SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Suy thoái kinh tế là gì? Nguyên nhân nền kinh tế suy thoái

Suy thoái kinh tế đã dẫn đến tình trạng khó khăn về nhiều mặt cho chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong khoảng thời gian dài. Vậy nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế là gì? Làm sao để xác định một nền kinh tế đang bước vào thời kỳ khó khăn?
Anh Long
Published May 17 2024
Updated Aug 09 2024
9 min read
suy thoái kinh tế là gì

Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế là tình trạng nền kinh tế hoạt động giảm sút hoặc trì trệ kéo dài dẫn đến những hệ lụy như: sụp đổ thị trường tài chính, giảm sản xuất, tăng tỷ lệ thất nghiệp, người dân mất đi nguồn thu nhập ổn định...

Ví dụ 1: Vào năm 2008, cuộc khủng hoảng ở Mỹ và các nước Châu Âu với sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng sụt giá chứng khoán, mất giá tiền tệ quy mô lớn. Các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn như Lehman Brothers và Bear Stearns phá sản làm hàng triệu người mất việc dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu.

Ví dụ 2: Ở thời kỳ đại dịch Covid-19, các hoạt động kinh tế dường như “đóng băng” do chỉ thị cách ly xã hội. Giai đoạn này, các thương nhân, doanh nghiệp, người dân... bị sụt giảm nguồn thu nhập đáng kể. Đây là tiền đề cho cuộc đại suy thoái, dự kiến kéo dài đến 2024 hoặc thậm chí lâu hơn - theo nhận định của các ngân hàng thế giới.

Đọc thêm: Cuộc đại khủng hoảng kinh tế 2008.

khái niệm suy thoái kinh tế là gì
advertising

Yếu tố dẫn đến suy thoái kinh tế

Nguyên nhân suy thoái hay khủng hoảng kinh tế xảy ra không thể do một yếu tố đơn lẻ mà xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

Yếu tố ngoại sinh

  • Khủng bố hay xung đột quân sự: Tình hình chiến sự diễn ra gây hạn chế trong hoạt động giao thương quốc tế và nội địa, kéo theo sự sụt giảm bất ngờ trong hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. 
  • Dịch bệnh toàn cầu: Các đợt bùng phát dịch bệnh lớn như đại dịch Covid-19, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế trên toàn cầu và làm gián đoạn chuỗi cung ứng, du lịch, sản xuất...
  • Thiếu hụt năng lượng: Thiên tai, xung đột chính trị... làm nguồn cung cấp năng lượng bị tạm ngưng gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tăng chi phí kinh doanh.
  • Biến động giá hàng hóa: Giá các mặt hàng thiết yếu tăng hoặc giảm mạnh gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Ví dụ: Xăng, dầu, thực phẩm...

Thiếu hụt tiền tệ

  • Suy thoái thị trường bất động sản: Khi thị trường bất động sản sụp đổ, những khoản vay liên quan đến tài sản giá trị cao này có thể trở thành nợ xấu.
  • Biến động tài chính: Nợ xấu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này làm cho hệ thống ngân hàng và tài chính mất ổn định.
  • Thắt chặt tín dụng: Các ngân hàng xét duyệt hồ sơ vay vốn nghiêm ngặt hơn gây khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận nguồn vốn.
  • Sự suy giảm thị trường chứng khoán: Chính là sự mất cân bằng giữa số lượng người mua và bán cổ phiếu tạo nên áp lực mất giá cổ phiếu kéo theo sự tụt dốc các chỉ số chứng khoán trên sàn giao dịch.
tình hình tài chính gặp khó khăn

Chính phủ

Những chiến lược tài chính của chính phủ đóng vai trò không nhỏ trong tình hình suy thoái được thể hiện qua: 

  • Chính sách tiền tệ không hợp lý: Khi ngân hàng trung ương hạn chế lượng tiền lưu thông trên thị trường điều này cản trở doanh nghiệp và người dân vay vốn đầu tư, tăng khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất.
  • Quản lý yếu kém: Cách quản lý thiếu chặt chẽ trong chính phủ làm giảm hiệu quả chính sách hỗ trợ kinh tế dẫn đến bất ổn trong xã hội.

Tìm hiểu thêm: Chính sách tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

Yếu tố tâm lý 

Khi vấn tình hình tài chính không ổn định, giá cả liên tục tăng cao trong khi người dân thắt chặt chi tiêu. Điều này là nguyên nhân gây ra tâm lý dè dặt của những chủ doanh nghiệp khi muốn đầu tư phát triển mô hình kinh doanh.

Bên cạnh đó, tâm lý FOMO đã làm cho cuộc bùng nổ “bong bóng kinh tế” trở nên trầm trọng hơn, điển hình bài học từ “cơn sốt hoa tulip” năm 1637.

Dấu hiệu nhận biết kinh tế suy thoái

Chỉ số GDP giảm

Chỉ số GDP cũng đưa ra dấu hiệu nhận biết được suy thoái. Khi chỉ số này giảm trong hai quý liên tiếp là dấu hiệu rõ ràng của suy thoái kinh tế, GDP sụt giảm đồng nghĩa với sản lượng, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp đang thấp dần, dẫn đến cắt giảm chi tiêu và đầu tư.

Tỷ lệ người lao động mất việc tăng

Khi nền kinh tế bị khủng hoảng, nhu cầu về hàng hóa/dịch vụ giảm mạnh là nguyên nhân chính làm cho công ty cần ít nhân công, thu hẹp quy mô thậm chí đóng cửa để tiết kiệm chi phí.

Điều này làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm thu nhập người lao động, tạo gánh nặng lên hệ thống an sinh xã hội như bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách hỗ trợ khác.

báo cáo tình hình lao động quý 1 2024
Tình hình lao động quý 1 năm 2024. Nguồn: Tổng cục thống kê

Lạm phát

Sự mất giá của đồng tiền nội tệ là một hậu quả nghiêm trọng từ vấn đề lạm phát cao. Khi giá bán hàng hóa/dịch vụ đều tăng lên có nghĩa là cùng một số tiền, bạn mua được ít sản phẩm hơn trước.

Nhìn chung, tác động này không chỉ giới hạn ở trong nước mà còn lan rộng ra thị trường quốc tế, đặc biệt là đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.

Nhu cầu tiêu dùng giảm

Trong thời kỳ suy thoái, tâm lý người dân thường lo lắng về tài chính cá nhân vì thế họ có xu hướng thắt chặt chi tiêu để tiết kiệm tiền, phòng ngừa rủi ro. Sự giảm chi tiêu của người dân tạo ra hiệu ứng dây chuyền, ảnh hưởng đến các ngành khác nhau trong nền kinh tế và làm tình trạng khó khăn của xã hội trầm trọng thêm.

Chỉ số chứng khoán giảm

Chỉ số chứng khoán là một công cụ đo lường giá trị của một nhóm cổ phiếu cho thấy sự biến động tổng quan của thị trường chứng khoán. Khi rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, doanh thu và lợi nhuận của các công ty thường giảm, đồng nghĩa với giá cổ phiếu cũng sụt theo, dẫn đến thực trạng nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu.

suy thoái kinh tế

Tác động của thị trường suy thoái kinh tế là gì?

Suy giảm kinh tế toàn cầu/khu vực sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác trong xã hội. Dưới đây là một số tác động chính:

  • Kinh tế chậm phát triển: Lượng cung và cầu trong nước giảm, mọi hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp trong nước đều bị hạn chế.
  • Đồng tiền mất giá trị: Đồng tiền quốc gia thấp hơn so với tiền tệ của các đối tác thương mại. Điều đó được thể hiện qua tỷ giá hối đoái khi này người dân và nhà đầu tư chuyển sang tích trữ các loại tiền tệ mạnh hơn.
  • Bất bình đẳng trong xã hội: Xu hướng này trở nên rõ ràng hơn khi người giàu tiếp tục kiếm thêm thu nhập từ tài sản của mình. Trong khi đó, người không có tài sản chỉ phụ thuộc vào tiền trợ cấp và chịu tác động của giá cả tăng cao, khiến khó khăn chồng chất.
  • Giá hàng hóa giá trị cao có xu hướng tăng: Hàng hóa giá trị cao như vàng, kim cương... có tính thanh khoản cao, cho phép người sở hữu dễ dàng mua bán và chuyển đổi thành tiền mặt nếu cần.
  • Nợ xấu: Tình trạng nợ xấu gia tăng gây ra sự không ổn định trong hệ thống tài chính, các doanh nghiệp và cá nhân không trả được nợ đúng hạn sẽ phải đối mặt lãi phạt cao có nguy cơ phá sản. Chính phủ gặp thử thách trong việc sử dụng các biện pháp tài khóa để kích thích nền kinh tế.

Sau khi nhận thức được suy thoái kinh tế là gì và những thách thức tại thời điểm suy giảm thị trường. Điều quan trọng trong giai đoạn này là doanh nghiệp/cá nhân cần sự tỉnh táo trong việc đánh giá tình hình thực tế của chính mình để thay đổi chiến lược kinh doanh và đầu tư thích nghi với hoàn cảnh hiện tại.

RELEVANT SERIES