quốc gia này.

balance sheet gdp ratio
Tỷ lệ balance sheet vs GDP của Nhật và Mỹ. Nguồn: Bianco Research

Theo dữ liệu từ BIS, các ngân hàng Nhật Bản cũng đã cho vay ra khoảng 250 nghìn tỷ JPY (1.7 nghìn tỷ USD) cho các bên vay nước ngoài tính tới T3/2024, nhiều hơn 21% so với năm 2021. Phần lớn khoản vay dành cho thị trường liên ngân hàng và các công ty quản lý tài sản…

cross border lending in yen
Các khoản vay yên quốc tế. Nguồn: BIS, ING, WSJ

Vị thế lớn nhất sử dụng Yen carry trade là ở thị trường Nhật Bản khi nhà đầu tư có thể vay rất rẻ và đầu tư tại thị trường chứng khoán, gần giống với cách thức của Berkshire. Phản ứng thị trường giảm mạnh 20% - biến động lớn nhất trong 40 năm qua thể hiện rõ nhất tác động của Yen carry trade.

Áp lực bán tài sản đóng vị thế, mua yên trả khoản vay khiến tác động lan mạnh sang các thị trường chứng khoán khác và càng làm tăng sức mua đồng yên. Tại thị trường Mỹ, dữ liệu từ CFTC, đã có hơn 180,000 hợp đồng tương lai (trị giá hơn 14 tỷ USD) short đồng yên. Chỉ trong vài ngày, những vị thế trên chỉ còn trị giá ~6 tỷ USD.

Yen carry trade đã kết thúc hay chưa?

Dự đoán về mức độ ảnh hưởng của Yen carry trade, các nhà phân tích và hoạch định tại J.P. Morgan, AlphaValue Research cho rằng Yen carry trade mới được tháo gỡ khoảng 50-60% và sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng thị trường toàn cầu, đồng yên sẽ tiếp tục tăng giá.

Tuy vậy, sau những chỉ trích liên quan tới ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, BoJ đã công bố sẽ không vội vàng tăng lãi suất. Nhiều khả năng BoJ sẽ không tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 9, tháng 10 tới. Công bố trên lại khiến đồng yên tạm thời giảm ~2.8% so với USD.