SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Lãi suất thả nổi là gì? Yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là gì? Những ảnh hưởng của loại lãi suất này tác động như thế nào trong quản lý tài chính của người vay? Cùng Coin98 Insights tìm hiểu về khái niệm lãi suất thả nổi trong bài viết sau.
Anh Long
Published Jul 17 2024
Updated Sep 26 2024
6 min read
lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là gì?

Lãi suất thả nổi là loại lãi suất không cố định, thay đổi theo các chỉ số thị trường như lãi suất cơ sở của ngân hàng nhà nước hoặc lãi suất thị trường.

Lãi suất thả nổi được điều chỉnh theo mốc thời gian là 3, 6 hoặc 12 tháng. Mức điều chỉnh lãi suất sẽ được ghi rõ trong hợp đồng và dựa trên sự thỏa thuận giữa ngân hàng và người vay.

Đọc thêm: Lãi suất là gì? Điểm khác biệt giữa các loại lãi suất.

lãi suất thả nổi là gì
Lãi suất thả nổi là gì?
advertising

Công thức tính lãi suất thả nổi

Để tính được lãi suất thả nổi, bạn áp dụng công thức sau:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất

Trong đó:

  • Lãi suất cơ sở: Là loại lãi suất được ngân hàng trung ương quy định để xác định mức lãi suất sau thời gian điều chỉnh.
  • Biên độ lãi suất: Là mức điều chỉnh lãi suất được ngân hàng quy định để phù hợp với thị trường tài chính hiện tại và ghi rõ trong hợp đồng tín dụng.

Ví dụ:

Tháng 2/2024, Anh A vay 500.000.000 đ từ ngân hàng với kỳ hạn 3 năm và mức lãi suất cố định ban đầu là 5.5% trong 1 năm đầu. Sau đó, từ năm thứ 2 trở đi, ngân hàng thay đổi sang áp dụng lãi suất thả nổi là 9.2%/ năm.

  • Tiền lãi trong 1 năm đầu: 500,000,000 x 5.5% = 27,500,000 đ.
  • Tiền lãi từ năm 2 trở đi: 500,000,000 x (5.5% + 3.7%) = 46,000,000 đ.

Đây là cách ngân hàng thực hiện điều chỉnh lãi suất theo biên độ thả nổi trong hợp đồng vay.

Yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất thả nổi

Mặc dù lãi suất thả nổi được điều chỉnh định kỳ nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

Lạm phát

Ngân hàng thường phải tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát tăng cao dẫn đến lãi suất thả nổi cũng tăng lên. Mục đích của việc này là để giảm bớt lượng tiền trong lưu thông trong nền kinh tế.

Ngược lại, khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngân hàng sẽ giảm lãi suất cơ bản giúp cho lãi suất thả nổi xuống thấp. Thông qua đó, khuyến khích doanh nghiệp và cá nhân vay vốn để đầu tư và tiêu dùng.

Tình hình kinh tế

Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế sẽ tác động đến lãi suất thả nổi, cụ thể:

  • Nền kinh tế đang phát triển: Sự gia tăng sản lượng hàng hóa/dịch vụ thúc đẩy doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư vào dự án mới, mua sắm thiết bị... Thời điểm này, các ngân hàng có thể tăng lãi suất để kiểm soát rủi ro và đảm bảo lợi nhuận.
  • Nền kinh tế suy thoái: Trong thời kỳ kinh tế bất ổn, chủ doanh nghiệp, người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn thay vì mua sắm hoặc đầu tư. Từ đó, giảm nhu cầu vay vốn, tạo áp lực giảm lãi suất.
  • Ổn định kinh tế: Nguồn cung và cầu vốn đạt được sự cân bằng, ngân hàng trung ương không có sự thay đổi lớn về lãi suất cơ bản. Vì thế, lãi suất thả nổi duy trì ở mức ổn định.

Lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản là mức lãi suất ngân hàng nhà nước áp dụng cho các ngân hàng thương mại. Đây là mức tham chiếu cho lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi và lãi suất thả nổi.

Khi ngân hàng trung ương tăng hoặc giảm lãi suất cơ bản sẽ tác động trực tiếp đến chi phí vay vốn của ngân hàng thương mại. Điều này dẫn đến, các ngân hàng cũng sẽ điều chỉnh lãi suất vay phù hợp với tình hình thực tế đối với khách hàng.

lãi suất thả nổi
Lãi suất cơ bản

Nhu cầu vốn

Khi nhiều người cần vay vốn, các ngân hàng phải cạnh tranh để thu hút tiền gửi và các nguồn vốn khác. Để có đủ vốn cho vay, ngân hàng có sẽ tăng lãi suất tiết kiệm để thu hút người gửi tiền. Vì thế, phần chi phí vốn tăng sẽ được chuyển sang người vay dưới dạng lãi suất thả nổi.

Những ưu - nhược điểm của lãi suất thả nổi là gì?

Mặc dù không mang tính ổn định và khó dự đoán, lãi suất thả nổi vẫn có một số điểm bạn cần lưu ý:

Ưu điểm

  • Chi phí trả lãi linh hoạt: Khi lãi suất thị trường giảm, người vay sẽ trả số tiền lãi cho ngân hàng ít hơn so với lãi suất cố định. Vì thế đã giúp giảm áp lực tài chính cho khách hàng trong các kỳ điều chỉnh.
  • Tính minh bạch: Lãi suất thả nổi được tính dựa trên lãi suất cơ sở và biên độ lãi suất, thông tin này được quy định rõ ràng trong hợp đồng vay. Qua đó, người vay dự đoán chi phí vay sau khoảng thời gian hưởng lãi suất ưu đãi.
  • Phù hợp cho khoản vay ngắn hạn: Lãi suất thả nổi thường được khuyến khích cho các khoản vay ngắn hạn, giúp giảm chi phí trả lãi cố định.

Nhược điểm

  • Rủi ro tài chính: Khi lãi suất thị trường tăng, lãi suất thả nổi cũng tăng theo dẫn đến số tiền phải trả lớn hơn so với dự tính ban đầu, tăng nguy cơ dẫn đến nợ xấu.
  • Khó dự đoán chi phí lãi vay: Trong thời điểm thị trường bất ổn, những thay đổi về lãi suất là rào cản trong việc cân đối tài chính khách hàng.
  • Quản lý phức tạp: Tính toán và quản lý khoản vay áp dụng lãi suất thả nổi phức tạp hơn so với lãi suất cố định, đòi hỏi người vay phải luôn theo dõi và điều chỉnh kế hoạch tài chính thường xuyên.

Vì thế, trước khi vay vốn, bạn cần tìm hiểu lãi suất thả nổi là gì và tham khảo biểu phí lãi suất tại các ngân hàng để có quyết định phù hợp nhất.

Đọc thêm: Rủi ro tài chính là gì? 5 rủi ro tài chính phổ biến

RELEVANT SERIES