SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Game NFT – Tại sao quyền sở hữu thực sự trong game lại quan trọng?

Thị trường gaming vẫn luôn thu hút lượng lớn người dùng trên toàn cầu. Đi cùng với đó là sự phát triển của gaming trong crypto, Game NFT cũng chiếm một thị phần không nhỏ. Vậy Game NFT là gì? Có những mô hình game NFT nổi bật nào?
trangtran.c98
Published Apr 13 2024
Updated Nov 12 2024
9 min read
game nft là gì

Game NFT là gì?

Game NFT là thuật ngữ chỉ các trò chơi điện tử được xây dựng trên blockchain, sử dụng NFT làm cốt lõi trong lối chơi và tính kinh tế của trò chơi. Game NFT được xem là một phân nhánh của game blockchain.

game nft là gì
Tìm hiểu về khái niệm Game NFT trong thị trường Crypto

Game NFT chủ yếu khai thác khía cạnh sở hữu tài sản số thông qua NFT. Trong những game này, trọng tâm là việc thu thập, mua bán và giao dịch các NFT.

Trong đó, NFT đóng vai trò như token đại diện cho tài sản lưu hành trong game (in-game asset) có thể là vật phẩm, nhân vật, hay thậm chí là đất đai ảo. Tuy nhiên, những game này thường không tích hợp sâu các yếu tố tài chính khác như DeFi hoặc DAO.

CryptoKitties là một trong những trò chơi NFT đầu tiên, nơi người chơi có thể thu thập, nhân giống và bán các con mèo ảo được mã hóa thành NFT. Tuy nhiên, trò chơi này không có cơ chế Play-to-Earn hay tokenomics phức tạp.

Đọc thêm: GameFi là gì? Tiềm năng của GameFi trong crypto.

advertising

Vai trò của NFT trong Game

NFT được sử dụng trong các trò chơi mang lại nhiều lợi ích nổi trội. Chúng đại diện cho quyền sở hữu của người chơi đối với các tài sản kỹ thuật số, khả năng tương tác với các trò chơi và ứng dụng kiếm tiền.

  • Quyền sở hữu: Người chơi có quyền sở hữu và có quyền sử dụng trực tiếp tài sản mà họ nắm giữ. Tài sản này được quy đổi từ các vật phẩm đặc biệt trong game và được lưu trữ trên blockchain.
  • Tính độc nhất: Mỗi NFT đều có những đặc tính riêng, không tồn tại 2 NFT giống nhau trên blockchain.
  • Khả năng tương tác: NFT sẽ được gia tăng tương tác trên nhiều trò chơi và nền tảng. Điều này giúp cải thiện tính năng và giá trị của NFT mà người dùng sở hữu. Nói cách khác, khiến cho nguồn thanh khoản của NFT được “dồi dào” hơn.
vật phẩm nft trong game
Các vật phẩm game có thể tương tác với nhiều nền tảng. Ảnh: Chainlink

Bên cạnh đó, mô hình kinh tế của các trò chơi ứng dụng NFT thường gắn liền với thiết kế giúp người chơi kiếm được nguồn thu nhập có giá trị. Vì vậy, các mô hình game play-to-earn ngày càng thu hút nhiều người chơi, đặc biệt ở các khu vực thị trường game truyền thống đã bị bão hòa.

Tại sao quyền sở hữu được nhấn mạnh trong game NFT?

Quyền sở hữu thực sự trong game NFT thực sự là một yếu tố quan trọng, không chỉ vì giá trị tài chính mà còn vì tính tự do và an toàn mà nó mang lại cho người chơi. Trong các trò chơi truyền thống, người chơi có thể dành hàng giờ để xây dựng nhân vật, tích lũy vật phẩm hiếm, nhưng cuối cùng tất cả đều thuộc quyền kiểm soát của nhà phát hành. Nếu game bị ngừng hoạt động hoặc tài khoản bị vô hiệu hóa, mọi nỗ lực của người chơi có thể bị mất trắng.

Ngược lại, với game NFT, quyền sở hữu tài sản được ghi nhận trực tiếp trên blockchain, giúp người chơi giữ quyền kiểm soát tuyệt đối. Từng vật phẩm hay nhân vật trong game là một tài sản NFT độc nhất, mà người chơi có thể giữ, chuyển nhượng hoặc bán mà không phải lo lắng về quyền lực của nhà phát hành.

Chính điều này đã tạo ra một loại thị trường tự do nơi mỗi người chơi có thể tự định giá và quyết định số phận của tài sản mình sở hữu. Đây là một cơ hội chưa từng có trong ngành game truyền thống.

Về mặt tài chính, việc sở hữu NFT trong game cũng mở ra tiềm năng kiếm tiền hấp dẫn. Lấy ví dụ từ Axie Infinity hoặc The Sandbox, những người chơi có thể giao dịch các vật phẩm hoặc đất ảo trên các sàn giao dịch NFT như OpenSea để kiếm lợi nhuận.

Thậm chí, người chơi có thể tạo thu nhập thụ động từ việc cho thuê tài sản ảo của mình, biến việc chơi game thành một hoạt động kinh tế bền vững. Thực tế, các nền tảng như Decentraland còn cho phép người chơi tự do sáng tạo nội dung và xây dựng cộng đồng, tạo ra giá trị thực sự không chỉ về tài chính mà còn về cộng đồng và sự gắn bó dài lâu.

Quyền sở hữu thực sự giúp người chơi có thêm động lực và mục tiêu để tham gia vào game với một tâm lý đầu tư lâu dài hơn, thay vì chỉ là một hoạt động giải trí ngắn hạn. Nhờ vào tính khan hiếm và độc nhất của tài sản NFT, người chơi có thể xây dựng tài sản kỹ thuật số, biến việc chơi game thành một phần của hệ sinh thái tài chính số hóa rộng lớn hơn.

Các mô hình Game NFT phổ biến

NFT có vai trò đặc biệt trong các trò chơi. Chúng được sử dụng với các quy tắc và luật chơi riêng biệt, theo đó người chơi cũng có các tương tác riêng với từng vật phẩm.

Giả sử, đối với từng loại hình game, các NFT sẽ có những đặc tính hoặc thiết kế khác nhau. Vật phẩm trong game được đại diện bằng các NFT. Điều này cho phép người chơi giao dịch và trao đổi NFT với người chơi khác tương tự như trao đổi các vật phẩm trong mô hình game truyền thống. 

Một số thiết kế game NFT còn giúp người chơi thu lại lợi nhuận từ việc chơi game. Thiết kế mô hình hoạt động của chúng không cố định và có thể kết hợp với nhau trong cùng một trò chơi để tạo trải nghiệm khác biệt và tùy theo định hướng triển khai tokenomic của dự án.

Đọc thêm: Cơ sở hạ tầng của Fully Onchain Game (FOCG): FOC Game Engine.

Play-to-earn NFT game

Thể loại game Play-to-earn cho phép người chơi kiếm tiền từ việc chơi game. Họ dành càng nhiều thời gian chơi thì có cơ hội kiếm càng nhiều tiền. Hình thức game 'này nổi lên từ khoảng 2021 với Axie Infinity.

Loại hình game play-to-earn thường gắn liền với thiết kế trả thưởng bằng token. Người chơi kiếm thưởng khi hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được các cột mốc liên quan đến xếp hạng level/rank.

game nft là gì
Game Axie theo thể loại play to earn

In-game NFT games

Loại hình game cho phép người chơi kiếm NFT và giao dịch chúng trực tiếp trong game hoặc các sàn giao dịch. Đây là thiết kế tiêu biểu nhất để tạo ra lợi nhuận trong mô hình in-game NFT game. Một số dạng vật phẩm NFT bao gồm:

  • Avatar
  • Vũ khí (Weapon)
  • Găng tay (Glove)
  • Thẻ giao dịch (Trading card)
  • Thú nuôi (Pet)
game nft
Thị trường game NFT dự tính tới năm 2028. Ảnh: Mordor Intelligence

Đọc thêm: Top 10 dự án Game Crypto nổi bật năm 2024.

Dự báo phát triển và tiềm năng của Game NFT

Thị trường game NFT được dự báo sẽ tiếp tục mở rộng với tốc độ ấn tượng. Theo một báo cáo từ Mordor Intelligence, giá trị của thị trường game NFT dự kiến đạt 820 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng chủ yếu đến từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do sự quan tâm ngày càng cao đối với công nghệ blockchain và NFT.

Những quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang dần trở thành các trung tâm chính cho ngành game NFT, nhờ vào nền tảng hạ tầng công nghệ và lượng người chơi khổng lồ.

Các công ty như Ubisoft, Square Enix và Electronic Arts đang đầu tư và hợp tác trong lĩnh vực game NFT để bắt kịp xu hướng blockchain và nắm bắt thị trường mới này. Điều này không chỉ đem lại tài chính mà còn tạo dựng uy tín cho các dự án, thu hút nhiều người chơi hơn từ nền tảng truyền thống sang blockchain.

blockchain game
Blockchain game có sự tăng trưởng mạnh so với thị trường game truyền thống. Ảnh: Xangle

Bên cạnh đó, mô hình kinh tế của các trò chơi ứng dụng NFT thường gắn liền với thiết kế giúp người chơi kiếm được nguồn thu nhập có giá trị. Vì vậy, các mô hình game play-to-earn ngày càng thu hút nhiều người chơi, đặc biệt ở các khu vực thị trường game truyền thống đã bị bão hòa.

Trong năm 2023, rất nhiều mô hình và các sản phẩm game đã ra mắt, đại diện cho sự dịch chuyển của ngành công nghiệp gaming thị trường crypto. Game NFT mặc dù không mới, nhưng là mảnh ghép tiềm năng để nhà đầu tư, nhà phát triển và người chơi có thể khai thác.

Đọc thêm: Báo cáo Blockchain Gaming: Tầm nhìn và các yếu tố thành công.