SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Cash flow là gì? Ý nghĩa và chiến lược quản lý dòng tiền

Cash flow thường xuyên được nhắc đến như một yếu tố quyết định sự thành công trong quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ làm rõ khái niệm và đưa ra một số phương pháp quản lý cash flow một cách hiệu quả dành cho nhà đầu tư.
Anh Long
Published Aug 12 2024
5 min read
cash flow

Cash flow là gì?

Cash flow hay dòng tiền là thuật ngữ tài chính để chỉ lượng tiền mặt ra vào của một doanh nghiệp, tổ chức hoặc tài sản cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định.

  • Dòng tiền vào (cash inflow) bao gồm các khoản doanh thu từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tiền vay, thu hồi nợ và các nguồn thu nhập khác.
  • Ngược lại, dòng tiền ra (cash outflow) là số tiền chi trả cho các hoạt động kinh doanh, chi phí vận hành, trả nợ và mua sắm tài sản.

Dòng tiền của doanh nghiệp được thể hiện chi tiết trong *Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hằng năm. Các nhà quản lý tài chính và nhà đầu tư thường dựa trên báo cáo này để đánh giá tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển của tổ chức.

*Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong 4 loại giấy tờ quan trọng trong báo cáo tài chính.

dòng tiền là gì
advertising

Các loại và công thức tính dòng tiền

Dòng tiền có ba loại chính:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Operating cash flow): Được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi trừ đi các chi phí vận hành.
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (Investing cash flow): Liên quan đến các hoạt động mua bán tài sản cố định, đầu tư vào các dự án hoặc doanh nghiệp khác và các hoạt động đầu tư khác.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính (Financing cash flow): Bao gồm các hoạt động tài trợ vốn như vay nợ, trả nợ, phát hành cổ phiếu và chi trả cổ tức.

Công thức tính dòng tiền:

Để hiểu rõ hơn về cách tính toán dòng tiền, chúng ta có thể áp dụng công thức sau đây để phân tích và dự báo nguồn thu chi của doanh nghiệp:

Dòng tiền (cash flow) = Dòng tiền vào (cash inflows) - Dòng tiền ra (cash outflows)

Ví dụ: Khi phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

  • Dòng tiền vào: 150,000 USD
  • Dòng tiền ra: 90,000 USD

Cash flow= 150,000 − 90,000 = 60,000 USD

Dòng tiền dương (60,000 USD) cho thấy doanh nghiệp đang có khả năng duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh, trong khi dòng tiền âm sẽ chỉ ra các vấn đề tài chính cần giải quyết.

công thức tính dòng tiền
Nhà quản trị cần cân bằng được dòng tiền vào và ra

Tầm quan trọng của phân tích và quản lý dòng tiền

Theo dõi và điều chỉnh dòng tiền kịp thời

Việc theo dõi và điều chỉnh dòng tiền ròng (NCF), giá trị hiện tại ròng (NPV), dòng tiền hoạt động (OCF)... giúp nhà quản lý phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề tài chính, tránh tình trạng thiếu hụt tiền mặt.

Đảm bảo khả năng thanh toán và tăng hiệu quả sử dụng vốn

Thông qua phân tích chỉ số khả năng trả nợ (DSCR), tỷ lệ thanh toán hiện thời (Current Ratio), tỷ lệ thanh toán nhanh (Quick Ratio)...  doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán các khoản chi phí nợ đúng hạn đồng thời giảm bớt chi phí từ việc vay mượn (lãi suất và các khoản phí liên quan), tránh xảy ra rủi ro pháp lý.

Ứng phó khủng hoảng và duy trì ổn định

Kiểm soát dòng tiền dự phòng thông minh giúp doanh nghiệp dự trữ đủ tiền mặt để đối phó với các tình huống khẩn cấp và khủng hoảng kinh tế. Đồng thời duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, hạn chế sự gián đoạn khi phải đối mặt với các biến động thị trường.

Tăng cường niềm tin từ nhà đầu tư và thị trường

Các nhà đầu tư và thị trường tin tưởng những công ty có dòng tiền tích cực. Điều này tạo ra cơ hội để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn và khả năng mở rộng, mở ra các tiềm năng phát triển dài hạn.

cash flow
Cash flow đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp

Cách quản lý dòng tiền hiệu quả

Theo các tài liệu và nghiên cứu học thuật về tài chính, có một số các biện pháp quản lý dòng tiền hiệu quả như sau:

  • Quản lý tài sản chặt chẽ: Điều này có thể bao gồm việc tái đầu tư vào các lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao hơn hoặc thanh lý các tài sản không sinh lời để tái đầu tư vào các cơ hội mới.
  • Lập quỹ dự phòng: Khoản tiền dự trữ này giúp tổ chức hay cá nhân đối phó với các tình huống khẩn cấp như suy giảm doanh thu/thu nhập, sự cố kỹ thuật hay những biến động thị trường.
  • Đa dạng hóa thu nhập: Tương tự như đa dạng hóa danh mục đầu tư cá nhân, doanh nghiệp có thể mở rộng các dòng sản phẩm, dịch vụ mới hoặc thâm nhập vào các thị trường mới. Từ đó, doanh nghiệp sẽ không bị phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn doanh thu duy nhất.

Qua những lợi ích nêu trên, việc kiểm soát dòng tiền hiệu quả không những đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà còn giúp các cá nhân đưa ra định hướng đầu tư phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hạn chế nhiều rủi ro.

Đọc thêm: Cách xác định và lượng hoá rủi ro khi đầu tư.

RELEVANT SERIES