SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Hakka Finance Product Overview

Bài viết cung cấp cho anh em những thông tin tổng quan về các sản phẩm trong hệ sinh thái Hakka Finance.
Avatar
vodangvinh95
Published Jan 24 2021
Updated Jul 13 2022
11 min read
thumbnail

[toc]

Hakka Finance là gì?

Hakka Finance là một bộ gồm sản phẩm trong tài chính phi tập trung (Defi).

Cốt lõi của các sản phẩm Hakka Finance là đem lại lợi ích nhất định cho người dùng trong không gian Defi, đồng thời chúng cũng tích lũy giá trị cho người nắm giữ HAKKA Token.

Việc quản trị của Hakka Finance được điều chỉnh bởi người nắm giữ HAKKA Token thông qua các đề xuất cộng đồng (Governance Proposal).

Media Sites

Black Hole Swap

Overview

Black hole Swap là một AMM được thiết kế dành riêng cho việc Swap các Stablecoins.

Black Hole Swap tích hợp sâu với giao thức cho vay để tận dụng nguồn cung dư thừa trong khi vay không đủ. Do đó, nó có thể xử lý các giao dịch vượt xa tính thanh khoản hiện có của nó, cung cấp cho người dùng một tỷ giá tốt và mức trượt giá thấp.

How It Works

Hiểu đơn giản Black Hole Swap là một sự kết hợp giữa một AMM và giao thức cho vay.

Khi người dùng thêm thanh khoản vào Black Hole Swap, nó sẽ đưa tài sản dự trữ vào giao thức cho vay. Trong quá trình giao dịch, nếu dự trữ ở một bên của cặp giao dịch cạn kiệt thì Black Hole Swap sẽ thế chấp đồng tiền còn lại để mượn đồng tiền cần thiết và hoàn tất giao dịch.

Risk of Profit and Loss

Bất kỳ AMM nào cũng đều phải chịu một số loại rủi ro nhất định và Black Hole Swap không phải là ngoại lệ.

Tỷ lệ sử dụng vốn trong Curve cao hơn Uniswap nên đi kèm với rủi ro cao hơn. Tương tự, Black Hole Swap cũng chịu những rủi ro về biến động giá cũng như thanh lý do khoản vay. 

Ở khía cạnh bảo mật hệ thống, rủi ro trong Uniswap là code của nó. Tuy nhiên, do Curve và Black Hole Swap được tích hợp sâu với các giao thức cho vay, sẽ phải hứng chịu một loạt các cuộc tấn công tiềm ẩn hơn bao gồm các lỗi trong giao thức cho vay, sự thất bại của Oracle.

Nguy cơ thanh lý và các cuộc tấn công flashloan tiềm ẩn có thể được ngăn chặn bằng cách đặt giới hạn trên của tỷ lệ nợ phải trả. Các rủi ro hệ thống của code cũng có thể được bảo vệ bằng bảo hiểm. 

Tuy nhiên, biến động giá là rủi ro không thể tránh khỏi đối với các nhà cung cấp thanh khoản. AMM có "Hiệu ứng nhóm" đặc biệt mạnh, đó là việc giá trị của một AMM có bị sụp đổ hay không được xác định bởi mắt xích yếu nhất trong đó. Do đó, sự thất bại của DAI hoặc USDC sẽ dẫn đến tổn thất lớn cho các nhà cung cấp thanh khoản.

Future Work

Hỗ trợ nhiều Stablecoin hơn

Black Hole Swap hiện chỉ hỗ trợ USDC và DAI do chính sách của giao thức của cho vay. Khi Compound Finance hoặc bất kỳ nền tảng cho vay nào khác hỗ trợ các stablecoin khác làm tài sản thế chấp, Black Hole Swap có thể tích hợp nhiều cặp giao dịch hơn.

Kết hợp “Black Hole” cho các mô hình AMM khác

Với phiên bản Black Hole Swap hiện giờ sự tùy biến của Uniswap với “Black Hole”. Bằng cách phân tích cẩn thận, chúng ta cũng có thể áp dụng cho các mô hình AMM khác: Black hole Curve, Black Hole Balancer,...

Resources

3F Mutual

Overview

3F Mutual là một giải pháp bảo hiểm phi tập trung trên Ethereum, nó giúp người dùng trong không gian Defi tự bảo vệ lẫn nhau trước sự sụp đổ trên diện rộng của MakerDAO.

How It Works

Có ba vai trò trong 3F Mutual:

  • Underwriter: thực thể cung cấp vốn bảo hiểm cho người mua bảo hiểm trước sự sụp đổ diện rộng của MakerDAO, đổi lại họ có thể kiếm được cổ phiếu tỷ lệ với số vốn họ bỏ ra để mua bảo hiểm.
  • Insurance Buyer: thực thể trả phí bảo hiểm để nhận được bảo lãnh trong một khoảng thời gian nhất định
  • Insurance Agent: thực thể giới thiệu cho các đối tượng khác mua bảo hiểm, đổi lại họ nhận được một phần hoa hồng tỷ lệ với số tiền phí bảo hiểm mà Insurance Buyer trả.

Tổng quan, 3F Mutual sẽ hoạt động như sau: 

Bạn mua một số đơn vị bảo hiểm. Giá của một đơn vị duy nhất được xác định theo một công thức nhất định:

Bạn có thể chọn trả thêm phí để có thời gian bảo hiểm dài hơn. Bạn trả càng nhiều, bảo hiểm càng kéo dài.

Nếu MakerDAO ESM được kích hoạt trong thời gian được bảo hiểm của bạn, bạn sẽ nhận được bồi thường theo công thức sau:

Khi bạn mua bảo hiểm, bạn sẽ nhận được cổ phiếu đính kèm tương đương với số lượng đơn vị bảo hiểm bạn mua.

Không giống như bảo hiểm, cổ phiếu không bao giờ hết hạn và bạn sẽ nhận được cổ tức 15% phí bảo hiểm tương ứng với tất cả các lần mua bảo hiểm sau.

Cổ tức cho một cổ đông trong mỗi lần mua mới được tính theo công thức sau:

Do đó, đối với tất cả những người mua bảo hiểm, họ vừa là người mua bảo hiểm vừa là Underwriter.

Giống như thị trường bảo hiểm truyền thống, bạn cũng có thể trở thành đại lý bảo hiểm. Doanh thu của bạn càng nhiều thì tỷ lệ hoa hồng nhận được càng lớn.

Distribution Model of Insurance Fees

Khi người dùng mua bảo hiểm thì tiền phí bảo hiểm sẽ được phân bổ như sau:

  • 55%  sẽ được tích lũy vào nhóm vốn để bồi thường cho người dùng khi điều kiện bảo hiểm được kích hoạt.
  • 15% sẽ được dùng để chia sẻ cổ tức cho những nắm giữ cổ phiếu.
  • 10% sẽ được đưa vào pool để dự trữ cho các đề xuất cải tiến (Improvement Proposal)
  • 20% còn lại sẽ được dành cho đại lý bảo hiểm và kho tiền của Hakka Finance.

Resources

IGain

IL: the issue of AMM

Trong mô hình hoạt động của các AMM, các nhà cung cấp thanh khoản đóng góp tài sản để thanh khoản cho những người tham gia thị trường. Các nhóm AMM này sử dụng đường cong liên kết, thường được xây dựng dựa trên công thức toán học “hàm không đổi”, ví dụ x * y = k.

Giá tài sản liên tục được thay đổi bởi nhóm AMM để đáp ứng các hoạt động giao dịch của người tham gia thị trường. Đây là một nỗ lực để đảm bảo rằng các LP có thể nhận được cùng một lượng tài sản mà họ đã gửi khi họ rút tiền.

Tuy nhiên, do sự biến động của giá tài sản và các nhà quản lý tài chính, các nhà cung cấp thanh khoản đôi khi sẽ không nhận được số lượng tài sản chính xác khi rút tiền. Giá trị tài sản tính ra đô la của tài sản họ rút thường sẽ thấp hơn nếu họ không cung cấp tính thanh khoản và chỉ nắm giữ tài sản.

Sự thiếu hụt giá trị đô la này được gọi là tổn thất vô thường (IL). Sự mất mát được cho là vô thường bởi vì nếu giá tài sản trở lại mức trong quá trình rút tiền thì khoản lỗ sẽ bị loại bỏ.

Trong lĩnh vực AMM, tổn thất vô thường được thảo luận từ lâu.

Nhiều dự án AMM mới tuyên bố rằng họ đã giải quyết được vấn đề IL bằng cách kết hợp Oracle với AMM, tùy chỉnh trọng lượng, trì hoãn giao dịch, ... Một số có thể giảm IL trong những trường hợp rất cụ thể, tuy nhiên, việc trở thành nhà cung cấp thanh khoản mà không có rủi ro là không thể.

IGain’s Solution

Thay vì loại bỏ 100% IL, IGain đề xuất một cách tiếp cận khác: Hedging IL bằng cách mã hóa (tokenizing) một vị thế ngược với IL, tương tự như BTC và iBTC trên Dhedge.

Hãy gọi nó là IG, lợi ích vô thường.

Khi nắm giữ 1 IG, nó sẽ hoàn toàn bù đắp IL của việc nắm giữ $1 tương đương với vị thế LP. IG là phản vật chất của IL. Mọi người có thể mua IG để phòng ngừa rủi ro trở thành nhà cung cấp thanh khoản hoặc cho mục đích đầu cơ đơn thuần.

Ví dụ:

Giả sử bạn muốn cung cấp tính thanh khoản cho cặp ETH-DAI để khai thác UNI, phần thưởng trước đây là:

Với IG, nó trở thành:

Nhìn chung thì nó ổn định hơn nhiều và có thể dự đoán được.

Resource

tCDP

DeFi lending problems: Over-collateralization and Illiquidity

Ở các nền tảng cho vay như MakerDAO thì để vay hay tạo ra DAI thì người dùng cần tạo vị thế nợ tài sản thế chấp (Collateralized Debt Position - CDP) và thế chấp số tài sản có giá trị nhiều hơn số tài sản muốn vay (Over-collateralization - thế chấp quá mức).

Vấn đề là các CDP có thanh khoản khá kém. Đối với hình thức thanh toán CDP truyền thống, trước tiên người dùng cần trả nợ sau đó rút tài sản thế chấp.

tCDP’ Solution

tCDP nhằm giải quyết hai vấn đề cho vay DeFi là: thế chấp quá mức và tính thanh khoản kém, bằng cách tạo CDP với vị thế rất lớn rồi tokenizing thành các Token ERC20 có thể được chia sẻ và mã hóa. Người dùng có thể trực tiếp bán nó trên các Dex để lấy giá trị ròng của nó. Giao dịch tCDP giống như giao dịch một gói tài sản và nợ.

Hơn nữa, tCDP là nền tảng bất khả tri, nó có thể dựa trên bất kỳ giao thức cho vay nào hỗ trợ gửi tiền ETH và vay DAI, chẳng hạn như MakerDAO, Compound và AAVE, và nó luôn chọn giao thức có tỷ lệ cấp vốn tốt nhất.

Crypto Structured Fund

Overview

Crypro Structured Fund là là một sản phẩm Tài chính phi tập trung (Defi) cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn đầu tư từ rủi ro từ “thấp” đến “trung bình” và “cao”, mục đích cuối cùng là hướng tới lãi suất tốt, ổn định hàng năm và rủi ro có thể kiểm soát được.

Resource

White Paper Crypto Structured Fund

Fulcrum Emergency Ejection

Overview

Fulcrum Emergency Ejection là một hợp đồng thông minh tự động tính toán số tiền tối đa có thể yêu cầu trong nhóm Fulcorm iETH, nó giúp người dùng thực hiện quá trình này hiệu quả hơn và tiết kiệm phí Gas hơn.

Resource

DeFi Handbook

Overview

Defi Handbook là một công cụ giúp các nhà phát triển (developer) tìm hiểu các giao thức DeFi dễ dàng hơn.

Resource

RELEVANT SERIES