SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Tài chính là gì? Tìm hiểu bản chất và chức năng của tài chính

Để duy trì sự ổn định của nền kinh tế và xã hội, việc nắm rõ cách các cá nhân và tổ chức quản lý sử dụng và phân phối tài nguyên tài chính là rất quan trọng. Vậy tài chính là gì? Chức năng của tài chính hoạt động ra sao?
Avatar
Anh Long
Published Jul 11 2024
Updated Jul 16 2024
7 min read
tài chính là gì

Tài chính là gì?

Tài chính là lĩnh vực nghiên cứu về việc quản lý tiền bạc, tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia. Nó bao gồm việc thu thập, phân phối và sử dụng tiền bạc cũng như đánh giá rủi ro và lợi ích của các quyết định tài chính.

Tài chính giúp các thành phần trong nền kinh tế đưa ra quyết định tiền bạc đúng đắn, từ đó duy trì sự ổn định của nền kinh tế và thị trường tài chính.

Tìm hiểu thêm: Các mô hình và 11 chỉ số quan trọng trong kinh tế.

tài chính là gì
Tài chính là gì?
advertising

Bản chất và vai trò của tài chính

Để hiểu rõ hơn tài chính là gì, bạn cần nắm được bản chất và vai trò của tài chính đối với toàn cảnh kinh tế trong nước và thế giới.

Bản chất

Tài chính là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Quá trình này bao gồm các phương thức hoạt động và chuyển giao tiền tệ giữa các chủ thể, thể hiện qua việc phân phối và sử dụng nguồn tài chính.

Các mối quan hệ kinh tế điển hình trong tài chính:

  • Quốc gia và tổ chức quốc tế: Thực hiện các giao dịch tài chính với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác.
  • Chính phủ và doanh nghiệp: Chính phủ huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu và thu thuế, sau đó sử dụng nguồn tiền này để phân bổ kinh phí cho các hoạt động như an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội…
  • Người dân và doanh nghiệp: Thực hiện các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa và dịch vụ, đồng thời nộp thuế cho chính phủ.
  • Ngân hàng và khách hàng: Cá nhân gửi tiền vào các định chế tài chính như ngân hàng, công ty môi giới và công ty bảo hiểm.
  • Doanh nghiệp và nhà đầu tư: Doanh nghiệp huy động vốn từ các nhà đầu tư và sử dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh.
bản chất của tài chính

Vai trò

Tài chính đóng nhiều vai trò quan trọng:

  • Phân phối nguồn lực: Phân phối nguồn tài chính từ những người dư thừa sang những người thiếu hụt, từ đó thúc đẩy đầu tư, sản xuất và phát triển kinh tế.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Tài chính giúp doanh nghiệp và cá nhân sử dụng vốn một cách hiệu quả, từ đó tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
  • Giảm thiểu rủi ro: Các chủ thể kinh tế - xã hội giảm thiểu rủi ro thông qua các công cụ như bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro,...
  • Điều tiết tiền tệ quốc gia: Phân bổ quỹ tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân dễ dàng vay vốn, đầu tư và tiêu dùng.
  • Điều tiết kinh tế vĩ mô: Tăng sản lượng hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người dân, kiểm soát các mối quan hệ kinh tế.

Hoạt động điều tiết tiền tệ quốc gia ảnh hưởng đến điều tiết kinh tế vĩ mô và ngược lại. Ví dụ, khi việc vay tiền ngày càng đắt đỏ, người dân sẽ tiêu dùng ít đi (tăng trưởng kinh tế chậm lại). Nhưng nhờ vậy, giá cả lại trở nên ổn định hơn (điều tiết tiền tệ tốt hơn).

Hệ thống tài chính

Các thành phần chính của hệ thống tài chính bao gồm tài chính công, tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính và tài chính quốc tế.

hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính

Tài chính công

Tài chính công là việc quản lý ngân sách nhà nước, bao gồm:

  • Thu ngân sách: Thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác từ các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức khác.
  • Chi ngân sách: Sử dụng ngân sách để chi cho các hoạt động như giáo dục, y tế, an sinh xã hội.
  • Quản lý nợ công: Vay tiền để tài trợ cho các chi phí mà ngân sách không thể đáp ứng.
  • Điều tiết kinh tế vĩ mô: Sử dụng các công cụ tài chính như chi tiêu công, thuế và chính sách tiền tệ để tác động đến tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế.

Tài chính doanh nghiệp

Hệ thống tài chính doanh nghiệp tập hợp các quy trình, công cụ và phương pháp được sử dụng để quản lý tài chính của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Hệ thống này bao gồm các hoạt động như:

  • Lập kế hoạch tài chính: Dự báo nhu cầu vốn, lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn.
  • Phân tích tài chính: Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định tài chính sáng suốt.
  • Quản lý vốn lưu động: Quản lý các khoản thu, chi, hàng tồn kho và các khoản phải thu, phải trả.
  • Quản lý đầu tư: Đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư có tiềm năng sinh lời.

Thị trường tài chính

Đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, phái sinh, ngoại hối, hàng hóa...

Các hoạt động này được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian tài chính như:

  • Sở giao dịch chứng khoán
  • Ngân hàng
  • Công ty chứng khoán
  • Quỹ đầu tư

Tìm hiểu thêm: Chứng khoán là gì? Vai trò của các loại chứng khoán với nhà đầu tư.

Tài chính quốc tế

Tài chính quốc tế tập trung vào việc nghiên cứu và ứng dụng các nguyên tắc, phương pháp quản lý tài chính hiệu quả nhằm tối đa hóa giá trị cho các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế.

Tài chính quốc tế giúp các chủ thể như:

  • Doanh nghiệp: Tìm kiếm nguồn vốn, đầu tư, quản lý rủi ro tài chính trong môi trường quốc tế.
  • Chính phủ: Quản lý tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối, vay nợ nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài.
  • Cá nhân: Gửi tiết kiệm, chuyển tiền, đầu tư ra nước ngoài.

Phân biệt giữa tài chính và kế toán

Mặc dù có mối quan hệ mật thiết và cùng đóng vai trò quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, tài chính và kế toán lại là hai lĩnh vực riêng biệt với những đặc điểm khác nhau.

tài chính và kế toán

Tài chính hoạt động như một mạch máu lưu thông, cung cấp nguồn lực cần thiết cho các hoạt động kinh tế và góp phần nâng cao đời sống của người dân.

RELEVANT SERIES