SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Điểm sáng tương tác xuyên chuỗi: ZetaChain

Omnichain là giải pháp nổi bật trong lĩnh vực tương tác xuyên chuỗi. Ngoài LayerZero, ZetaChain là một dự án khác biệt tuy nhiên chưa nhận được sự chú ý tương xứng.
Avatar
LilYang
Published Jul 29 2024
Updated Jul 31 2024
9 min read
crosschain zetachain

Công nghệ Omnichain đang là giải pháp nổi bật trong lĩnh vực tương tác, gửi nhận tài sản xuyên chuỗi. Ngoài LayerZero, ZetaChain là một trong những dự án khác biệt tuy nhiên chưa nhận được sự chú ý tương xứng.

Hiểu về ZetaChain

PoS Blockchain L1 ZetaChain có thể kết nối và cho phép tương tác xuyên chuỗi giữa các chain. ZetaChain được xây dựng với bộ công cụ Cosmos SDK, sử dụng cơ chế đồng thuận Tendermint, có khả năng tương thích với EVM nhờ sử dụng execution layer zEVM.

zetachain messari
Tính năng chính của ZetaChain. Nguồn: Messari & ZetaChain

Các dapp trên ZetaChain có thể tương tác với các dapp trên blockchain khác nhờ tích hợp hợp đồng thông minh omnichain. Nhà phát triển cũng có thể gửi tin nhắn, thông tin, dữ liệu qua các chain khác với ZetaChain Connector. Tất cả những điều này có thể được thực hiện dù blockchain đó không hỗ trợ hợp đồng thông minh (như Bitcoin).

Xem thêm: ZetaChain là gì?

Cấu trúc của ZetaChain

Thành phần chủ chốt trong việc tạo nên cấu trúc của ZetaChain là mạng lưới các validator node phi tập trung có nhiệm vụ đạt được sự đồng thuận trong các hoạt động cross-chain. Các node sẽ chạy đồng thời 2 phần mềm là Zeta Core và Zeta Client:

  • Zeta Core: Đảm nhận nhiệm vụ chạy L1, tạo ra block, tương tự với các PoS blockchain khác.
  • ZetaClient: Quan sát các sự kiện từ các chain ngoài, ký giao dịch trước khi giao dịch đó được gửi sang chain khác.

Ngoài các nhiệm vụ chung, validator node sẽ được tiếp tục chia nhỏ thành 3 thành phần với nhiệm vụ khác nhau:

  • Basic Validators: Validator tiêu chuẩn, stake ZETA và tham gia bầu chọn trên block proposal. Những node này cần luôn online và sẵn sàng tham gia vào việc sản xuất khối.
  • Observers: Đảm nhiệm vai trò xử lý các hoạt động từ chain khác. Được chia ra 2 vai trò nhỏ hơn là Sequencer (quan sát và báo cáo thông tin) và Verifier (xác nhận và đi đến thống nhất).
  • TSS Signer: Giúp Zeta lưu giữ tài sản và ký tin nhắn trên chuỗi bên ngoài. Vừa có thể tương tác với hợp đồng thông minh vừa có thể lưu ký tài sản trên các chain không hỗ trợ hợp đồng thông minh.
cấu trúc hoạt động zetachain
Cấu trúc của Zetachain.

Từ cấu trúc trên, ZetaChain tập trung vào 2 điểm sáng nổi bật là hỗ trợ Omnichain Smart Contract và Cross-chain Message Passing (truyền thông tin xuyên chuỗi). Tìm hiểu sâu hơn về công nghệ và cách tính năng nổi bật của ZetaChain ở phần tiếp theo.

Hình dung một cách đơn giản, ZetaChain gần giống với Axelar nhưng tương thích với các dự án EVM và THORChain nhưng hỗ trợ hợp đồng thông minh.

advertising

Công nghệ và tính năng nổi bật của ZetaChain

Cross-Chain Message Passing (CCMP)

CCMP được sử dụng để gửi tin nhắn đến/từ các chuỗi khác bằng cách sử dụng ZetaChain là người trung gian ở giữa. Mục đích ban đầu của CCMP là tăng cường khả năng tương tác ngoài chuỗi cho những Dapp đã có sẵn trên các blockchain khác.

Đối với ZetaChain, giao thức nhắn tin chuỗi chéo CCMP của họ được hỗ trợ bằng cách sử dụng native token ZETA. Phí gas phát sinh từ các hợp đồng hỗ trợ CCM được tính bằng token ZETA và phải được gửi đến hợp đồng Connector trên chain gốc.

Ví dụ về quy trình swap 1.2 ETH trên Polygon sang USDC trên Polygon:

  • ETH được hoán đổi lấy ZETA trên Polygon AMM
  • ZETA được gửi đến ZetaChain
  • ZETA được chuyển từ ZetaChain sang Ethereum
  • ZETA được đổi lấy USDC trên Ethereum
  • Người dùng nhận USDC trên Ethereum.
cách hoạt động ccmp

Dù cơ chế này khiến token ZETA có vai trò quan trọng hơn nhưng lại  gặp bất lợi về hiệu quả sử dụng vốn trên nhiều pool tại nhiều chain khác nhau. Với mảng này, ZetaChain là đối thủ của các dự án nổi tiếng như LayerZero, Axelar, IBC, Chainlink CCIP…

Omnichain Smart Contracts

Hợp đồng thông minh Omnichain trên Zeta hoạt động được là nhờ giao thức TSS. Validator của Zeta chạy full node và chia sẻ việc ký kết trên các chain bên ngoài nên các node này có thể lưu ký tài sản thay mặt cho ZetaChain và người dùng.

image

Các Omnichain Smart Contract chỉ cần triển khai một lần trên ZetaChain, sau đó kết nối với các blockchain khác. Sau khi kết nối, các chain này có thể gửi tài sản qua địa chỉ hợp đồng trên ZetaChain dưới tiêu chuẩn token ZRC-20.

Như vậy, BTC không thực sự được gửi từ mạng Bitcoin sang ZetaChain mà được gửi vào một địa chỉ lưu ký của Zeta Validator, sau đó được thể hiện trên ZetaChain. Hợp đồng Omnichain cũng có thể dễ đàng được triển khai với các dApp như Uniswap, Aave…

Điểm mạnh của cơ chế này là giúp người dùng có được trải nghiệm liền mạch, triển khai đồng bộ và thống nhất với tất cả các chain miễn là chain đó đã kết nối với ZetaChain.

Liệu những giải pháp này của ZetaChain có ưu thế gì so với những cái tên khác như LayerZero, Chainlink, Axelar…?

So sánh giải pháp của ZetaChain

Với các giải pháp CCMP khác (LayerZero, Chainlink, IBC)

LayerZero và một số giải pháp CCMP khác biệt so với ZetaChain từ cấu trúc cơ sở hạ tầng, các dự án này không phải là blockchain nền tảng, nhà phát triển khi muốn phát triển protocol có ít sự tùy biến hơn.

layerzero
Mô hình cấu trúc của LayerZero.

Ngoài ra, LayerZero hoạt động dựa trên cấu trúc Oracle và Relayer tập trung, cần sự tin tưởng cao cũng như mức độ phi tập trung thấp. Nhánh phát triển chính của LayerZero là tiêu chuẩn OFT và ONFT, cơ chế giúp LayerZero có thể mint burn token trên các chain đã được hỗ trợ. Trong khi đó, ZetaChain sử dụng token ZETA làm đại diện chuyển giao giá trị cross-chain.

Mô hình Chainlink CCIP

chainlink ccip

Chainlink CCIP cũng có cách hoạt động gần giống với LayerZero khi đều sử dụng off-chain oracle truyền tải thông tin giữa các chain, điều này dẫn tới khác biệt cơ bản về cấu trúc cơ sở hạ tầng với ZetaChain.

Thực tế Chainlink CCIP hiện mới được sử dụng chủ yếu bởi Synthetix và Aave. Ứng dụng chính của CCIP là phục vụ mảng RWA giữa các blockchain của các tổ chức lớn. Khách hàng mục tiêu của CCIP cũng khác biệt so với ZetaChain và LayerZero.

Mục đích sử dụng chính của CCIP với RWA
Mục đích sử dụng chính của CCIP với RWA.

Với các blockchain L1 khác

Các Layer 1 blockchain hoạt động với mục đích phục vụ tương tác xuyên chuỗi có cấu trúc và cách hoạt động gần giống với ZetaChain hơn cả. Song, ZetaChain là dự án xuất hiện sau nên có những khác biệt với những dự án trước đó như Axelar và THORChain.

Axelar với cấu trúc validator node kiểm soát hợp đồng và tài khoản trên các chain khác qua TSS protocol được coi là có cấu trúc gần giống nhất với ZetaChain. Axelar phát triển máy ảo riêng là AVM (sử dụng WASM), do đó ít hỗ trợ các hợp đồng liên quan tới EVM như ZRC20 của ZetaChain.

zetachain sử dụng hub and spoke
Cơ chế Hub-and-Spoke được giới thiệu bởi Axelar, cũng được sử dụng bởi ZetaChain

Axelar có thể coi như một cầu nối giữa các blockchain của hệ sinh thái Cosmos và Ethereum, ngoài ra Axelar hầu như không hỗ trợ native BTC. Dự án cũng tập trung nhiều hơn vào khía cạnh cross-chain messaging so với ZetaChain.

THORChain cũng là dự án blockchain L1 thuộc hệ sinh thái Cosmos và là đối thủ trực tiếp trong mảng native BTC swap. Cách tiếp cận của THORChain tập trung vào thanh khoản, tất cả token đều được ghép cặp với RUNE trên THORchain, giảm phân mảnh thanh khoản.

cơ chế của rune

Tuy nhiên, THORchain là một app-chain chuyên dụng, trong khi đó ZetaChain là một nền tảng smart contract phục vụ mục đích chung. ZetaChain linh hoạt hơn, dễ dàng kết nối nhiều blockchain hơn và có thể sử dụng trong nhiều mục đích hơn là DEX đơn thuần.

So sánh với IBC của Cosmos chain, ZetaChain không có lợi thế so với IBC trên Cosmos nhưng lại nhỉnh hơn về tương tác EVM và các chain không hỗ trợ hợp đồng thông minh. Một điểm hạn chế nữa của IBC là đường đi của token phải định tuyến qua nhiều bước nhảy và IBC giống như một tiêu chuẩn chung hơn là một protocol kiếm tiền từ dịch vụ.

so sánh zetachain

Tổng kết

ZetaChain tận dụng cấu trúc của blockchain Layer 1 để hướng tới giải pháp tương tác cross-chain toàn diện với cách tiếp cận khác biệt với các đối thủ hiện tại.

Sau khi mainnet, dự án tập trung phát triển về cả người dùng và cơ sở hạ tầng, tích hợp nhiều dự án và các loại tài sản hơn (Bitcoin NFTs…), đồng thời tăng cường bảo mật mạng lưới với token ZETA.