SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Rủi ro tài chính là gì? 5 rủi ro tài chính phổ biến

Rủi ro tài chính là gì? Tổn thất tài chính gây ra những hậu quả gì cho nhà đầu tư và doanh nghiệp? Tìm hiểu về khái niệm và các loại rủi ro tài chính phổ biến nhất hiện nay.
Avatar
Anh Long
Published Sep 15 2024
Updated Sep 16 2024
6 min read
rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính là gì?

Rủi ro tài chính (Financial Risk) là thuật ngữ chỉ tất cả rủi ro gây ra tổn thất về tài chính cho các tổ chức hay nhà đầu tư. Những rủi ro này được hình thành từ các yếu tố bên ngoài hoặc các quyết định sai lầm, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận, dòng tiền, khả năng thanh toán nợ và giá trị tài sản của nhà đầu tư. Nói cách khác, rủi ro tài chính với nhà đầu tư cá nhân là khả năng mất tiền khi giao dịch.

quản lý rủi ro tài chính
advertising

Các rủi ro tài chính phổ biến

Rủi ro lãi suất

Rủi ro biến động lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và khả năng thanh khoản của ngân hàng và tổ chức tín dụng. Khi lãi suất thị trường biến động, giá trị tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ có thể giảm, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro mà người cho vay phải gánh chịu nếu người đi vay không đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán của bản thân. Điều này bao gồm các trường hợp vỡ nợ, không thanh toán đúng hạn hoặc phá sản của người đi vay.

Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường thường liên quan đến sự thay đổi trên thị trường như lãi suất, lạm phát, chính sách chính phủ... Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của các khoản đầu tư và có thể gây ra thiệt hại tài chính cho doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu ngắn hạn hoặc dài hạn đều có thể gặp phải rủi ro đầu tư tài sản tài chính.

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản gồm có rủi ro thanh khoản tài sản và nguồn vốn hoạt động. Rủi ro này xuất hiện khi doanh nghiệp không có đủ tiền mặt hoặc các tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và nhu cầu hoạt động kinh doanh đột ngột.

kiểm tra các khoản thanh toán

Rủi ro pháp lý

Rủi ro pháp lý phát sinh khi nhà đầu tư không tuân thủ luật pháp hoặc có các hành vi như tham nhũng, giao dịch nội gián, rửa tiền, vi phạm bản quyền, vi phạm quy định về thuế dẫn đến những tổn thất về tài chính và uy tín.

Khác

Ngoài ra rủi ro biến động tỷ giá cũng là một trong nhiều loại rủi ro tài chính liên quan đến những thay đổi giá trị của một loại tiền tệ so với một loại tiền tệ khác.

Đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, sự biến động này có tác động trực tiếp đến lợi nhuận và chi phí giao dịch quốc tế, bao gồm xuất nhập khẩu hàng hóa và các hoạt động đầu tư nước ngoài.

Hậu quả rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để lại những hậu quả nặng nề nếu không được quản lý hiệu quả. Dưới đây là một số hậu quả:

  • Mất lợi nhuận tiềm năng: Doanh nghiệp có thể bỏ lỡ cơ hội đầu tư sinh lời do rủi ro tài chính.
  • Giảm giá trị tài sản: Biến động thị trường khiến giá trị tài sản doanh nghiệp giảm ảnh hưởng khả năng thanh toán nợ.
  • Khó khăn trong đầu tư: Doanh nghiệp thiếu hụt dòng vốn dẫn đến không đủ tài chính đầu tư vào các dự án mới.
  • Mất uy tín: Vi phạm các quy định tài chính sẽ khiến doanh nghiệp mất tín nhiệm với các nhà đầu tư, đối tác và khách hàng. Điều này cản trở việc huy động vốn và hợp tác kinh doanh trong tương lai.
  • Nguy cơ phá sản: Khi chủ doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn và buộc phải ngừng hoạt động.
rủi ro tài chính

Quản trị rủi ro tài chính

Quản lý rủi ro tài chính là một phần quan trọng của chiến lược quản lý tổ chức. Bao gồm các hoạt động như xác định, đánh giá và xử lý các rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị tài sản của doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư.

Các công ty tư vấn tài chính sẽ xác định các nguồn rủi ro, đo lường mức độ của chúng, đánh giá các tác động tiềm ẩn và lập ra các chiến lược để giảm thiểu hoặc chấp nhận những rủi ro này. Quản lý rủi ro hiệu quả giúp doanh nghiệp/nhà đầu tư hạn chế thiệt hại và đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, bền vững.

Đọc thêm: Khẩu vị rủi ro là gì? Tầm quan trọng của việc xác định mức độ rủi ro.

Phân biệt rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tuy có mối liên hệ nhưng lại có sự khác biệt rõ ràng. Bảng dưới đây giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hai khái niệm này:

Rủi ro kinh doanh
Rủi ro tài chính
Là rủi ro liên quan đến khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Hoàn toàn là vấn đề hoạt động. Xuất hiện khi công ty hoạt động. Xuất phát từ nhiều yếu tố như cạnh tranh, biến động giá nguyên vật liệu… Ảnh hưởng đến lợi nhuận, giá trị cổ phiếu, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Là rủi ro liên quan đến khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.  Liên quan đến thanh toán nợ. Xảy ra khi nhu cầu nguồn vốn chủ sở hữu được tăng. Xuất phát từ việc vay nợ, biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái… Ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ, uy tín của doanh nghiệp, thậm chí dẫn đến phá sản.
Hậu quả
Giảm lợi nhuậnGiảm giá trị cổ phiếuMất vị thế cạnh tranhNguy cơ phá sản
Không thể thanh toán nợMất uy tínPhá sản
Giải pháp
Nâng cao hiệu quả hoạt độngĐa dạng hóa sản phẩm, dịch vụMở rộng thị trườngNâng cao năng lực quản lý
Giảm tỷ lệ nợNâng cao dự trữ ngoại hốiCập nhật thông tin quy định mới trong hệ thống quản trị rủi ro

Như vậy, rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tài chính bảo vệ công ty khỏi những thiệt hại tiềm ẩn.

RELEVANT SERIES