SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Chi phí chìm là gì? Phương pháp quản lý tránh bẫy chi phí chìm

Bẫy chi phí chìm có thể gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư cá nhân. Vậy bản chất chi phí chìm là gì? Làm sao để tránh rơi vào bẫy tài chính này?
Anh Long
Published Sep 05 2024
6 min read
thumbnail

Chi phí chìm là gì?

Chi phí chìm là những chi phí đã bỏ ra và không thể thu hồi lại. Chi phí này có thể xuất hiện cả trong đời sống hàng ngày cũng như hoạt động kinh doanh.

Để đưa ra một quyết định đầu tư, các cá nhân hay tổ chức thường xem xét đến mục tiêu, mức độ rủi ro, nguồn lực, thị trường, chi phí cơ hội… thay vì cân nhắc chi phí chìm. Nguyên nhân vì chi phí này là khoản đầu tư cũ, không thể đảo ngược cho dù có thay đổi quyết định ở hiện tại hay tương lai.

Nếu như, công ty bạn đã đầu tư 100 triệu đồng vào một chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm mới. Sau một khoảng thời gian, bạn nhận ra chiến dịch này không hiệu quả và doanh số không tăng như mong đợi. Theo đó, số tiền 100 triệu đồng được xem là chi phí chìm.

chi phí chìm là gì
advertising

Bẫy chi phí chìm là gì?

Bẫy chi phí chìm (sunk cost fallacy) là hiện tượng tâm lý khi con người cố gắng tiếp tục đầu tư thêm thời gian, tiền bạc, nguồn lực… vào một dự án chỉ vì đã đầu tư vào đó trước đây, mặc dù khoản đầu tư này không còn hợp lý.

Có thể hình dung tình huống rơi vào bẫy chi phí chìm trong đời sống giống như bạn bỏ thời gian để xem hết một bộ phim nhàm chán hoặc chi tiền mua nhiều quần áo theo xu hướng mà không phù hợp với bản thân.

Ngoài ra, có một số bẫy chi phí chìm trong đầu tư như:

  • Bạn mua một loại cổ phiếu mà giá trị của nó đã giảm mạnh và cũng không còn khả năng tăng tưởng trong tương lai. Thay vì bán ra để cắt lỗ, bạn tiếp tục giữ cổ phiếu với hy vọng giá sẽ tăng trở lại.
  • Bạn tham gia vào một quỹ đầu tư nhưng kết quả thua lỗ liên tục. Thay vì chuyển sang quỹ khác, bạn lại chọn phương án rót thêm vốn vào quỹ này vì cảm thấy tiếc thời gian chờ đợi với số vốn ban đầu khá lớn.

Nguyên nhân chính dẫn đến bẫy chi phí chìm

  • Tâm lý bảo vệ khoản đầu tư: Theo Richard Thaler - một trong người đầu tiên đưa ra khái niệm về chi phí chìm và định khoản trí óc, con người thường có thói quen tiếc nuối và bị tác động bởi những chi phí đã bỏ ra cũng hay những quyết định trong quá khứ. Vì thế, ta thường thấy nhà đầu tư có xu hướng bảo vệ những thương vụ đã bỏ nhiều công sức hơn thay vì chọn phương án có tiềm năng cao hơn.
  • Chưa nắm rõ về chi phí chìm: Nhiều nhà quản lý chưa nhận biết rõ ràng về khái niệm chi phí chìm và không hiểu rằng những chi phí này không nên ảnh hưởng đến quyết định hiện tại, dẫn đến việc đưa ra các quyết định không hiệu quả.
  • Áp lực từ bên ngoài: Áp lực từ các cổ đông, ban giám đốc hoặc các bên liên quan khác cũng có thể đẩy nhà quản lý vào bẫy chi phí chìm. Họ có thể cảm thấy cần phải tiếp tục dự án để tránh mất uy tín hoặc để đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan.
  • Kỳ vọng không thực tế: Việc kỳ vọng quá mức vào khả năng thay đổi tình hình hoặc phục hồi các khoản đầu tư đã mất cũng có thể dẫn đến bẫy chi phí chìm.

*Richard Thaler (1945) là một nhà kinh tế học người Mỹ. Ông từng đạt giải Nobel Kinh tế vào 2017 cùng những công trình nghiên cứu về kinh tế học hành vi.

bẫy chi phí chìm
Bẫy chi phí chìm chủ yếu do tâm lý con người

Phương pháp quản lý và tránh bẫy chi phí chìm

Để quản lý và tránh bẫy chi phí chìm, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Xác định mục tiêu rõ ràng: Lập kế hoạch chi tiết cho mỗi dự án, bao gồm việc xác định tỷ suất sinh lợi mục tiêu và khoản lỗ tối đa có thể chấp nhận. Khi dự án không đạt được các mục tiêu này, cần quyết định cắt lỗ hoặc thoái vốn kịp thời​.
  • Tính toán chi phí cơ hội: Đánh giá các phương án khác nhau và xem xét lợi ích bị mất khi lựa chọn phương án hiện tại. Điều này giúp bạn dễ dàng từ bỏ những quyết định không còn phù hợp​.
  • Phân tích chi phí - hiệu quả: Sử dụng các phương pháp như phân tích chi phí - hiệu quả, phân tích ROI (Return on Investment) để đánh giá lại chi phí và lợi ích của các quyết định.
  • Tách biệt quyết định từ chi phí chìm: Đưa ra quyết định dựa trên tiềm năng và lợi ích trong tương lai thay vì dựa vào các chi phí đã xảy ra. Hãy tập trung vào những cơ hội mới mang lại giá trị tốt hơn.
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ và sẵn sàng thay đổi: Thực hiện kiểm tra định kỳ các dự án và quyết định đầu tư. Việc này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của bẫy chi phí chìm và điều chỉnh kịp thời để tránh tiếp tục đầu tư vào các dự án không hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Cách tính toán chi phí cơ hội khi đầu tư.

chi phí chìm
Có những cách thức nào giúp hạn chế mắc phải bẫy chi phí chìm

Như vậy, việc hiểu rõ đặc điểm và nhận biết nguyên nhân gây ra bẫy chi phí chìm cũng như áp dụng các phương pháp quản lý hiệu quả sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, tránh các quyết định sai lầm.

RELEVANT SERIES