SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Con đường trở thành đế chế tỷ đô của Fantom Foundation

Cuộc hành trình của dự án từng thua lỗ 35 triệu USD sau ICO đến đế chế tỷ đô Fantom.
Avatar
LilYang
Published Mar 27 2023
Updated Apr 02 2023
9 min read
thumbnail

Fantom có một cuộc hành trình khá gian nan để được như ngày hôm nay. Dự án cũng có những góc nhìn khác lạ so về mô hình doanh thu của một blockchain L1.

Quá trình phát triển của Fantom Foundation

Khởi đầu

coin98

Ngày 16/6/2018, Fantom mở bán token qua ICO thành công và nhận về khoảng 40 triệu USD với mức giá 11582 FTM = 1 ETH (ETH lúc đó có giá $450-$700). 

Tuy nhiên, những tháng sau đó thị trường đi vào downtrend, Tháng 12/2018 Fantom đã phải bán đi toàn bộ số ETH vừa gọi vốn thành công với mức giá thấp hơn nhiều. Lúc này Fantom gần như mất trắng 35 triệu USD, đội ngũ chỉ còn dưới 5 triệu USD để tiếp tục phát triển.

coin98

Fantom Token Sale. Nguồn: Icodrop

Năm 2019, Fantom (hiện tại là Fantom Foundation) phải chi trả cho những chi phí quan trọng như 3 triệu USD phí listing cho các sàn giao dịch, 500,000 USD phí tài trợ cho các KOL/influencer. Nhận thấy các chi phí marketing này quá tốn kém, Fantom đã ngay lập tức phải dừng mọi hoạt động marketing sau đó. 

Để tiết kiệm tối đa chi phí vận hành, các nhân sự C-level (nhân sự cấp cao) phải chấp nhận giảm lương, một vài người thậm chí làm việc không lương. Fantom khi đó chỉ tuyển những nhân sự dev nòng cốt, không chi bất kì khoản tiền nào cho việc marketing và thuê nhân sự mảng khác. Nhờ vậy, chi phí hàng năm giảm còn 500,000 USD.

Từ giai đoạn giữa 2019 đầu 2020, quỹ dự trữ của Fantom bắt đầu giảm dần, dự án phải bán FTM để chi trả các khoản chi phí ngoài dự kiến. Khi đó Fantom chỉ còn 3 triệu USD và 45,000,000 FTM trị giá khoảng 400,000 USD. 

Tại thời điểm này, Fantom đưa ra quyết định bắt đầu tham gia vào thị trường DeFi còn rất non trẻ. Mục tiêu của Fantom là mở rộng quỹ dự trữ lên mức 8 triệu USD vào cuối năm 2020, số tiền này cho phép họ đốt 1.5 triệu USD/năm vào các loại chi phí duy trì. Fantom khi đó đã đúng khi đặt cược vào DeFi trước khi DeFi Summer thực sự bùng nổ.

defi 2020

Timeline các dự án xuất hiện trong DeFi Summer 2020. Nguồn: Dmitriy Benrenzon

Đặt cược vào DeFi

Tháng 3/2020, chi phí hàng năm của Fantom đang ở mức 600,000 USD. Với 3 triệu USD đổ vào DeFi, Fantom Foundation nhận được mức APY là 20%, vừa bằng mức chi phí hàng năm. Chính từ thời điểm này, Fantom bắt đầu nghĩ tới việc mở rộng.

Tháng 6/2020, Compound chính thức hoạt động và cho ra mắt token COMP, đây chính là dự án đầu tiên thành công trong việc khai chương trình liquidity mining. Fantom ngay lập tức tham gia và kiếm về 39,071 USD/tuần từ token COMP, 20,320 USD/tuần từ sUSD của Synthetix.

susd yield farming

Các sử dụng sUSD tham gia yield farming.

Fantom đã thu được 6 triệu USD từ khoảng 2 triệu USD vốn ban đầu. Sau khi có lợi nhuận từ DeFi, Fantom Foundation dùng số tiền đó mua lại FTM. 57,933,544 FTM được bổ sung vào quỹ dự trữ, khi đó tổng giá trị quỹ dữ trữ là 8 triệu USD, hầu hết đến từ hoạt động yield farming trên COMP và SNX.

Tới tháng 7/2020, Fantom đã mang về quỹ dự trữ hơn 150 triệu FTM, tổng cộng nắm giữ 207,378,636 FTM. Với đà phát triển nhanh, T8/2020 dự án đã tích luỹ được 18 triệu USD (11 triệu stablecoin và 7 triệu USD giá trị FTM). Khi đó có một nhà cung cấp dịch vụ RPC đưa ra đề nghị 8 triệu USD đổi lấy quyền tích hợp mạng Fantom, phía dự án đã từ chối.

Đến tháng 10/2020, quỹ dự trữ của Fantom đạt mức 39,687,104 USD (tính cả những token đang bị khoá), chính thức quay trở lại mức gọi vốn ban đầu sau quãng thời gian 2 năm “đu đỉnh".

Tăng trưởng

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường, Năm 2021 giá trị tàn sản trong quỹ dự trữ của Fantom nhanh chóng tăng từ 51 triệu USD lên 146 triệu USD. Trong đó có 20 triệu stablecoin, 50 triệu USD giá trị CRV và 50 triệu USD giá trị FTM. Mức thu nhập từ mọi nguồn của Fantom đạt hơn 1 triệu USD/tuần.

Từ thời điểm này, dự án bắt đầu nhận được sự chú ý của các quỹ đầu tư:

  • 23/2/2021: Fantom công bố bán thành công 81,500,000 FTM cho Alameda Research (thời điểm đó vẫn là một nhà đầu tư chất lượng) tại mức giá trung bình 0.42 USD và nhận về 34,9 triệu USD.
  • 24/2/2021: Tiếp tục bán 10,384,165 FTM cho Blocktower Capital và nhận về 5 triệu USD.

alameda fantom

Alameda Research đầu tư vào Fantom đầu năm 2021.

Đến tháng 5/2021, tổng quỹ dự trữ của Fantom đạt $1,478,471,641 (bao gồm cả FTM), trong đó có 400 triệu FTM và 300 triệu USD là tài sản có thể thanh khoản ngay lập tức. Tháng 9/2021, con số này giảm nhẹ xuống còn 263 triệu USD (không tính FTM).

Tháng 1/2022, Alameda Research tiếp tục liên lạc với Fantom để hợp tác trong tương lai. Cũng trong tháng đó, một sàn giao dịch đưa ra đề nghị 300 triệu USD để được listing FTM, Fantom đã đồng ý.

Thời điểm giữa 2022, khi thị trường đỏ lửa, dự án lỗ 50 triệu USD do quỹ dự trữ nắm giữ BOO, CRV, YFI, CVX, ETH. Dù vậy, Fantom vẫn có hơn 100 triệu USD stablecoin.

Tới tháng 11/2022, quỹ dự trữ của Fantom đã nắm giữ một lượng lớn tài sản:

  • 450 triệu FTM (khoảng hơn 225 triệu USD)
  • Hơn 100 triệu USD stablecoin
  • Hơn 100 triệu USD các loại tài sản crypto
  • Hơn 50 triệu USD các loại tài sản không phải crypto
  • Mức chi phí hàng năm tăng lên 7 triệu USD/năm

Thành quả hiện tại

Với khoản dự trữ hiện tại, Fantom có thể tiếp tục duy trì dự án khoảng 30 năm mà không cần kiếm thêm doanh thu hoặc dùng tới FTM.

Theo update mới nhất, số năm có thể duy trì đã tăng lên 45 năm dù Fantom đang liên tục tuyển dụng (đặc biệt là các vị trí marketing), số lượng nhân viên đã tăng 18% so với tháng 12/2022.

Tổng hợp dữ liệu từ các ví crypto của Fantom Foundation có thể thấy đây dường như không phải những lời ba hoa. Các ví được dán nhãn Fantom Foundation trên Etherscan đang nắm giữ gần 600 triệu USD tài sản crypto, trong đó FTM chiếm khoảng 87% tổng portfolio.

fantom foundation wallet

 Tổng hợp tài sản trên các ví Fantom Foundation. Nguồn: Debank

Ngoài FTM, các ví này còn nắm giữ một vài token khác như CRV, ETH, MULTI… và thường sử dụng FTM cùng các token này để farming, lending, staking trên các nền tảng DeFi.

Một số nguồn doanh thu khác của Fantom:

  • Validators: Fantom Foundation chạy tổng cộng 9 validator và hiện đang stake 60,708,615 FTM. Thu nhập từ các validator là khoảng 4,182,823 FTM/năm.
  • Delegator: Ngoài chạy validator riêng, Fantom Foundation cũng uỷ quyền 60,000,000 FTM cho các validator khác trên mạng Fantom. Từ đó nhận về 4,100,000 FTM/năm.
  • Doanh thu từ mạng lưới: Các dự án trên Fantom được nhận về 15% phí giao dịch được tạo ra từ dự án. Với mức 30,000 FTM được sử dụng làm phí gas mỗi ngày, Fantom Foundation thu về hơn 1 triệu USD mỗi năm (0.005 USD/giao dịch). 
  • Doanh thu từ DeFi: Hiện Fantom kiếm được khoảng 5,980,000 USD/năm nhờ việc sử dụng các chiến thuật DeFi trên cả mạng Fantom và Ethereum.

Với các khoản đơn thuần như trên, Fantom hiện tại có thể thu về hơn 10 triệu USD/năm, điều này khiến dự án có dòng tiền ổn định, đủ để duy trì và mở rộng hơn nữa trong tương lai.

Xem thêm: Fantom đang nỗ lực để trở lại

Kinh nghiệm rút ra

Từ quá trình phát triển của Fantom Foundation, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học cũng như góc nhìn về thị trường crypto:

  1. Thứ nhất, dự án mới ra mắt, không cần quá quan tâm vào việc listing hay các hoạt động marketing đắt đỏ.
  2. Thứ hai, FTM được xây dựng tokenomic hiệu quả - được mua vào liên tục khi Fantom Foundation có lãi. Hoàn toàn không bán ra để trang trải chi phí vận hành.
  3. Cuối cùng, theo quan điểm của Andre, các dự án blockchain L1 không hề có doanh thu, việc chạy validator của Fantom chỉ là để hỗ trợ mạng lưới, doanh thu từ phí của mạng Fantom cũng phần nhiều dành cho các dự án và các dự án Layer 1 chủ yếu kiếm tiền qua việc bán token. 

Đây là một mô hình hữu hạn, do đó nếu một dự án chỉ kiếm tiền bằng cách bán token sẽ không bền vững. Với Fantom, giải pháp cho họ là DeFi. Nhờ sự xuất hiện của DeFi, Fantom đã từ dự án sắp cạn tiền trở thành một dự án có thể tiếp tục vận hành trong 30 năm tới.

Có thể thấy thị trường crypto vô cùng khắc nghiệt, ngay cả những dự án, con người kì cựu trong thị trường cũng phải “đu đỉnh", mất tới gần 2 năm mới có thể quay trở lại mốc ban đầu. Tuy nhiên, khi đã tìm ra con đường giúp bạn lấy lại những gì đã mất, đây là lúc bạn thật sự kiếm được tiền từ thị trường crypto.

RELEVANT SERIES