Defi Lego: Lending and Borrowing (phần 2)
Trong phần 2 của Defi Lego: Lending and Borrowing, mình sẽ chia sẻ về 3 nền tảng: Maker, Compound, Aave và các cơ hội đầu tư xung quanh chúng. Maker, Compound, Aave được xem là các “Financial primitives” trong mảng Lending & Borrowing nói riêng và Defi nói chung.
Nếu chưa đọc phần 1 thì đọc ở đây.
[toc]
Maker
Khái niệm cơ bản
Maker là một hệ thống sử dụng cơ chế thể chấp quá mức (Over - Collateral) được vận hành nhằm tạo và giữ giá cả ổn định cho đồng Stablecoin DAI.
Hiểu đơn giản cứ 40$ giá trị Crypto Asset mà người dùng Deposit vào MakerDAO thì người dùng có thể Minted ra tầm 15 - 20 DAI, Minted càng nhiều thì rủi ro bị thanh lý càng cao.
Tính năng chính
Tính năng chính của cả hệ thống Maker là thì chỉ có một là:
- Deposit tài sản thế chấp vào Maker Vault và Tạo CDP để nhận DAI Token.
Phần tính năng còn lại đa số là các cơ chế bổ sung để giúp việc vận hành của MakerDAO trơn tru, hiệu quả và giữ giá DAI ổn định quanh mức 1$.
What's next in 2021?
Không có quá nhiều khác biệt với MakerDAO trong năm 2021, chủ yếu là tích hợp các tính năng tiện ích để quá trình hoạt động của MakerDAO hiệu quả hơn.
Ví dụ:
MakerDAO tích hợp Yield Protocol cho phép người dùng có thể Vay với lãi suất cố định.
Compound
Khái niệm cơ bản
Compound là một Money Market Protocol.
Nó gồm các nhóm tài sản có lãi suất thả nổi được tính theo thuật toán dựa trên cung và cầu đối với tài sản đó.
Compound được xem là dự án tiên phong trong mảng này, có thể ví nó là Uniswap trong mảng AMM.
Tính năng chính
Một số tính năng chính của Compound:
- Lenders (Depositors) Deposit các Crypto Assets vào Pool để nhận lãi suất thả nổi.
- Borrowers (loan takers) thế chấp Crypto Asset vào Pool để vay một khoản tiền và trả lãi suất dựa trên số tiền họ vay, về cơ bản thì borrower cũng là một Lenders vì theo cơ chế của Compound, họ phải Deposit vào trước thì mới có thể vay được.
- cToken đại diện cho số dư của người dùng mỗi khi tương tác với các Pool thanh khoản của Compound.
Tiền lãi trong Compound không được phân phối trực tiếp. Thay vào đó, cTokens tích lũy lãi suất thông qua tỷ giá hối đoái của chúng theo thời gian. Vì vậy, chỉ cần nắm giữ cTokens, người dùng sẽ kiếm được tiền lãi.
Mỗi Underlying asset sẽ có một cToken riêng làm đại diện (DAI - cDAI, ETH - cETH, USDC - cUSD,...), nó cho phép bạn kiếm tiền lãi và có thể dùng làm tài sản thế chấp để đi vay trong compound.
cToken hoạt động tương tự như một ERC20 vì vậy nó có thể được giao dịch hoặc được dùng để xây dựng nên các sản phẩm khác.
Ví dụ:
Giả sử người dùng Deposit 1,000 DAI cho Compound, khi tỷ giá hối đoái là 0,020070 cDAI/DAI thì người dùng sẽ nhận được 49,825.61 cDAI (1.000 / 0,020070).
Một vài tháng sau, Người dùng quyết định đã đến lúc rút DAI của mình khỏi Compound, tỷ giá hối đoái bây giờ là 0,021591.
49,825.61 cDAI của người dùng hiện bằng 1,075.78 DAI (49,825.61 * 0.021591)
What's next in 2021?
Bước tiếp theo của Compound là Compound Chain - Một Blockchain được thiết kế chuyên biệt để có thể lưu trữ và chuyển thanh khoản hiệu quả giữa các blockchain khác nhau.
Một số điểm chính về Compound Chain:
Account:
- Cấu trúc địa chỉ public key - private key giống với đa số các Blockchain hiện giờ. Người dùng sẽ không bỡ ngỡ khi tiếp xúc với Compound Chain.
- Trên Compound Chain, tài sản của các blockchain khác nhau có thể được chuyển cho nhau. Ví dụ: một địa chỉ Ethereum có thể chuyển ETH đến một địa chỉ Tezos hoặc một địa chỉ Tezos có thể wBTC đến địa chỉ Solana.
Asset:
- Compound Chain có khả năng tương thích với các Blockchain khác nên có thể hỗ trợ nhiều Crypto Asset (ETH, UNI, SOL, DOT, NEAR,...) làm Collateral.
Consensus mechanism:
- Compound Chain sử dụng POA làm cơ chế đồng thuận của mình. Cơ bản thì POA sẽ ít Decentralized hơn vì các Validators Node sẽ được chọn.
Native Token của Compound - COMP Token
- COMP Token sẽ được dùng để quản lý Compound Chain và các Validator Sets.
Native Token của Compound Chain - CASH
- CASH giống như DAI của MakerDAO.
- Có 2 hai điều có thể xác định: CASH có chức năng chính là đơn vị định giá trong Compound và phí giao dịch trên Compound Chain, các điều khác liên quan vẫn chưa rõ.
Aave
Khái niệm cơ bản
Aave là một Money Market Protocol.
Chức năng chính của Aave tương tự như Compound. Mọi người có thể tưởng tượng Aave như Sushiswap và Compound như Uniswap.
Một bên có ưu thế là người đi trước và dẫn đầu cuộc đua, một bên đi sau nhưng luôn tích cực nghiên cứu & phát triển tích hợp các tính năng hữu ích vào nền tảng để thu hút người dùng mới và giữ chân người dùng cũ.
Tính năng chính
- Lenders (Depositors) Deposit các Crypto Assets vào Pool để nhận lãi suất thả nổi.
- Borrowers (loan takers) thế chấp quá mức để nhận khoản vay và trả lãi suất dựa trên số tiền họ vay.
- tích hợp với Swap.rate cho phép Depositors & Borrowers có thể hoán đổi giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.
- Hỗ trợ Flash loan.
- aToken đại diện cho số dư của người dùng mỗi khi tương tác với các Pool thanh khoản của Aave. ATokens được chốt 1: 1 với giá trị của tài sản thế chấp được gửi trong giao thức Aave. Tương tự như cToken, aToken có thể được lưu trữ, chuyển nhượng và giao dịch tự do.
Tiền lãi trong Aave được phân phối trực tiếp thông qua việc gia tăng số của aToken, chúng được tích lũy theo thời gian thực, người dùng có thể xem số dư của mình tăng lên theo từng Block của Ethereum.
Ví dụ:
Giả sử người dùng Deposit 1,000 DAI vào Aave, người dùng nhận được 1,000 aDAI.
Một vài tháng sau, người dùng quyết định đã đến lúc rút DAI của mình khỏi Aave, số lượng
aDAI lúc này của người dùng là 1,071.21 aDAI tương đương 1,071.21 DAI.
What's next in 2021?
Bước tiếp theo của Aave là Aave v2. Aave v2 tập trung cải thiện và tối ưu các giải pháp được đưa ra trong Aave v1.
Một số điểm chính về Aave v2:
- Trong phiên bản Aave v1, các Collateral chỉ có thể bị khóa trong Pool. Trong Aave v2 thì các Collateral có thể được giao dịch tự do giữa các tài sản được hỗ trợ trong Pool. Điều này gián tiếp cho phép người dùng có thể Swap Yield.
- Trước Aave v1, nếu người dùng muốn sử dụng một phần tài sản thế chấp của họ để trả một khoản vay, trước tiên họ phải rút tài sản thế chấp, sử dụng nó để mua tài sản đã vay, sau đó mới trả nợ và mở khóa tài sản thế chấp đã ký gửi. Điều này yêu cầu ít nhất 4 giao dịch trên nhiều Protocol, tốn kém thời gian và tiền bạc và tạo ra trải nghiệm tổng thể không liền mạch. Trong Aave v2 cho phép người dùng đóng các khoản vay bằng cách thanh toán trực tiếp bằng tài sản thế chấp chỉ trong 1 giao dịch.
- Trong Aave v1, một liquidator cần phải có vốn trong ví của chính họ hoặc lấy nó từ một nơi khác để thanh lý một vị trí và nhận được phần thưởng thanh lý đó. Với Aave V2, liquidator có thể sử dụng Flash loan để vay vốn từ chính Aave để thực hiện thanh lý và kiếm lợi nhuận.
- Trong Aave v2, Flash Loan sẽ được nâng cấp, cung cấp các tính năng mới như “vay nhiều tài sản” trong cùng một tx (Batch Flash Loans). Điều này dẫn tới việc người dùng có thể kết hợp với các tính năng khác nhau của Aave để tạo ra nhiều công cụ sáng tạo.
- Tính năng mới Native Credit Delegation giúp người dùng tiếp cận với các khoản vay không đảm bảo (Unsecured Loan).
- Trong Aave V2, Borrower có thể có cả vị thế vay ổn định và vị thế vay thả nổi, với cùng một tài sản cơ bản, từ cùng một ví. Điều này mang lại cho Borrower nhiều lựa chọn và linh hoạt hơn đối với vị thế cho vay của họ, và người đi vay vẫn có thể chuyển đổi giữa tỷ giá thay đổi và ổn định bất cứ lúc nào.
- Ngoài ra Aave v2 sẽ giới thiệu các giải pháp tối ưu Gas Fee, có thể giảm chi phí giao dịch trên Aave lên đến 50% trong một số trường hợp!
Top 3 Lending & Borrowing Stats
Dưới đây làm số thông số quan trọng của Aave, Compound, MakerDAO.
TVL - Total Value Locked
Tháng 6, TVL tổng của MakerDAO, Compound, Aave đã phá $1B. Kể từ lúc đó, TVL luôn có xu hướng tăng rõ ràng bất chấp việc giá cả của đa số các dự án Defi đi xuống.
Đến cuối 12/2020, TVL của cả 3 nền tảng đã gần $7B, tức là hơn x6 trong vòng 6 tháng. Trong đó, TVL của MakerDAO đang nổi trội hơn Compound và Aave. Điều này có thể là do nhu cầu về DAI là rất lớn (DAI là Token được Borrower vay nhiều nhất).
FDV - Fully Diluted Valuation
Tháng 6, Compound mở đầu làn sóng “liquidity Mining” đưa COMP Token thành một trong những Token có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thị trường trong khoản thời gian đó.
Nhưng những tác dụng phụ của liquidity mining cũng bộc lộ rõ, chu trình farming COMP - bán COMP chốt lời đã gây ra Sell Demand không hề nhỏ lên COMP Token, khiến giá COMP Token không có xu hướng rõ ràng trong thời gian từ tháng 6 tới nay.
Tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất là AAVE Token, FDV của AAVE đã tăng x10 trong 6 tháng qua (giá cũng đã x10 từ đó).
Các khoản vay được ưa chuộng nhất
Borrowers vẫn ưa thích vay Stablecoin nhất, đứng nhất là DAI, mình nghĩ lý do chính là vì đa phần DAI đều được chấp nhận ở trong các Defi Protocol hay Defi Dapp. Vị trí thứ hai, ba là USDC và USDT. Cả 3 Stablecoin chiếm hơn 90% giá trị của các khoản vay.
Cơ hội đầu tư
“Tại sao lại phải lại tìm hiểu những protocol có Cap gần cả tỷ đô như thế. Trong khi mục tiêu của tôi là x10 - x100, sao không trực tiếp nhảy vào tìm hiểu những dự án có Cap trung bình - nhỏ để có cơ hội x nhiều hơn.”
Nếu đó là suy nghĩ của bạn thì mình có một số chia sẻ như sau:
- Đa số chúng ta thường đánh giá quá cao lợi nhuận trong ngắn hạn và đánh giá thấp tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn. Một Token đã x nhiều lần trước đó và Fullcap đã hơn $2B, không có nghĩa là nó không có cơ hội x10 hay x100 từ giá đó nữa (case LINK Token từ 2$ lên 20$ trong năm 2020).
- Các dự án lớn đều bắt đầu là các dự án nhỏ, riêng Compound, Aave chỉ cần không tới 1 năm để đi từ Zero to Top của mảng Lending & Borrowing, rõ ràng chúng nó phải có những điểm hay, điểm độc đáo riêng để chiến thắng các đối thủ khác cùng phân khúc và vươn lên top. Nếu không hiểu chúng làm gì, có điểm độc đáo, nổi bật nào thì làm gì có một Background tổng thể để so sánh và đưa ra kết luận rằng một dự án nhỏ nào đó trong cùng một phân khúc có thể x10, x20 hoặc đánh bại những dự án đứng đầu???
- Cá nhân mình nghĩ, chúng ta chỉ mới ở những giai đoạn đầu của Crypto Space, quy mô của cả ngành có thể sẽ còn phình to hơn nữa, vì vậy trong giai đoạn hiện giờ, việc gì cũng có thể xảy ra nên hãy luôn giữ thái độ nghi ngờ với những thông tin mà mình tiếp thu, tốt hơn là tự Research lại cho chắc (DYOR), đừng vì những phỏng đoán cảm tính mà làm mất các cơ hội đầu tư đem lại lợi nhuận cao.
Maker
Trên Ethereum các bạn đã thấy DeFi làm cho DAI hot như thế nào và Maker (MKR) có FDV tầm hơn 500M$.
Vậy mô hình của Maker triển khai trên các Chain khác hoặc trên Layer 2 của Ethereum thì sao?
Mình nghĩ sớm thôi đều trên sẽ xảy ra, là Retail Investor, các bạn có thể tham gia mua và hold token (nếu thấy giá hợp lý), hoặc “Skin in the Game” sớm để có thể nhận được các khoản Airdrop bất ngờ như UNI và 1INCH.
Một số Chain mà các bạn nên quan tâm và cập nhật thông tin thường xuyên:
- Acala - Polkadot.
- Solana.
- Near.
- Venus - Binance Smart Chain.
- Avalanche.
- Etherem Layer 2 (Matic, xDAI , Sakle,...).
Aave
Tương tự Maker, cơ hội đầu tư từ Aave có các trường hợp chính sau:
- Các dự án clone Aave trên Chain khác.
- Các dự án Clone Aave trên Ethereum Layer 2 (Easyfi trên Matic network).
- Các dự án tận dụng các Innovation của Aave như FLash loan,...
Compound
Mình nghĩ cơ hội nhiều nhất kiếm tiền với Compound là Compound Chain, hiện giờ thông tin vẫn còn ít và hạn chế.
Mặc khác, Compound Chain cũng có nhiều thông tin trái chiều, nhưng ở góc độ là một Speculator như đa số chúng ta thì không quan tâm nhiều đến thế, chủ yếu là kiếm tiền được từ một việc, sự kiện nào đó là ổn áp.
Vì vậy, mọi người nên follow Compound để cầu may các cơ hội từ Compound Chain.
Tổng kết
Một số đúc kết của mình:
Năm 2021, Bộ 3 Aave, Compound, Maker vẫn sẽ giữ vững vị trí Top 3 trong phân khúc Lending & Borrowing. Nhưng vị trí thì sẽ khác, Aave sẽ vươn lên dẫn đầu, giá mỗi AAVE Token có thể đạt 700 - 800$ trong năm 2021.
Sẽ có các cơ hội đầu tư xung quanh Aave và Maker ở Ethereum Layer 2 và các Chain khác.
Compound Chain là một bước đi mạo hiểm, nếu thành công sẽ củng cố vị thế đứng đầu của Compound. Nhưng nếu Compound Chain hoạt động không như kỳ vọng thì họ sẽ rớt khá thảm.