SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích On-chain Bitcoin (BTC) #07 - Giá giảm bất chấp các tín hiệu On-chain tích cực

Tại sao giá BTC vẫn tiếp tục giảm mạnh? Đang có những gì xảy ra trên mạng lưới và tình hình hiện nay có thực sự đáng lo ngại?
ducdinh
Published Sep 13 2021
Updated May 17 2023
12 min read
thumbnail

Việc tiếp tục không phá được mức cản $50,000 của BTC đã tạo tâm lý lo ngại lên nhiều nhà đầu tư. Vậy tại sao giá cả BTC vẫn tiếp tục giảm? Đang có những gì xảy ra trên mạng lưới và tình hình hiện nay có thực sự đáng lo ngại? Anh em hãy cùng mình giải đáp thông qua các số liệu On-chain của BTC trong tuần 37.

Dữ liệu từ các sàn giao dịch

Số lượng BTC trên sàn giao dịch

Số lượng BTC trên các sàn giao dịch giảm xuống mức đáy và đạt ATL.

Số lượng BTC trên các sàn giao dịch phá ATL

Cụ thể, số lượng BTC trên sàn giao dịch hiện nay khoảng 2.379 triệu BTC (chiếm 12.6% Circulating Supply) và đã giảm 3.56% so với cuối tháng 8/2021. Đây là thông tin khá tích cực khi nguồn cung của BTC trên các sàn giao dịch càng ngày càng giảm.

Nhưng có một vài dữ liệu lịch sử chúng ta cũng cần lưu ý như sau:

Một vài dữ kiện lịch sử cần lưu ý khi số lượng BTC trên sàn giao dịch đạt ATL

Theo như dữ liệu từ đợt điều chỉnh mạnh hồi tháng 5, chúng ta có thể thấy diễn biến BTC trên sàn giao dịch như sau:

  • Đầu tiên, số lượng BTC trên sàn cũng chạm đáy và phá ATL.
  • Sau đó giá tiếp tục điều chỉnh xuống dưới $50,000.
  • Và tiếp theo, giá cả có sự hồi phục lên tới  $59,000, tuy nhiên kèm theo đó là số lượng BTC trên sàn giao dịch cũng tăng mạnh.

Nếu so sánh với dữ kiện chúng ta có hiện tại thì trường hợp này vẫn chưa xảy ra, tuy nhiên anh em cũng cần lưu ý để có thể hành động trước sự kiện tương tự như trên. 

BTC Exchanges Netflow

Số lượng BTC nạp rút ròng trên các sàn giao dịch

Tính từ đầu tháng 9/2021 cho tới nay, chúng ta có thể thấy BTC hầu hết đều được rút ròng ra khỏi các sàn dịch trong tất cả các ngày.

Tracking số lượng BTC nạp rút trung bình trên Coinbase, chúng ta thấy:

Số lượng BTC rút trung bình mỗi ví trên Coinbase

Số lượng BTC được rút ra khỏi Coinbase trung bình mỗi ví nằm trong khoảng 10 - 20 BTC một ngày.

 Số lượng BTC nạp trung bình mỗi ví trên Coinbase

Về số lượng BTC nạp vào trung bình 1 ví thì chỉ duy trì dưới 0.5 BTC một ngày trong khoảng từ đầu tháng 9/2021 cho tới nay.

Do đó, nguồn cung trên Coinbase nhìn chung vẫn tiếp tục giảm là một dấu hiệu khá tích cực, cho thấy cá voi vẫn đang tiếp tục thu mua và có dấu hiệu lưu trữ dài hạn.

Các dữ liệu về thị trường phái sinh

Nhìn chung, nhiều dữ liệu cho thấy sự sụt giảm giá cả của BTC trong đợt điều chỉnh phần nhiều đến từ thị trường phái sinh chứ không phải thị trường Spot.

Sam Trabucco - CEO của Alameda Research cũng đã chia sẻ quan điểm tương tự về Bitcoin Flashcrash, anh em có thể tham khảo tại đây.  

Số lượng Open Interest (Hợp đồng mở) gia tăng mạnh. Điều này cho thấy rằng các Traders đang mở nhiều vị thế cùng với mức đòn bẩy cao hơn.

Số lượng hợp đồng mở tăng mạnh cho thấy rủi ro biến động lớn

Việc Open Interest tăng mạnh sẽ gây ra rủi ro thanh lý vị thế, tạo nên sự biến động mạnh trong giá cả của BTC.

Kết quả anh em có thể thấy ngay sau đó vào ngày 07/09/2021, đã có một đợt thanh lý vị thế Long khá mạnh khiến giá cả đột ngột giảm mạnh từ khoảng $51,000 xuống chỉ còn $43,000, sau đó bật ngược trở lại.

Số lượng Open Interest cũng giảm mạnh từ mức gần $13B giá trị các vị thế xuống chỉ còn $8.8B (giảm khoảng hơn $4B).

Trước khi xảy ra Flashcrash trên mạng lưới đã ghi nhận tình trạng các lệnh Short bị thanh lý hàng loạt

Dữ liệu từ Glassnode cho chúng ta thấy, trước khi xuất hiện sự kiện thanh lý vị thế Long khiến giá cả sụt giảm, thì trước đó đã xuất hiện sự kiện thanh lý các lệnh Short. Việc thanh lý các lệnh Short này đã khiến giá cả tăng mạnh đạt mốc $52,000. 

Việc giá cả tăng mạnh nhìn chung đã khiến tâm lý thị trường tích cực, các Trader mở thêm các vị thế Long với mức đòn bẩy cao, dẫn đến việc bị thanh lý ngay sau đó khi giá giảm.

Số lượng hợp đồng quyền chọn cũng tăng mạnh

Mức giảm giá của BTC cũng được hỗ trợ bởi việc giá trị các hợp đồng quyền chọn tăng mạnh (khối lượng giao dịch lên tới $1.3B).

Tóm lại từ việc phân tích các dữ liệu kể trên, chúng ta có thể thấy việc giá cả biến động trong thời gian gần đây phần nhiều do tác động tới từ thị trường phái sinh.

Phân tích một số chỉ số On-chain khác

Exchange Whale Ratio

Chỉ số Exchange Whale Ratio kể từ đầu tháng 9/2021 cho tới nay diễn biến đi ngang và dưới 0.5.

Không có áp lực bán lớn từ các cá voi

Điều này cho chúng ta thấy không có lực bán mạnh đến từ các cá voi trong thời gian gần đây.

SSR

Sau khi giá cả BTC có sự sụt giảm thì chỉ số SSR cũng có xu hướng giảm theo.

SSR có tốc độ sụt giảm lớn hơn giá BTC

Khi so sánh tốc độ sụt giảm của giá cả với chỉ số SSR, chúng ta có thể thấy sự chênh lệch nhẹ. Cụ thể giá BTC đã giảm khoảng 14.6% trong khi SSR giảm khoảng 15.5%. Điều này cho thấy dù giá cả giảm nhưng Stablecoin vẫn đang được in thêm trên thị trường.

Dữ liệu từ The Block cho thấy tính từ đầu tháng 9/2021, tổng lượng Stablecoin trên thị trường đã tăng thêm 7 tỷ USD (tăng trưởng 6%) đạt $123.76B.

Số lượng Stablecoin hiện tại đạt $123.76B

Mức tăng trong tháng 8/2021 đạt $3.6B. Như vậy chỉ trong khoảng thời gian nửa đầu tháng 9/2021, số lượng Stablecoin tăng trưởng đã gấp đôi so với số liệu trong cả tháng 8. Tiếp tục là một dấu hiệu tích cực khác cho thị trường.

LTH SOPR

Cho anh em nào chưa biết thì chỉ số LTH SOPR sẽ đo lường tỷ suất lợi nhuận của các Long Term BTC Holders (LTH) (Hold BTC trên 155 ngày) bằng cách tính việc xác định giá trị BTC từ lúc nạp vào so sánh với giá trị BTC khi rút ra của các ví trên thị trường.

Công thức tính cụ thể:

Nếu chỉ số này lớn hơn 1 thì có nghĩa là các LTH đã có lợi nhuận khi bán BTC và ngược lại.

Hiện tại chỉ số này đang duy trì ở mức trên dưới 2, do đó chúng ta có thể thấy các Long Term Holders đã chốt lời ở mức lợi nhuận x2. 

Tuy nhiên, chỉ số này đang có xu hướng giảm dần chứng tỏ, các Long Term Holders đã bán ở mức lãi thấp hơn hoặc các LTH có mức lãi lớn hơn chưa bán ra BTC của mình (dẫn đến chỉ số SOPR chưa ghi nhận).

Khả năng thứ 2 (các LTH với mức lãi lớn hơn chưa bán ra BTC của mình) theo góc nhìn của mình là dễ xảy ra hơn do:

  • Chỉ số SOPR đang ở mức khoảng 2 tức nghĩa là mức giá mua BTC của các LTH phải nằm trong khoảng $15,000 - $25,000, thậm chí là thấp hơn do khi BTC ở quanh mức $30,000 - $40,000, chúng ta đã thấy chỉ số này chạm tới mức lớn hơn 4.
  • Do đó họ phải mua BTC ít nhất vào tháng 12/2020 để có mức lợi nhuận như vậy.
  • Mức ghi nhận LTH đối với BTC theo Cryptoquant là 155 ngày trở lên.
  • Do đó các LTH bán BTC hiện tại sẽ là những người mua BTC ít nhất phải là trước hoặc trong tháng 12/2020.
  • Giá cả BTC đã tăng khoảng 70% từ mức $30,000 lên tới trên $50,000. Do đó nếu các LTH trước đó bán thì chúng ta phải thấy chỉ số SOPR gia tăng.
  • Do đó, có thể kết luận được rằng, các LTH đã mua BTC ở mức giá thấp vẫn chưa có ý định bán ra. Đây là một thông tin tốt khi các nhà đầu tư dài hạn vẫn tiếp tục tin tưởng vào sự tăng giá của BTC.

Biến động số dư của Top Holders

Ở đây mình sẽ loại bỏ các ví của các sàn giao dịch. Về dữ liệu của các Top holders thì anh em có thể theo dõi tại đây. Trong phần này mình sẽ tiếp tục Tracking ví cá voi quen thuộc của chúng ta.

Đó là ví với địa chỉ 1P5ZEDWTKTFGxQjZphgWPQUpe554WKDfHQ, sau khi chuyển 1,500 BTC ra khỏi ví của mình đến Coinbase tại mức giá khoảng $50,000, ví cá voi này đã liên tục tích luỹ thêm lên tới 3,040 BTC.

Cá voi quen thuộc tiếp tục tích luỹ thêm BTC

Điều đáng chú ý ở đây đó chính là cá voi này lại tiếp tục “bán đỉnh" trước khi sự kiện Flashcrash xảy ra. Do đó, với động thái thu mua thêm số lượng BTC gấp đôi số lượng đã bán ra của cá voi này trong thời gian gần đây là dấu hiệu tích cực cho thị trường.

Động thái đến từ các nhà đầu tư trên thị trường tài chính truyền thống

Đây là tuần thứ 4 liên tiếp ghi nhận dòng tiền đổ vào thị trường Crypto đến từ các quỹ đầu tư truyền thống sau chuỗi 6 tuần rút ròng trước đó.

Từ đầu tháng 9/2021 đến nay, các quỹ đầu tư đã đổ thêm khoảng $130M vào thị trường Crypto. 

Tính theo từng loại tài sản thì Bitcoin lại được quan tâm trở lại, bên cạnh đó chúng ta cũng thấy Solana là cái tên được quan tâm bởi các nhà đầu tư.

BTC và SOL là những cái tên nhận được sự chú ý

Cụ thể, tính từ đầu tháng 9/2021, các nhà đầu tư đã mua ròng $49.7M giá trị BTC và $51M giá trị SOL. Đặc biệt đối với SOL, các quỹ đầu tư đã tăng gấp đôi lượng nắm giữ trong tháng 9.

Như vậy, dòng tiền đã bắt đầu quay trở lại với thị trường không chỉ ở BTC mà cả nhiều Altcoin khác.

Tổng kết

Như vậy sau khi phân tích các dữ liệu On-chain về BTC mình có thể đưa ra cho anh em một số kết luận như sau:

  • Thông qua phân tích, anh em có thể thấy việc giá cả BTC giảm phần lớn do tác động của thị trường phái sinh.
  • Số lượng BTC trên sàn giao dịch tiếp tục giảm và đạt ATL. Tuy đây là một tín hiệu tốt nhưng có vài điểm anh em cũng nên lưu ý về dữ liệu này như mình đã đề cập phía trên.
  • Lượng Stablecoin trên thị trường trong nửa đầu tháng 9 đã tăng gấp đôi so với lượng tăng trong tháng 8/2021.
  • Các Long term Holders thực sự vẫn chưa bán ra BTC của mình và đồng thời cá voi quen thuộc của chúng ta đã mua vào thêm rất nhiều BTC.
  • Các quỹ đầu tư cũng đã có dấu hiệu giải ngân mạnh tay hơn, dòng tiền trong tháng 9/2021 tập trung chủ yếu vào BTC và SOL.
  • Nhìn chung các chỉ số On-chain hiện tại vẫn đang rất tốt bất chấp việc giá cả có sự sụt giảm.

Trên đây là bài phân tích On-chain BTC của mình trong khoảng thời gian vừa qua. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho anh em nhiều thông tin hữu ích phục vụ việc đầu tư của mình. Nếu có ý kiến hoặc thắc mắc nào khác, anh em hãy bình luận ngay phía dưới để thảo luận cùng mình nhé.

RELEVANT SERIES