SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Jerome Powell là ai? Chân dung vị Chủ tịch thứ 16 của FED

Một nhân vật quan trọng trong lĩnh vực tài chính đã nhiều lần đưa ra những quyết định có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu không thể không kể đến Jerome Powell. Vậy Jerome Powell là ai? Cùng tìm hiểu về nhân vật nổi bật này qua bài viết sau.
Avatar
linhnt
Published Mar 29 2024
Updated Apr 23 2024
8 min read
jerome powell là ai

Jerome Powell là ai?

Jerome Powell là vị Chủ tịch thứ 16 của Cục Dự trữ Liên Bang (FED), đồng thời đảm nhận vị trí Chủ tịch Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) từ tháng 2/2018.

Ông có tên đầy đủ là Jerome Hayden Jay Powell, sinh ngày 4/2/1953 tại Washington, D.C, Hoa Kỳ. Tháng 12/2021, Jerome Powell gây chú ý khi Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm ông làm thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang. Một động thái chưa từng xảy ra trong hơn ba thập kỷ (từ năm 1988) khi một Tổng thống lại đề xuất thành viên từ đảng đối lập cho chức vụ này. 

Sau đó, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tiếp tục đề cử ông cho vị trí Chủ tịch FED. Quyết định này được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua với số phiếu ủng hộ 85-12 vào ngày 23/1/2018, thay thế bà Janet Yellen (Chủ tịch thứ 15).

jerome powell
Jerome Powell - Chủ tịch FED được đề cử bởi cựu Tổng thống Donald Trump (Nguồn ảnh: The Economic Times)
advertising

Chân dung của Jerome Powell

Xuất phát điểm không bằng cấp kinh tế

Khác với những Chủ tịch tiền nhiệm, Jerome Powell là người đầu tiên không sở hữu bằng cấp kinh tế (điều được xem là quy chuẩn cho vị trí Chủ tịch từ năm 1987 đến nay).

Xuất thân của ông từ gia đình có truyền thống theo ngành Luật. Ông ngoại của Powell từng là trưởng khoa Luật tại đại học Columbus, sau này trở thành giảng viên tại trường Luật Georgetown. Cha của Jerome Powell cũng theo nghề luật sư.

Năm 1975, ông hoàn thành ngành học Chính trị tại Đại học Princeton và tiếp tục lấy bằng Luật từ Đại học Georgetown. Sự nghiệp của ông bắt đầu tại công ty luật, trước khi chuyển sang làm việc cho một số quỹ đầu tư lớn ở New York (Carlyle Group, Severn Capital Partners và Quỹ Môi trường Toàn cầu).

Giai đoạn trên Powell không ghi nhận những thành tựu lớn, nhưng những công việc đã trải qua để lại cho ông kiến thức nền tảng cho vị trí Chủ tịch FED sau này.   

Trở thành Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) 

Năm 1990, bước ngoặt chính trị đến với Jerome Powell khi ông gia nhập và làm việc với vai trò thư ký tại Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Sau 2 năm, ông được bổ nhiệm thành Thứ trưởng Tài chính, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của các ngân hàng trong nước dưới thời Tổng thống George H.W.Bush. 

chủ tịch của fed
Jerome Powell và con đường trở thành Chủ tịch FED (Nguồn ảnh: The New York Times)

Từ năm 2011 đến 2017, ông là người đại diện chính thức của Chính phủ Liên bang trong việc định hình chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ. Năm 2018, ông chính thức trở thành Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang và đảm nhận chức vụ này cho đến nay.

chủ tịch fed jerome powell
Powell nhận chức Chủ tịch FED (Nguồn ảnh: Wikipedia)

Trong suốt nhiệm kỳ hoạt động, những chính sách của Jerome Powell được nhận định là có nhiều điểm tương đồng với Chủ tịch tiền nhiệm Janet Yellen như việc đề xuất tăng lãi suất chậm, dự báo tỷ lệ lạm phát Hoa Kỳ đạt 2%... Tuy nhiên, chính sách của ông có phần phù hợp hơn với nền kinh tế Hoa Kỳ hiện tại. 

Tom Porcelli, nhà kinh tế học tại của RBC Capital Markets đã mô tả Jerome Powell như là “phiên bản Cộng hòa” của Janet Yellen.

Jerome Powell và những chính sách tiền tệ nổi bật

Thời kỳ dịch COVID-19 (2020-2021)

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 giai đoạn 2020 - 2021, dịch bệnh đã gây ra thiệt hại nặng nề về mặt con người và tê liệt các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư trên toàn cầu. Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế thế giới giảm 3.5% vào năm 2020, cao hơn rất nhiều so với mức 0.1% của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Trước tình hình đó, Jerome Powell đã triển khai một loạt biện pháp can thiệp nhanh chóng như giảm lãi suất điều hành (regulatory interest rate) về mức 0.25%, mở rộng chương trình mua vào tài sản, mua lại trái phiếu doanh nghiệp, bơm vốn vào thị trường tài chính, hỗ trợ phát hành trái phiếu mới cho các doanh nghiệp lớn…

lãi suất fed
Bảng đo lường lãi suất FED (Nguồn ảnh: Federal Reserve Bank of St. Louis)

Kết quả, FED đã chứng minh chính sách tiền tệ trong giai đoạn này hiệu quả qua các chỉ số như: GDP tăng 33.8% vào Q3/2020 so với cùng kỳ năm trước, chỉ số S&P 500 tăng hơn 90% từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2021, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 14.7% trong tháng 4/2020 xuống 3.8% vào tháng 2/2023…

Nhìn chung, chính sách tiền tệ của FED trong thời kỳ COVID-19 đã tạo ra những tác động tích cực không chỉ nền kinh tế Hoa Kỳ mà còn trên toàn cầu. Tuy nhiên, chính sách này cũng đã gây ra tình trạng lạm phát tăng cao vào những năm sau đó.

Tình trạng lạm phát giai đoạn 2022 - 2023

Năm 2022, lạm phát tại Hoa Kỳ đạt 9.1% trong tháng 6/2022, mức cao nhất trong 40 năm (theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ).

Để đối phó với lạm phát tăng cao, FED đã thực hiện một loạt chính sách tiền tệ thắt chặt, nổi bật như:

  • Tăng lãi suất: FED đã tăng lãi suất 11 lần từ tháng 3/2022 đến tháng 7/2023, đưa lãi suất từ 0.25% lên 5.75%. Theo CNBC, đây là mức tăng lãi suất nhanh nhất trong 40 năm.
  • Thu hẹp chi tiêu: Tổng chi tiêu ngân sách của Hoa Kỳ năm 2022 là 6,272 nghìn tỷ USD, giảm 550 tỷ USD so với 2021. Mức giảm này chủ yếu do FED bắt đầu thu hẹp chương trình mua vào tài sản quy mô lớn đối với các khoản hỗ trợ trong đại dịch COVID-19.

Chính sách FED đưa ra đã góp phần kiềm chế lạm phát tại Hoa Kỳ, giảm từ mức cao nhất 9.1% vào tháng 6/2022 xuống 6.5% tháng 12/2023. Tuy vậy, mức lạm phát này vẫn còn cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 2% của FED.

Dù còn nhiều khó khăn và thử thách, các đồng nghiệp và tôi luôn giữ vững cam kết đưa lạm phát giảm về mức 2% một cách bền vững.
Trích Bài phát biểu của Chủ tịch FED tại câu lạc bộ Kinh tế New York ngày 19/10/2023.
chủ tịch fed
Chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu ý kiến về lạm phát (Nguồn ảnh: The Wall Street Journal)

“Thái độ” của Jerome Powell với crypto

Với vai trò là Chủ tịch của tổ chức tài chính có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới, những quan điểm của Jerome Powell về thị trường crypto luôn là chủ đề thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Trong một bài phát biểu, Jerome Powell đã đề cập về sự tương quan giữa tiền mã hoá và vàng. Ông nhấn mạnh rằng giá trị của vàng chủ yếu phụ thuộc vào sự ổn định thị trường và lòng tin nhà đầu tư. Trong khi đó, tiền điện tử hiện chưa đạt được sự ổn định và độ tin cậy như vàng.

Ngoài ra, ngày 07/03/2023, Jerome Powell đã tham gia phiên điều trần thường kỳ trước Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Hoa Kỳ. Trong phiên điều trần, Powell thể hiện quan điểm rằng: “Mặc dù không muốn ngăn cản tiềm năng phát triển từ lĩnh vực tiền mã hóa nhưng vẫn bày tỏ sự lo ngại về các vấn đề liên quan đến công nghệ blockchain như lừa đảo, rửa tiền và các hoạt động phi pháp”.

Tuy vậy, trong quá khứ, FED đã thảo luận về khả năng phát hành một loại tiền mã hóa trung ương (CBDC). Động thái này của FED vẫn còn “bỏ ngỏ” khi chưa có một quyết định hay quan điểm nào khác được đưa ra.

Đọc thêm: Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi quốc gia sở hữu CBDC riêng?