SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Monad là gì? Dự án kì vọng là EVM Layer 1 nhanh và bảo mật nhất

Monad, một blockchain Layer 1, gọi vốn 19 triệu USD thành công tại vòng Seed. Được kỳ vọng là dự án có mức độ tương thích EVM cao đồng thời thể xử lý tới 10,000 TPS, liệu Monad có thành công như tuyên bố? Cùng tìm hiểu ngay!
linhnt
Published May 29 2023
Updated Apr 19 2024
7 min read
dự án monad

Monad là gì?

Monad là blockchain Layer 1, hoạt động dựa trên cơ chế đồng thuận Proof of Stake, dự án nhận định rằng có thể mở rộng xử lý 10,000 TPS thông qua khả năng tương thích với EVM.

Được phát triển bởi độ ngũ Jump Trading LLC, Monad đặt mục tiêu trở thành EVM Layer 1 nhanh, rẻ và bảo mật nhất.

monad là gì
Website Monad: https://www.monad.xyz
advertising

Điểm khác của Monad

Monad định vị mình giữa các đối thủ khác bằng khả năng tương thích EVM cao kết hợp thực thi song song (Parallel Execution) đồng thời có thể giảm phí gas nhưng không bị ảnh hưởng đến tính bảo mật.

EVM và thực thi song song 

Với các blockchain, mức độ tương thích EVM rất quan trọng vì tính phổ biến của nó, tương tự như Javascript trong web2. Hiện tại trong thị trường crypto có đến hơn 20 mạng lưới tương thích với EVM, chiếm hơn 97% TVL của DeFi.

Mặc dù tính phổ biến cao, tuy nhiên thông lượng xử lý của EVM trong blockchain vẫn chưa thật sự ấn tượng. Chuỗi EVM nhanh nhất hiện nay chỉ đạt tốc độ hơn 200 TPS.

Bên cạnh đó, nhược điểm lớn nhất của EVM hiện chỉ có thể thực hiện một giao dịch tại một thời điểm nên các giao dịch trong hầu hết blockchain được xử lý lần lượt. Rõ ràng, cơ chế này không hiệu quả vì mất thời gian người dùng.

Các nhà phát triển đã cố gắng giải quyết bằng cơ chế thực thi song song. Thế nhưng vấn đề của việc thực thi song song là thiếu tính tương thích với EVM, từ đó chưa thể xác định được các giao dịch độc lập.

Ví dụ: Lindsie gửi tiền cho Liam, Alice nhận tiền từ Harry. Rõ ràng, hai giao dịch này là hai giao dịch độc lập và có thể được thực hiện cùng lúc.

Nhận thấy hạn chế trên, Monad đã phát triển cơ chế thực thi song song nhưng có mức độ tương thích cao với EVM.

Tức là Monad vẫn xử lý giao dịch theo thứ tự, tuy nhiên sẽ phân loại thành hai nhóm chính: liên quan và không liên quan. Thay thì thực hiện giao dịch lần lượt, giao dịch sẽ được thực thi song song mà không bị phụ thuộc.

Điều này cho phép Monad xử lý các giao dịch hiệu quả hơn. Có khả năng đạt tới 10,000 TPS nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian của người dùng.

Giảm thiểu phí gas

Giảm thiểu phí gas ở mức tối đa nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật cao chính là điểm đặc biệt thứ hai của Monad.

Rõ ràng các nhà phát triển web3 đều muốn người dùng có những trải nghiệm tốt nhất cùng chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, đây không phải là một bài toán dễ dàng. 3 năm trở lại đây, hơn 4 tỷ USD tài sản đã bị mất do mạng lưới gặp các vấn đề như hack, khai thác.... Việc đảm bảo tính bảo mật khá tốn kém cũng là nguyên nhân chính dẫn đến phí gas tăng cao.

Trên thực tế, đã có một số blockchain giảm được phí gas và tất nhiên tính bảo mật cũng bị ảnh hưởng, Polygon là một ví dụ.

Vì vậy, phí gas thấp nhưng an toàn cao là một nhiệm vụ kép. Monad khẳng định sẽ cố gắng giải quyết đồng thời hai hạn chế trên bằng việc thử nghiệm nhiều phương thức như: giảm thiểu sử dụng external libraries để giảm phí gas…

Tóm lại, trên đây vẫn chỉ là mục tiêu, Monad vẫn đang tiếp tục phát triển để hoàn tất.

Định hướng phát triển Monad 

Thời điểm hiện tại, không gian phát triển của các dApp đang bị phụ thuộc quá nhiều vào blockchain mà họ triển khai trên đó. Đồng thời, so với tiêu chuẩn điện toán, các blockchain có phần tăng trưởng chậm chạp hơn.

Trong khi Visa đạt được tỉ lệ 24,000 TPS thì các blockchain đang đang bị tụt lại phía sau khá xa. Chẳng hạn, Ethereum giới hạn ở mức 20 TPS, Bitcoin là 7 hay Bitcoincash đạt 60.

Minh chứng khác biệt rõ nhất được thể hiện tại hình dưới đây:

so sanh blockchain
So sánh khả năng xử lý giao dịch của các blockchain lớn hiện nay với hệ thống tài chính truyền thống.

Nhận thấy vấn đề trên, Monad đã thực hiện giao thức bằng chứng cổ phần (proof of stake) để cho phép mở rộng thông lượng cao. Trước mắt, số lượng giao dịch tối thiểu Monad mong muốn được xử lý đạt 10,000 TPS.

Tầm nhìn của dự án Monad

Theo dữ liệu toàn cầu, chi tiêu của người dùng vào blockchain sẽ đạt gần 19 tỷ USD vào năm 2024. Blockchain đang chứng kiến mức độ tăng trưởng kép hàng năm là 46,4%.

Với con số đưa ra từ Ethereum, hiện có khoảng 500,000 ETH DAU (lượng người dùng tương tác mỗi ngày). Nếu diễn ra theo đúng kịch bản, con số này chắc chắn sẽ tăng lên ít nhất 50 lần. Tuy nhiên, hiện tại mức 20 TPS là những gì Ethereum có thể làm được.

Do đó, nhiệm vụ chính yếu nhất của Monad chính là hỗ trợ cải thiện phát triển hệ sinh thái tiền điện tử. Theo Monad, MVP của họ sẽ đạt được 10,000 TPS thông qua việc đổi mới và thực thi đúng quy trình đặt ra. Ngoài ra, dự án cũng nhận định nếu cải thiện được thuật toán ước tính phụ thuộc và cơ chế đồng thuận, kết quả có thể đạt khoảng 400,000 TPS ở điều kiện lý tưởng.

Token Monad là gì? 

Hiện tại Monad chưa phát hành token, Coin98 Insights sẽ tiếp tục cập nhật!

Roadmap & cập nhật của Monad

Vào ngày 19/05, đội ngũ Monad đã thông báo sắp ra mắt Testnet cho người dùng trên Twitter.

Hiện chưa có thời gian chính xác, nhưng các dự án trên Monad sẽ có thể tương tác với nền tảng phần mềm EVM.

Đội ngũ dự án Monad

Monad được phát triển bởi Jump Trading, đội ngũ có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc cùng nhau. Trong đó, người đứng đầu có thể kể đến:

  • Keone Hon: Co Founder và CEO
  • James Hunsaker: CTO
  • Eunice Giatar: COO

Nhà đầu tư Monad

Monad đã trải qua hai vòng gọi vốn với số tiền gần 250 triệu USD. Cụ thể như sau:

  • 14/2/2023: Monad gọi vốn 19 triệu USD vòng Seed, dẫn đầu bởi quỹ đầu tư Dragonfly.
  • 9/4/2024: Monad huy động 225 triệu USD vòng và được định giá ở mức 3 tỷ USD, dẫn đầu bởi Paradigm.

Các dự án tương tự Monad

Một số dự án tương tự Monad có thể kể đến như: Polygon, Avalanche và Solana.

RELEVANT SERIES