SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Tại sao chúng ta thấy giá Bitcoin nhạy cảm với các yếu tố vĩ mô?

Đồng USD đạt đỉnh khiến cho giá cả các loại tài sản rủi ro lao dốc. Yếu tố này được thúc đẩy bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của FED cùng với sự suy yếu kinh tế của nhiều quốc gia lớn. Xu hướng này sẽ tiếp tục diễn biến ra sao? Khi nào chúng ta có thể thấy được thị trường tích cực trở lại?
Avatar
ducdinh
Published Oct 04 2022
Updated Jun 05 2023
17 min read
thumbnail

Key Insights:

  • Tâm điểm của giới đầu tư hướng về việc đồng USD tăng giá mạnh trong vòng 20 năm trở lại đây.
  • USD tăng giá gây ra các tác động tiêu cực cho các loại tài sản, ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu.
  • Bitcoin tiếp tục diễn biến theo thị trường cổ phiếu. Trong bối cảnh mức lợi nhuận dự báo không mấy khả quan sẽ tạo áp lực lên thị trường chứng khoán và gián tiếp ảnh hưởng tới crypto.
  • Xu hướng crypto đi theo các yếu tố vĩ mô sẽ làm cho lớp tài sản này trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt giới đầu tư tài chính truyền thống. Tuy vậy, mỗi khi có những “trend” lớn trên thị trường thì xu hướng này sẽ suy giảm và khiến mức độ hứng thú gia tăng trở lại.

Tổng quan thị trường tài chính 

USD tăng giá gây áp lực lên các loại tài sản

Ngoài thông tin FED sẽ tiếp tục nâng lãi suất lên thêm 0.75%, chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong quan điểm về lãi suất mục tiêu trong thời gian tới (sẽ được phân tích cụ thể trong phần sau của bài viết).

Các động thái tăng lãi suất của FED khiến đồng USD tăng giá, chỉ số Dollar Index đã đạt đỉnh trong vòng 20 năm trở lại đây.

Dollar Index tăng được thúc đẩy bởi nhiều nguyên nhân khác ngoài lãi suất của FED như:

  • Xảy ra độ trễ trong chính sách tiền tệ của các khu vực/quốc gia khác nhau.
  • Dòng vốn chảy về đồng USD trong bối cảnh các quốc gia lớn khác gặp nhiều bất ổn và rủi ro về kinh tế như khu vực châu Âu, Vương Quốc Anh, Nhật Bản, Trung Quốc,…
  • Các tài sản rủi ro bị bán tháo như cổ phiếu do nhu cầu sụt giảm, chi phí gia tăng ảnh hưởng tới lợi nhuận.

Sự tăng giá của đồng USD là chủ đề chính đối với thị trường tài chính trong thời gian vừa qua do sự ảnh hưởng tới các lớp tài sản khác nhau.

Cụ thể tính từ tháng 6 cho tới nay, biến động giá của các loại tài sản đều có xu hướng giảm so với USD:

  • Vàng giảm 10.07%
  • S&P500 giảm 12.57%
  • Dầu Brent giảm 24.36% 
  • Bitcoin giảm 34.82%

Bên cạnh đó, giá USD tăng cũng sẽ ảnh hưởng tới dòng vốn đầu tư trên quy mô toàn cầu. Cụ thể, dòng tiền sẽ chảy ra khỏi các nền kinh tế đang phát triển (là những nơi có tốc độ tăng trưởng kỳ vọng cao), theo đó kéo theo sự đi xuống của kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, các công ty xuất khẩu tại Mỹ cũng sẽ gặp khó khăn do giá cả tăng làm giảm nhu cầu từ đó giảm doanh thu. Các quốc gia nhập khẩu cũng sẽ phải chịu mức giá cao hơn làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát.

Xu hướng crypto biến động theo yếu tố vĩ mô

Sự tăng giá của đồng USD cũng đã gây tác động lên thị trường crypto. Theo một phân tích đến từ Taschalabs, trong giai đoạn 2013-2021, xu hướng biến động giá cả của USD có tác động nhiều hơn tới crypto nếu so sánh với vàng, chỉ số Nasdaq hay chỉ số S&P500.

Bên cạnh đó, hệ số tương quan của Bitcoin đối với S&P500 (30D) trong thời gian từ tháng 7 đến thời điểm hiện tại là khá cao, hầu hết đều trên mức 0.5.

Do đó có thể thấy rằng, Bitcoin và crypto trong bối cảnh hiện nay có sự phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố vĩ mô. Do vậy, việc đầu tư hoặc giao dịch Bitcoin hiện nay có thể dựa trên xu hướng sắp tới của thị trường chứng khoán Mỹ.

Giao dịch Bitcoin sẽ tồn tại mức độ biến động cao hơn dẫn đến mang lại nhiều rủi ro cũng như lợi nhuận kỳ vọng hơn nêu so với thị trường cổ phiếu.

Mặt khác, có thể thấy rằng mức độ tương quan cao của Bitcoin với các yếu tố vĩ mô còn có thể được giải thích bởi việc thị trường không có nhiều narrative thực sự nổi bật (sẽ phân tích sâu trong phần sau của bài viết). 

Đây là một điểm tiêu cực khiến Bitcoin và crypto nói chung trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư vì có diễn biến tương quan cao với các loại tài sản truyền thống, trong khi thanh khoản thấp hơn cũng như chịu nhiều rủi ro.

Các thông tin vĩ mô cần theo dõi trong thời gian tới

Trong số những thông tin trên thị trường, thông tin từ phía các quyết định của FED vẫn có sức ảnh hưởng lớn chiếm 58% sự quan tâm của nhà đầu tư (theo CNBC).

Bên cạnh đó, các thông tin về dữ liệu việc làm tại Mỹ và tình hình năng lượng tại châu Âu khi mùa đông sắp tới cũng sẽ là chủ đề nhận được nhiều sự chú ý:

  • Dữ liệu việc làm tại Mỹ: Dữ liệu việc làm sẽ là một thước đo quan trọng tác động đến quan điểm của FED về chính sách tiền tệ. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 được dự đoán vẫn duy trì mức 3.7% là động lực để FED giữ nguyên quan điểm lãi suất.
  • Tình hình năng lượng tại châu Âu: Xung đột tiếp tục leo thang khi Ukraine muốn gia nhập NATO cùng với nhiều hành động của Nga về sát nhập 4 vùng vào lãnh thổ. Điều này khiến các lệnh trừng phạt tiếp tục sẽ diễn ra ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu.

Trong tháng 10, chúng ta cũng sẽ có những sự kiện công bố số liệu vĩ mô quan trọng cần chú ý khác có thể kể tới dưới đây.

Trong đó sự kiện công bố chỉ số CPI tại Mỹ vào ngày 13/10 sẽ có khả năng tác động lớn tới biến động trên thị trường tài chính nói chung và crypto nói riêng. 

Các thông tin về chính sách/pháp lý liên quan tới crypto

Các chính trị gia tại Mỹ tiếp tục đề xuất lên Quốc hội về những chính sách nhằm quản lý thị trường crypto và các tài sản số (nguồn: The Block). Các vấn đề xoay quanh việc đơn vị nào sẽ quản lý thị trường này SEC hay CFTC, sự minh bạch của stablecoin và việc quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực crypto.

Diễn biến tiếp theo trong vụ kiện giữa SEC và Ripple đang cho thấy dấu hiệu tích cực đối với những người ủng hộ crypto. Nguyên nhân là do Thẩm phán đã yêu cầu SEC lật lại tài liệu về William Hinman, cựu giám đốc SEC, khi người này đã có phát biểu về việc Bitcoin và Ethereum không phải là chứng khoán.

Đây là căn cứ then chốt được Ripple dựa vào để có được lợi thế trong vụ kiện này.  

Nếu Ripple giành chiến thắng thì sẽ tạo nên một tiền lệ để cho SEC khó có thể buộc tội các dự án niêm yết token trên các nền tảng giao dịch của Mỹ. Từ đó, các tin tức FUD về token delist như chúng ta thấy vừa qua trên Coinbase sẽ được giảm bớt.

Quan điểm của FED về lãi suất

Sau quyết định tăng lãi suất thêm 0.75% thì các thành viên của FED cũng bày tỏ quan điểm thay đổi định hướng chính sách so với cuộc họp hồi tháng 6 năm 2022.

Chi tiết về tài liệu của các cuộc họp được FED công bố tại đây.

Cụ thể, mức lãi suất mà các thành viên của FED đề xuất trong biểu đồ Dot plot cho thấy từ nay đến cuối năm mức lãi suất sẽ nằm trong khoảng 4 - 4.75%. Mức lãi suất trong năm 2023 cũng sẽ nằm trong khoảng từ 4.25 - 5% trước khi thực hiện điều chỉnh giảm từ năm 2024.

Trong khi vào cuộc họp hồi tháng 6, mức lãi suất dự kiến của FED chỉ nằm trong khoảng 3 - 4% (tập trung nhiều tại mốc 3.5%).

Với mức lãi suất hiện tại là 3 - 3.25% và còn 2 cuộc họp kể từ giờ đến thời điểm kết thúc năm 2022 thì chúng ta khó có thể kỳ vọng về việc FED sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất hiện tại. Theo đó, nếu các chỉ số vĩ mô vẫn như kỳ vọng của FED, thì kế hoạch tăng 0.75% lãi suất trong cả hai cuộc họp tiếp theo sẽ diễn ra.

Ngoài ra, kế hoạch tiếp tục tăng nhẹ lãi suất vào năm 2023 và bắt đầu giảm trong năm 2024 của FED vẫn được giữ nguyên.

Mục tiêu về các chỉ số vĩ mô cũng được FED điều chỉnh trong cuộc họp vừa qua (so với cuộc họp hồi tháng 6).

  • Tăng trưởng GDP trong năm 2022 và 2023 (central tendency) lần lượt trong khoảng 0.1 - 0.3% (giảm từ 1.5 - 1.9%) và 0.5 - 1.5% (giảm từ 1.3 - 2%).
  • Tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2022 và 2023 lần lượt trong khoảng 3.8 - 3.9% (tăng từ 3.6 - 3.8%) và 4.1 - 4.5% (tăng từ 3.8 - 4.1%)
  • Tỷ lệ lạm phát theo chỉ số PCE trong năm 2022 và 2023 lần lượt trong khoảng 5.3 - 5.7% (tăng từ 5 - 5.3%) và 2.6 - 3.5% (tăng từ 2.4 - 3%).

Tóm lại, FED đang thể hiện rằng mình có thể hy sinh các mục tiêu về tăng trưởng và việc làm để kiềm chế lạm phát. Trước quan điểm tiếp tục "diều hâu" hiện nay thì thị trường trong thời gian tới vẫn sẽ có những rủi ro về các đợt tăng lãi suất sốc.

Trong bối cảnh phức tạp hiện tại thì mức kỳ vọng về lạm phát của FED được điều chỉnh tăng do việc điều chỉnh không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào chính sách tiền tệ mà còn liên quan mật thiết tới các mục tiêu chính trị của Mỹ. 

Sự bất ổn về kinh tế tiếp tục xảy ra

Doanh nghiệp gặp khó khăn

USD tăng giá, áp lực về chi phí gia tăng cùng với nhu cầu sụt giảm gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu. 

Ví dụ cụ thể có thể kể tới như Apple đã ra quyết định cắt giảm sản lượng trước bối cảnh nhu cầu suy giảm.

Một số ví dụ khác có thể kể tới như Nike, một công ty hoạt động trên toàn cầu, đang phải đối mặt với những rủi ro suy giảm doanh thu bởi sự tăng giá của đồng USD. Trong khi đó, các công ty nhập khẩu ở châu Âu lại đối mặt với tình trạng chi phí leo thang do giá cả năng lượng cũng như sự suy yếu của đồng EUR.

Theo Bloomberg, tốc độ tăng trưởng EPS sẽ có sự suy giảm trong quý tiếp theo. Tuy vậy, kỳ vọng về tăng trưởng lợi nhuận của các công ty thuộc nhóm S&P500 vẫn đạt 2.9% trong 3 quý, tập trung chủ yếu ở nhóm năng lượng.

Tuy vậy, các cổ phiếu công nghệ lại đóng vai trò là trụ đỡ lớn cho chỉ số (Apple, Amazon, Microsoft, Google, …) sẽ tạo áp lực cho thị trường trong bối cảnh các công ty này không được kỳ vọng có lợi nhuận tốt.

Và với mức độ tương quan cao của Bitcoin với S&P500 thì đây là yếu tố có tác động tiêu cực lên thị trường crypto.

Các tin đồn xung quanh việc Credit Suisse phá sản

Credit Suisse, một ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới, đang phải chịu nhiều tin đồn về rủi ro có thể phá sản khi CDS spread của ngân hàng này đạt mức cao kể từ năm 2008.

Là một ngân hàng lớn có lịch sử lâu đời nhưng trong thời gian gần đây Credit Suisse lại vướng vào những thương vụ gây thất thoát lớn như tổn thất 5.5 tỷ USD sau bê bối của Bill Hwang hay như vụ việc Greensill.

Kết quả kinh doanh kém khả quan, giá cổ phiếu sụt giảm cùng với giá CDS lên cao (biểu hiện cho hành động nhà đầu tư đang bảo vệ danh mục trước rủi ro Credit Suisse mất khả năng thanh toán) đã đặt ra câu hỏi về khả năng phá sản của Credit Suisse trong giới đầu tư. 

Ngoài ra, một ngân hàng lớn khác là Deutshe Bank cũng đang được đồn có khả năng phá sản. Tổng cộng 2 ngân hàng này đang quản lý khối tài sản 2.7 nghìn tỷ USD, gấp 4.5 lần khối tài sản của Lehman Brothers trước khi phá sản trong sự kiện năm 2008.

Hiện nay, thông tin cụ thể để phân tích rủi ro này là khá ít và chúng ta vẫn chưa thể đi đến dự đoán cụ thể. Tuy vậy, dưới sự bất ổn như đã phân tích kể trên thì các hoạt động phòng thủ danh mục vẫn nên được ưu tiên.

Xu hướng crypto đi theo vĩ mô đến bao giờ sẽ kết thúc?

Hiện nay, xu hướng giá cả trên thị trường crypto đặc biệt là Bitcoin đi theo cổ phiếu là khá rõ ràng. Xu hướng này được tạo nên bởi dòng tiền đầu tư đến từ nhiều tổ chức tài chính truyền thống.

Cụ thể, khi các tổ chức này tham gia vào thị trường, họ có xu hướng áp dụng các kiến thức, mô hình đầu tư được sử dụng khi đầu tư các tài sản truyền thống vào crypto. Từ đó dẫn đến việc crypto hiện đang có xu hướng đi theo biến động của cổ phiếu.

Bên cạnh đó, các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp cũng sẽ “nhạy cảm” hơn với các yếu tố về vĩ mô như lãi suất, vì họ sử dụng nhiều mô hình đầu tư dựa trên các yếu tố này cũng như việc sử đụng đòn bẩy và vốn vay.

Mức độ tương quan cao với các tài sản tài chính truyền thống là một nguyên nhân để sự thu hút của crypto giảm dần. 

Vậy xu hướng tương quan cao của crypto sẽ diễn biến ra sao? Chúng ta có thể nhìn vào dữ liệu lịch sử để dự đoán về vấn đề này.

Hệ số tương quan 30 ngày trong giai đoạn 2020 - 2022 của Bitcoin và S&P500 cho thấy đây là khoảng thời gian diễn biến giá Bitcoin đi theo cổ phiếu là rất cao.

Tuy vậy chúng ta có thể thấy có 3 giai đoạn Bitcoin chứng kiến xu hướng tương quan với S&P500 giảm:

  • Giai đoạn từ tháng 4-7/2020: Sau khi thị trường phục hồi đợt bán tháo do tin tức đại dịch, thị trường DeFi bắt đầu được phát triển. TVL DeFi trong giai đoạn này tăng ~7 lần từ 518 triệu USD lên mốc 3.5 tỷ USD. Trong giai đoạn này chúng ta cũng thấy được sự mở rộng trong bảng cân đối kế toán của FED.
  • Giai đoạn từ tháng 4-7/2021: Sự nổi lên của Play to earn với tựa game Axie Infinity trong bối cảnh việc làm bị ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch. Xu hướng này đã tạo ra sự hứng thú của nhiều cá nhân tổ chức đối với blockchain và crypto.
  • Giai đoạn từ tháng 11-12/2021: Sự "hype" của thị trường nằm ở Olympus DAO và sự mở rộng hệ sinh thái LUNA với mô hình được cho là Ponzi

Chúng ta có thể thấy rằng điểm chung của cả 3 sự kiện kể trên đều nằm ở vấn đề thanh khoản thị trường:

  • Khi DeFi phát triển, thanh khoản của thị trường được nâng lên một tầm cao mới với sự ra mắt của các công cụ leverage, nền tảng Lending hay CDP stablecoin như Maker DAO với DAI.
  • Và chúng ta cũng không thể không nhắc tới việc FED mở rộng bảng cân đối kế toán cùng chính sách nới lỏng tiền tệ.
  • Play to earn tạo ra một làn sóng dòng tiền vào một mảng "phi tài chính" đồng thời nhiều việc làm "chơi game" được tạo ra làm cho dòng tiền lưu chuyển tốt hơn trên thị trường crypto. Từ đó nâng cao thanh khoản.
  • Mô hình “ponzi” của Olympus DAO tạo ra một narrative "reserve currency", một loại tiền tệ mới độc lập với USD gây hứng thú cho nhiều nhà đầu tư "degen". Bên cạnh đó, cùng với mô hình stablecoin của LUNA, đây đều là những công cụ góp phần tăng thanh khoản trên thị trường.

Do đó chúng ta có thể đưa ra kết luận sơ bộ rằng, các trend lớn giúp nâng cao thanh khoản thị trường cộng với yếu tố vĩ mô tích cực từ FED sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của crypto.

Tổng kết

Môi trường kinh tế kinh doanh lại tiếp tục có những rủi ro mới. Đồng USD tăng giá mạnh gây áp lực bán lên các loại tài sản cũng như tiền tệ khác. Tuy vậy, nhiều dự đoán cho rằng thị trường sẽ tìm lại được điểm cân bằng và dòng vốn sẽ bớt chảy vào USD khi các ngân hàng trung ương có sự hội tụ về chính sách tiền tệ.

Đối với crypto, do không có các xu hướng lớn đẩy mạnh thanh khoản cho thị trường, nên việc diễn biến theo chứng khoán nhiều khả năng vẫn sẽ xảy ra.

RELEVANT SERIES