SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

CBDC có thể là nỗi đe dọa của stablecoin

Thời gian vừa qua, các stablecoin như BUSD, USDC hay DAI đã phải đối mặt với những khủng hoảng nhất định, các nhà đầu tư đã nghĩ đến CBDC như một giải pháp để thay thế những tài sản trên trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nỗi lo của nhà đầu tư và chính phủ các nước về loại tiền của các ngân hàng trung ương.
Avatar
linhha
Published Mar 29 2023
Updated May 10 2023
11 min read
thumbnail

Nỗi lo về quyền riêng tư của chính phủ về CBDC 

CBDC (Central Bank Digital Currency) hay còn được biết đến là tiền tệ kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương (NHTW) của một quốc gia hoặc lãnh thổ có chủ quyền phát hành và đảm bảo. Do được phát hành bởi NHTW, CBDC có thể cung cấp cho chính phủ quốc gia phát hành quyền hành giám sát hoạt động tài chính của người dùng.  

Trong những năm gần đây, CBDC được phát triển như điều tất yếu, do những kỳ vọng về tiềm năng của loại tiền tệ này trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá rằng, công nghệ của CBDC có thể gây ra rủi ro bảo mật nghiêm trọng và hoàn toàn không cần thiết. Đặc biệt là tại Mỹ, nơi quyền tự do và bảo mật rất được coi trọng. 

CBDC nên bảo vệ quyền riêng tư chứ không nên trở thành công cụ giám sát

Christopher Giancarlo, Cựu chủ tịch CFTC

Ông Giancarlo cho rằng, Mỹ cần có những tác động cụ thể đến sự phát triển của CBDC theo hướng bảo vệ quyền cá nhân. Vị cựu chủ tịch CFTC mong muốn Mỹ sẽ tận dụng tiềm năng công nghệ của quốc gia để dẫn đầu sự phát triển CBDC với tiêu chí trở thành tài sản đại diện cho tự do chứ không phải công cụ giám sát.    

cbdc risk
CBDC là chủ đề gây tranh cãi của các nước phương Tây về tính bảo mật và quyền riêng tư. Nguồn Vietnamnet

Để xây dựng CBDC như một đồng tiền tự do, ông Giancarlo đề xuất sử dụng những công nghệ crypto tiên tiến như zero-knowledge proof hay homomorphic encryption (mã hóa đồng hình). Các công nghệ được đề xuất được kỳ vọng sẽ xây dựng CBDC không để lộ thông tin cá nhân của người dùng. 

Hiện Mỹ vẫn đang nghiên cứu và phát triển CBDC, nhưng khi CBDC chính thức đi vào hoạt động, nhiều người e rằng đây là lúc tính ẩn danh trong giao dịch tiền tệ dần mất đi. 

Cho đến thời điểm hiện tại, các giao dịch tiền pháp định đều có sự bí mật và ẩn danh cần thiết cho vấn đề tự do tài chính. Thông thường, mọi người có thể sử dụng tiền mặt để thực hiện các giao dịch mà không để lại dấu vết hay giấy tờ, đây là quyền cơ bản trong xã hội dân chủ.  

Người dân Mỹ phải được tiêu tiền của bản thân theo cách họ chọn mà không bị chính phủ theo dõi mọi lúc, mọi giao dịch 

Chuck Grassley, Thượng nghị sĩ bang Iowa

Mọi chi tiết của tất cả các giao dịch liên quan đến CBDC có thể được gửi đầy đủ cho các đơn vị quản lý nhà nước, chẳng hạn như cơ quan thuế. Đặc biệt hơn, nếu nhà đầu tư sinh sống tại Vương quốc Anh, cơ quan thuế sẽ không cần yêu cầu bất kỳ quyền hạn pháp lý bổ sung nào để kiểm tra tất cả các chi tiết của mọi giao dịch CBDC.

Các nhà đầu tư am hiểu về công nghệ blockchain cho rằng, quyền hạn kể trên không nên bị sử dụng và lạm dụng. Ngay cả trong chính phủ các nước, nhiều chính trị gia đã lên tiếng muốn điều chỉnh lại sự phát triển của CBDC. Điển hình như, vào ngày 22/2 Nghị sĩ bang Minnesota đã đề xuất Đạo luật chống giám sát CBDC nhằm sửa đổi nhiều vấn đề trong quá trình phát triển Dự án Dollar kỹ thuật số,

Các hành động gần đây của chính quyền Biden cho thấy rằng, họ không chỉ muốn tạo ra dollar kỹ thuật số, mà còn sẵn sàng đánh đổi quyền riêng tư tài chính của người Mỹ để đổi lại đồng CBDC nặng tính giám sát 

Tom Emmer, Hạ nghị sĩ bang Minnesota

Mervyn King - Cựu Thống đốc NHTW Anh bộc bạch rằng, CBDC đơn giản chỉ là cách thức thanh toán mới chứ không phải tiền tệ và không có vấn đề nào khiến đồng kỹ thuật số này là lời giải duy nhất. 

CBDC không hơn gì một trò thâu tóm quyền lực của các NHTW, với rủi ro lớn hơn rất nhiều so với lợi ích

Mervyn King, Cựu Thống đốc NHTW Anh

Hay mới đây nhất, Ron DeSantis - Thống đốc bang Florida đã kêu gọi các nhà lập pháp của tiểu bang đưa ra luật cấm CBDC tại đây. Ông DeSantis trực tiếp so sánh CBDC tương lai của Mỹ với e-CNY (CBDC của Trung Quốc) như một ví dụ điển hình cho vấn để sử dụng đồng kỹ thuật số rộng rãi để giám sát người dân. 

Mặc dù, ông Yi Gang -Thống đốc NHTW Trung Quốc luôn khẳng định: “Bảo vệ quyền riêng tư là một trong những vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của chúng tôi”. Nhưng thực tế, hệ thống thanh toán ẩn danh của đồng e-CNY vẫn bỏ ngỏ những rủi ro tiềm tàng. 

cbdc ecny
Cơ chế của e-CNY

Ở lớp đầu tiên trong hệ thống thanh toán cung cấp tính ẩn danh của e-CNY, NHTW cung cấp đồng nhân dân tệ kỹ thuật số cho các bên được ủy quyền và chỉ xử lý thông tin giao dịch trong mạng lưới tổ chức. Trong khi đó, lớp thứ hai cho phép thu thập thông tin cá nhân cần thiết dưới dạng mã hóa dành cho dịch vụ giao dịch. Ông Yi cam kết không chia sẻ thông tin cho bên thứ 3, nhưng liệu các tin tặc hòng trục lợi có nghĩ như vậy? 

Khi những vụ chiếm đoạt thông tin trên không gian mạng ngày càng phổ biến, có lý do để người dùng quan ngại về việc thông tin giao dịch của bản thân sẽ trở thành “vũ khí” quay ngược lại uy hiếp họ. Do đó, không phải nhà đầu tư nào cũng sẵn sàng sử dụng CBDC trong tương lai.

CBDC có phải mối đe dọa khiến crypto bị chính phủ ghẻ lạnh?

CBDC có những tác động tích cực như thúc đẩy tài chính, làm cầu nối giao dịch xuyên biên giới và hạn chế những tham nhũng hay rửa tiền. Ngoài mục đích về kinh tế, 119 quốc gia đang chạy đua về CBDC còn có những định hướng sử dụng khác nhau cho vấn đề chính trị. Do đó, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của CBDC trong bức tranh chung của toàn thế giới. 

CBDC có khả năng là phương tiện thanh toán và trở thành tiêu chuẩn toàn cầu. Chúng tôi tin rằng việc bắt đầu thử nghiệm ở giai đoạn này là một bước hoàn toàn cần thiết

Shinichi Uchida, Giám đốc điều hành Ngân hàng Nhật Bản

Tuy nhiên, phải có cầu thì cung mới tăng, những lo ngại về quyền riêng tư kể trên có thể khiến CBDC gặp khó khăn và khiến một tệp người dùng có tư tưởng quay lưng ngay từ giai đoạn thai nghén. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư cho rằng, các cơ quan chính quyền của các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc…đang có những động thái muốn đẩy crypto sang một bên để rộng đường cho CBDC phát triển.  

CBDC lẫn stablecoin có những điểm tương đồng, chúng đều được sử dụng như một dạng lưu trữ giá trị neo giá vào tiền pháp định và để tạo điều kiện cho giao dịch xuyên biên giới. Trong môi trường pháp lý thuận lợi cho crypto cùng thói quen sử dụng tiền pháp định, CBDC sẽ khó thu hút được lượng khách hàng mong muốn. Tiền pháp định chắc chắn không thể bỏ, do đó, crypto lọt vào tầm ngắm để giúp CBDC vươn lên. 

Hàng loạt những động thái của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC) trong đầu năm nay càng khiến nhà đầu tư chắc chắn hơn trong giả thuyết chính phủ hạn chế crypto để mở đường cho CBDC. Không chỉ các stablecoin như BUSD, nhiều tài sản crypto cùng những công ty bị cáo buộc vi phạm chứng khoán trong khi quy định hiện hành chưa rõ ràng. 

Đã từ lâu, mặc cho những lời kêu gọi về một quy định cụ thể dành cho crypto tại Mỹ, các nhà lập pháp tại xứ cờ hoa lại đang bỏ ngỏ vấn đề này. Khi chính quyền ông Biden quyết định tập trung vào phát triển CBDC riêng của Mỹ, những cơ quan như SEC lại liên tục có cáo buộc công ty crypto vi phạm Luật Chứng khoán như các doanh nghiệp truyền thống. Tạo nên sự nghi vấn và bức xúc trong lòng nhà đầu tư Mỹ 

Đọc thêm: SEC nhắm vào Coinbase

Nhưng liệu đàn áp crypto để mở đường cho CBDC có phải biện pháp đúng đắn? Khi trên thực tế, ở đất nước đã phát hành CBDC như Trung Quốc, mặc cho những chính sách cấm cản tiếp cận crypto, các nhà đầu tư vẫn tìm đến thị trường này bằng đủ mọi phương pháp. 

Đồng thời, mặc cho những ưu đãi khi sử dụng e-CNY, kết quả thử nghiệm trong năm 2022 tại Trung Hoa đại lục vẫn chưa đạt mức kỳ vọng. 

Kết quả thử nghiệm e-CNY không được lý tưởng khi mức sử dụng thấp và rất ít hoạt động

Xie Ping, Cựu giám đốc nghiên cứu của NHTW Trung Quốc

Tại đặc khu Hong Kong, trong bốn ngày đầu tiên kể từ khi ví cứng e-CNY tiếp cận người dân, chỉ có 625 người dân tại đây nhận được chúng. Ngay cả mức chiết khấu 20% cho rất nhiều cửa hàng cũng chưa thể trở thành yếu tố quyết định cho việc sử dụng CBDC của người dân tại đây.  

cbdc risk hongkong
Người dân tại Trung Quốc còn thờ ở với e-CNY. Nguồn: South China Morning Post

Tháng 5 sắp tới, các quốc gia thuộc G7 sẽ nhóm họp để thảo luận về quy định cho thị trường crypto. Các nhà đầu tư mong chờ quyết định cùng sự đóng góp hợp lý của những nước tham gia sẽ góp phần tạo nên môi trường kinh doanh để crypto lẫn CBDC không triệt hạ lẫn nhau mà cùng phát triển thuận lợi.

RELEVANT SERIES