SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Nghịch lý của Stablecoin trong Crypto - Stablecoin có thật sự "Stable"?

Algorithmic ra đời là có lý do của nó, cùng tìm hiểu về nghịch lý đối với stablecoin hiện tại và giải pháp tương lai cho vấn đề này.
Avatar
cryptolover994
Published Mar 28 2021
Updated Apr 08 2023
9 min read
thumbnail

Hôm nay, mình xin phép được viết tiếp về Stablecoin. Không biết có bạn đọc nào thắc mắc Tại sao phải phức tạp hóa stablecoin ra nhiều loại để làm gì? Chẳng phải đã có USDT và USDC rồi sao? Algorithmic Stablecoin là gì thế? Rồi tại sao trong Algorithmic Stablecoin lại chia ra thêm 3 loại là Rebase Model, Seigniorage Model và Fractional-reserve Model nữa?

Chính xác là mình cũng từng như các bạn, mình từng rất thắc mắc và cảm thấy đây là một thứ không đáng phải quan tâm. Tuy nhiên, các bạn hãy lùi lại 1 bước để có thể nhìn ra bức tranh tổng quan.

Algorithmic ra đời là có lý do của nó, và đã bao giờ bạn đặt câu hỏi, nếu bạn muốn có DAI từ MakerDAO thì bạn cần thế chấp tài sản như BTC hay ETH. Vậy tại sao ngân hàng trung ương (ngân hàng nhà nước của các quốc gia) không cần gì thế chấp mà vẫn có thể in ra tiền mãi thế? 

Vấn đề nằm ở chỗ đó. Bài viết tuy sẽ dài và hơi khó hiểu, tuy nhiên nếu hiểu được, mình tin bài viết này sẽ giúp anh em có góc nhìn hoàn toàn mới về việc “định giá giá trị”.

Bài viết được phát triển dựa trên góc nhìn của tác giả Ryan Watkins - một chuyên gia phân tích tại Messari Crypto.

Link bài tweet gốc mình để ở dưới để anh em tham khảo sâu hơn.

Stablecoin và tác động đến thị trường tài chính phi tập trung (Defi)

Trong thời gian vừa qua, anh em đã chứng kiến sự bùng nổ của các dự án phi tập trung. Chỉ trong thời gian rất ngắn, tính tới thời điểm hiện tại thì chưa tròn 1 năm, vốn hóa của thị trường DeFi đã tăng từ 700 triệu đô lên 40 tỷ đô. Một con số đáng kinh ngạc!

Nguồn ảnh: Defi Pulse

Tuy nhiên đóng góp không nhỏ của sự thành công của thị trường Defi chính là sự góp sức của các stablecoin. Stablecoin chính là cầu nối đưa người dùng có thể tiếp cận các sản phẩm tài chính trên các nền tảng tài chính phi tập trung như MakerDAO, Compound hay Aave.

Tính tới thời điểm hiện tại tổng giá trị tài sản được lock ở top 4 nền tảng Defi lớn nhất đã hơn 20 tỷ đô và điều đó cũng giúp tổng giá trị stablecoin được in ra từ các nền tảng Defi đang lớn hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ tác động đến vốn hóa thị trường Defi mà còn có những tác động không nhỏ đến thị trường truyền thống.

Anh em có thể tìm hiểu thêm về stablecoin cũng như tổng quan các loại stablecoin tại đây.

Nghịch lý của Stablecoin - Liệu Fiat Stablecoin có thật sự stable (ổn định)

Tại sao các ngân hàng tư nhân/thương mại ở Bắc Âu được phép phát hành tiền tệ?

Đây có vẻ là một thứ còn rất mới lạ với anh em, trước đến giờ chúng ta chỉ nghe qua tiền tệ được in ra và phát hành bởi nhà nước, chứ chưa bao giờ được phát hành bởi tư nhân. Vậy hôm nay mình sẽ giới thiệu cơ chế hoàn toàn mới cho anh em.

Ở Scotland và Bắc Ireland, ngân hàng tư nhân sẽ được phát hành tiền tệ, tuy nhiên trên mỗi tờ tiền sẽ mang tên ngân hàng phát hành.

Nếu ngân hàng nào cố gắng phát hành dư số tiền cần thiết. Người dân sẽ gửi chúng vào lại ngân hàng khác và được hệ thống nhà nước bù trừ ra khỏi lưu thông. Tại sao cơ chế này lại hiệu quả và giúp tăng năng suất lao động và sản xuất?

Tại sao việc ngân hàng trung ương (nhà nước) phát hành tiền tệ lại là một điều kém hiệu quả đối với nền kinh tế?

Thông thường để có thể phát hành ra tiền tệ, ngân hàng phải có tài sản thế chấp được gửi vào xem như một vật để bảo lãnh giá trị của tiền tệ được in ra. Bất kỳ ngân hàng nào phát hành ra số tiền tệ lớn hơn tài sản được thế chấp sẽ bị trừng phạt. 

Tuy nhiên đó chỉ đúng với các ngân hàng thương mại. Còn ngân hàng trung ương - ngân hàng phát hành ra tiền tệ thì lại nằm ngoài vòng pháp luật và có thể in với số lượng tùy thích.

Chính vì thế một khi để ngân hàng trung ương phát hành tiền tệ thì dường như họ đang bỏ qua chính các luật pháp mình tạo ra để bảo vệ đồng tiền của mình khỏi sự lạm phát quá độ. Vậy khi đồng tiền bị lạm phát quá mức trong một khoảng thời gian, đồng tiền của nước sẽ không còn nhận được sự tin tưởng của chính người trong nước.

Defi hiện tại có thật sự phi tập trung?

Các dự án Defi hiện tại đang phi tập trung theo nghĩa quản trị, nghĩa là anh em có quyền kiểm soát tài sản của mình và không bị nền tảng tài chính chúng ta tham gia kiểm soát.

Tuy nhiên anh em đang quên rằng:

  • Defi hoạt động nhờ sự đóng góp không ít của Full-backed Stablecoin như USDT, USDC.
  • USDT và USDC neo giá trị theo USD của thị trường truyền thống.
  • USD lại bị kiểm soát nguồn cung, gây ra lạm phát bởi nhà nước.

Vậy giá trị của các tài sản trên các nền tảng tài chính phí tập trung có thực sự “phi tập trung”?

Nguồn ảnh: Messari

Đọc thêm những phân tích và so sánh mang tính chuyên sâu, cụ thể về Stablecoin từ đó giúp anh em có thể tự nghiên cứu, đào sâu hơn và đưa ra các dự phóng với series Defi Lego: Stablecoin.

Kết luận về tính “stable” của Stablecoin

Qua ba mục nhỏ mà mình chứng minh cho anh em, anh em có thể thấy rằng Stablecoin phổ biến hiện nay là Full-backed Stablecoin không hề thật sự “Stable”. Ngoài ra giá trị của nó còn bị thay đổi và lạm phát (mất giá) theo từng năm. 

Anh em có thể kiếm chứng với đồng tiền Việt Nam cũng như thế. Năm ngoái, anh em có thể dễ dàng tìm một quán cơm bình dân với giá 25,000vnd. Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, cơm bình dân đã có giá 40,000vnd. Cho dù nếu anh em gửi tiết kiệm 25,000vnd với lãi suất 7%/năm chống lưng cho sự mất giá thì anh em vẫn không thể mua được một phần cơm bình dân sau khi đáo hạn.

Hướng giải quyết và tương lai của Algorithmic Stablecoin trong thị trường Defi

Vậy đâu sẽ là hướng giải quyết để thị trường Defi có một stablecoin thật sự mà không cần phải neo giá trị với đồng tiền fiat USD. Đó chính là lúc mà Algorithmic Stablecoin phải ra tay. Algorithmic stablecoin là một stablecoin của tài chính phi tập trung và không bị neo bởi đồng tiền của bất kỳ nước nào.

Anh em hãy tưởng tượng rằng chính chúng ta sẽ kiểm soát giá trị thật của stablecoin qua lượng cung cầu trong thị trường. Chúng ta sẽ không bị kiểm soát bởi bất kỳ ai nhưng tính ổn định của Stablecoin vẫn được giữ vững do cơ chế biểu quyết của cộng đồng.

Nguồn ảnh: Messari

Phân loại các Stablecoin

Hiện tại có rất nhiều loại Stablecoin, mỗi loại có những ưu và nhược điểm khác nhau. Anh em có thể xem chi tiết và so sánh qua bài viết tại đây.

  • Stablecoin có tỷ lệ sử dụng vốn thấp (>100%) như DAI từ MakerDAO, sUSD từ Synthetix.
  • Stablecoin có tỷ lệ sử dụng vốn cân bằng (=100%) như USDT từ Tether, USDC từ Circle.
  • Stablecoin có tỷ lệ sử dụng vốn vô cực (=0%) như ESD từ Empty Set Dollar, AMPL từ Ampleforth. Loại stablecoin này còn có cái tên khác là Algorithmic Stablecoin, cũng là nhân vật chính của chúng ta ngày hôm nay.

Nguồn ảnh: Coin98 Insights

Các dự án Algorithmic stablecoin nổi bật trong thị trường

Chính vì những nghịch lý trên mà chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của Algorithmic Stablecoin, là một loại stablecoin có tính ổn định dựa trên cơ chế co giãn cung cầu và không bị neo bởi bất kì đồng tiền fiat nào.

Một số dự án hoạt động trên lĩnh vực Algorithmic Stablecoin mà anh em nên tìm hiểu: Empty Set Dollar, Ampleforth, Basis Cash, Frax Finance. Mỗi dự án có một số đặc điểm khác biệt về cơ chế như Rebase Model, Seigniorage Model hay Fractional-reserve Model.

Tuy nhiên muốn Algorithmic Stablecoin có thể tồn tại lâu dài thì phải có sự ổn định và mở rộng để tiếp cận nhiều người dùng, Tuy nhiên để đạt được mức thanh khoản ổn định với vốn hóa 1-10 tỷ đô thì đó là một điều không dễ nếu như các incentive không còn thu hút đủ người dùng.

Anh em có thể xem chi tiết góc nhìn của tác giả tại đây.

RELEVANT SERIES