SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

IOTA (MIOTA) là gì? Toàn tập về tiền điện tử MIOTA

IOTA là gì? Tìm hiểu những điểm nổi bật trong cơ chế Tangle của IOTA và thông tin chi tiết về tokenomics của MIOTA token tại đây!
Viet
Published Aug 14 2021
Updated Feb 24 2023
12 min read
thumbnail

IOTA là một trong những Blockchain có cấu trúc khá đặc biệt, mà trong đó “không có” thợ đào, miner, block, chain,… Vậy cấu trúc đó là gì? Trong bài viết này, Coin98 sẽ cung cấp cho anh em những thông tin chi tiết bao gồm: 

  • IOTA là gì? Cơ chế hoạt động của dự án có điểm gì nổi bật?
  • Thông tin chi tiết về tokenomics và cách lưu trữ, mua bán MIOTA Token.
  • Lộ trình phát triển và đội ngũ, đối tác chiến lược của dự án.
  • Một số dự án tương tự với IOTA để anh em có thể đánh giá tiềm năng phát triển của dự án này.

Cùng tìm hiểu nhé!

IOTA là gì?

IOTA là một Tangle (biến thể của Blockchain) Platform được ra đời với mục đích làm nguyên liệu phục vụ cho mạng lưới Internet of Things (vạn vật kết nối với Internet) dựa trên một sổ cái phân tán.

IOTA là lớp giải quyết giao dịch và truyền dữ liệu mới mang tính cách mạng cho Internet of Things.

Website IOTA: https://www.iota.org/

IOTA giải quyết vấn đề gì?

Vấn đề đặt ra

Dưới đây là một số vấn đề mà các dự án blockchain hiện nay đang gặp phải mà team dev muốn giải quyết:

  • Khả năng mở rộng quy mô thấp.
  • Phí giao dịch cao.
  • Tốc độ giao dịch và xử lý chậm chạp.
  • Yêu cầu tài nguyên cao: Phần cứng và năng lượng cao.
  • Khả năng truyền dữ liệu qua các thiết bị kém an toàn.

Giải pháp của IOTA

Dự án IOTA đã dựa trên công nghệ sổ cái phân tán và Tangle để giải quyết sự thiếu hiệu quả của công nghệ Blockchain hiện nay. Đây chính là liên kết còn thiếu cho Internet of Things và Web 3.0. Dưới đây là một số tính năng của phương pháp trên:

  • Khả năng mở rộng quy mô tăng cao.
  • Miễn phí giao dịch.
  • Hoạt động mạng tăng làm giảm thời gian giải quyết giao dịch.
  • Yêu cầu tài nguyên thấp, được thiết kế để các thiết bị nhỏ như cảm biến được tham gia.
  • Tất cả dữ liệu được mã hóa cho phép truyền, lưu trữ dữ liệu của các thiết bị trở nên an toàn.
  • Giao dịch ngoại tuyến, không cần thiết bị kết nối mạng.

Cách thức hoạt động, công nghệ cũng như sản phẩm của dự án mình sẽ nói rõ hơn ở những phần dưới. Anh em hãy theo dõi kỹ.

Điểm nổi bật của IOTA

Ở phần này, mình sẽ giải thích cho anh em cách thức hoạt động cũng như công nghệ và sản phẩm của dự án.

Nhắc đến IOTA thì điểm đặc biệt của dự án chính là công nghệ của nó. Đây là đồng coin không sử dụng công nghệ Blockchain, IOTA được xây dựng dựa trên công nghệ Tangle (biến thể Blockchain). Vậy Tangle là gì? Nó có ưu điểm gì so với Blockchain? Tangle hoạt động như thế nào? Anh em hãy theo dõi bên dưới:

IOTA phát triển theo công nghệ Blockchain nhưng phương thức hoạt động thì khác, bằng cách thay đổi toàn bộ thuật toán của “cuốn sổ cái” bằng một thuật toán khác gọi là “Tangle”. Đó là một sổ cái phân phối dựa trên DAG (Directed Acyclic Graph - Đồ thị trực tiếp không tuần hoàn). Anh em có thể gọi nó là “Blockchain không có Blocks và Chain”. 

Tangle sẽ khác hoàn toàn, sẽ không còn “Blocks”, không còn “Chain” và không còn “Miners”. Sự khác biệt lớn nhất giữa IOTA và các đồng tiền như Bitcoin hay Ethereum đó là không có sự phân chia giữa người dùng và thợ đào. Đối với IOTA người dùng sẽ chính là thợ đào, và thợ đào cũng chính là người dùng. 

Điều đặc biệt ở đây đó chính là cơ chế yêu cầu bất kể chuyển bao nhiêu, anh em sẽ phải xác nhận 2 giao dịch của người khác để đảm bảo giao dịch của anh em được hoàn tất. Ngoài ra, Tangle còn cho phép người dùng giao dịch ngay cả khi offline, đây chính là lợi thế cạnh tranh của IOTA so với các dự án Blockchain khác.

Thay vì một nhóm của mạng lưới chịu trách nhiệm về xác nhận đồng thuận (thợ đào hoặc người nắm giữ số lượng lớn token), thì ở đây toàn bộ mạng lưới những người tham gia hoạt động giao dịch sẽ trực tiếp tham gia vào việc chấp thuận giao dịch. 

Như vậy, sự đồng thuận trong IOTA không còn bị tách rời khỏi quá trình tạo giao dịch: đó chính là lý do cho phép IOTA có khả năng “Scale” (mở rộng) mà không cần bất kỳ khoản phí giao dịch (No transaction fees) nào, điều mà Bitcoin hay các dự án Blockchain trước đây và hiện tại đều không làm được.

Với việc không còn tính trạng thắt nút cổ chai nên khả năng mở rộng của Tangle là vô hạn cộng thêm việc không tốn phí giao dịch giúp việc cho IOTA xử lý giao dịch trở nên trơn tru và tốc độ giao dịch cũng trở nên nhanh hơn.

Sau đây mình sẽ đi vào ví dụ thuật toán đồng thuận IOTA để anh em nắm rõ hơn.

Thay vì chức năng của một miner như thuật toán đồng thuận khác, IOTA phải xác nhận 2 giao dịch trước đó.

Mỗi giao dịch được biểu diễn bằng một ô trên bản đồ và các mũi tên thể hiện các kết nối chấp nhận giữa mỗi giao dịch. Mỗi giao dịch tiếp theo cần phê duyệt hai giao dịch trước đó để xác thực. 

Ví dụ: 

  • 5 phê duyệt 2 và 3 và thông qua phê duyệt trực tiếp trong khi nó cũng có một người phê duyệt gián tiếp là 1. 
  • Giao dịch 0 là một giao dịch nguyên thủy và trong trường hợp của IOTA thì nó sẽ chưa tất cả số IOTA (MIOTA) sẽ được tạo ra. 
  • Giao dịch 6 là một giao dịch chóp vì nó là một giao dịch chưa được chấp nhận.

Bên cạnh đó, IOTA được thiết kế để kết nối các thiết bị Internet trên toàn thế giới lại với nhau nên yêu cầu về tài nguyên rất thấp. Không giống như các dự án cần tài nguyên cao bao gồm cả phần cứng lẫn năng lượng điển hình là Bitcoin khi việc khai thác yêu cầu cấu hình các máy đào tất cao và lượng điện năng tiêu thụ rất lớn.

IOTA Framework

Bên cạnh Tangle, một phần quan trọng khác cần được nhắc đến, đó là bộ khung ở bề mặt trên của IOTA. Lớp này giúp các dự án có thể xây dựng được trên IOTA, tạo nên một hệ sinh thái. Các thành phần của IOTA Framework bao gồm:

  • Digital Identity: Thiết lập sự tin cậy và khả năng tương tác giữa các tổ chức, cá nhân và thiết bị, đồng thời cho phép phát triển các giải pháp nhận dạng với mã nguồn mở.
  • Tokenized Assets: Cho phép mã hóa tài sản ở thế giới thật.
  • Stream: Công cụ tổ chức để cấu trúc và điều hướng dữ liệu an toàn thông qua Tangle.
  • Smart Contract: Smart Contract sẽ để lại những bằng chứng về hoạt động trên Block, và việc tự động hóa của chúng giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các bên liên quan.
  • Access: Framework được sử dụng để xây dựng hệ thống kiểm soát truy cập cho các thiết bị thông minh. Nó được thiết kế để hoạt động với bất kỳ tài nguyên IoT nào.
  • Stronghold: một triển khai phần mềm bảo mật, với mục đích duy nhất là bảo vệ thông tin kỹ thuật số khỏi sự tiếp xúc với tin tặc và rò rỉ ngẫu nhiên.

Thông tin Token IOTA (MIOTA)

Tỷ giá MIOTA hôm nay

Hiện tại, anh em đã có thể xem giá MIOTA trên Coin98 Markets.

Coin98 Markets là trang giúp anh em có thể cập nhật giá real-time cũng như xem thông tin chi tiết về Token Metric của một dự án. Chi tiết hơn, anh em có thể truy cập vào trang chủ và trang community của các dự án hoặc lọc các coin/token theo Marketcap, Volume giao dịch,...

Cập nhật giá MIOTA liên tục tại Coin98 Markets (updated: 1/10/2021)

Key Metrics MIOTA

  • Token Name: IOTA.
  • Ticker: MIOTA.
  • Blockchain: Tangle.
  • Token Standard: Updating...
  • Contract: Updating...
  • Token Type: Utility.
  • Total Supply: 2,779,530,283 IOTA.
  • Circulating Supply: 2,779,530,283 IOTA.

MIOTA Token Allocation 

Tất cả 2,779,530,238 MIOTA được ra đời cùng một lúc nên không có phân phối Token như các dự án khác.

Dự án ICO nhằm huy động vốn diễn ra vào 24/11/2015 - 20/12/2015, chỉ có khoảng 5% số lượng ICO được bán ra.

MIOTA Token Sale 

MIOTA đã tổ chức ICO đã diễn ra vào 24/11/2015 - 20/12/2015.

  • Price ICO: 1 MIOTA = 0.00059$
  • Bonus 15% cho người mua đầu tiên.

Sau ICO, dự án huy động vốn được 590,000$.

MIOTA Token Release Schedule

Toàn bộ 2,779,530,238 MIOTA được ra đời trong một lúc nên không có kế hoạch trả Token. Token sau khi ra đời được trả về các nhà đầu tư mua ICO ngay lập tức.

Chỉ có khoảng 5% số Token MIOTA được phân phối cho những người tham gia crowdsale như một lời cảm ơn của team dev vì đã giúp tài trợ vốn để phát triển dự án.

MIOTA Token Use Case

Như những gì mình trình bày ở trên, anh em có thể thấy các giao dịch trên mạng lưới của IOTA là free. Tuy nhiên, theo như thông báo của team dev thì IOTA sẽ thu phí giao dịch trong hệ sinh thái của Internet of Things, còn phí bao nhiêu thì vẫn chưa được đề cập tới.

Dự án cũng không có các Node xác nhận giao dịch như các dự án khác, mọi giao dịch muốn diễn ra thì người thực hiện giao dịch phải đồng thời xác nhận 2 giao dịch ngẫu nhiên trong mạng lưới. Đây là quyền và nghĩa vụ của người dùng.

Đồng coin MIOTA được tạo ra để phục vụ quy mô trong thế giới Internet of Things mà team dev muốn hướng tới. Vì vậy MIOTA sẽ được dùng làm phí giao dịch cho mạng lưới. Sau đây là một ví dụ để anh em hình như MIOTA được dùng như thế nào trong mạng lưới Internet of Things:

MIOTA gần đây đã thông báo rằng họ đã xây dựng một cơ sở sạc xe hơi ở Hà Lan cho phép mọi người tự động trả tiền điện mà họ sử dụng bằng MIOTA. Chiếc xe điện sẽ được gắn một đồng hồ tự động sẽ tự động tính toán lượng điện đã được sử dụng và sau đó nó sẽ thanh toán. Điều này có thể áp dụng cho tất cả mọi thứ cần truyền dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác.

Trong tương lai, khi các sản phẩm dịch vụ của dự án được hoàn thành và cho ra mắt thì đồng coin MIOTA sẽ được dùng để thanh toán các dịch đụ đó. Tính đến hôm nay 08/09/2019 mình xin nhấn mạnh “No finished product yet”, mình đã chat với team dev và được cho biết là các sản phẩm và ứng dụng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, hiện tại không có một ứng dụng cụ thể nào được ra mắt.

Cách kiếm và sở hữu đồng MIOTA 

Anh em có thể mua MIOTA trên các sàn giao dịch.

Ví lưu trữ & sàn giao dịch MIOTA 

Ví lưu trữ MIOTA

Hiện tại thì đồng MIOTA đã chính thức có ví lưu trữ riêng, anh em có thể lưu trữ bằng trên ví tại PC hay laptop, tải ví tại đây.

Ngoài ra, anh em có thể lưu trữ MIOTA trên các sàn giao dịch hỗ trợ MIOTA.

Sàn giao dịch MIOTA 

Anh em có thể giao dịch MIOTA trên sàn Binance, Huobi,…

Roadmap & Updates

Hiện tại, IOTA đang hướng đến phiên bản IOTA 2.0.

Ngoài ra, anh em có thể xem thêm các mục tiêu tiếp theo của IOTA tại đây. Trong đó, thứ quan trọng nhất có lẽ là mở rộng và hỗ trợ EVM.

Đội ngũ dự án, nhà đầu tư & đối tác

Đội ngũ dự án

Chỉ có thông tin các thành viên đến từ hơn 25 quốc gia. Ngoài ra, không có nhiều điểm nổi bật

Nhà đầu tư

Updating…

Đối tác

IOTA hợp tác với hơn 100 tổ chức trên khắp doanh nghiệp, chính phủ và học viện, một số cái tên tiêu biểu như: 

Các đối tác của IOTA

Dự án tương tự

Updating...

RELEVANT SERIES