SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

OpenSocial Protocol là gì? Mạng lưới dành cho SocialFi

SocialFi vẫn luôn là tâm điểm trong thị trường crypto, với các giao thức nổi bật như Lens, Farcaster… Và gần đây nhất là sự xuất hiện của một giao thức SocialFi ưu tiên sự minh bạch và phi tập trung, đó là OpenSocial.
nguyennsh
Published Jul 09 2024
5 min read
dự án opensocial

OpenSocial Protocol là gì?

OpenSocial Protocol là giao thức cung cấp cơ sở hạ tầng cho những dự án SocialFi. Mục đích của OpenSocial là hỗ trợ nhà phát triển xây dựng các ứng dụng SocialFi dễ dàng, đồng thời mang cho người dùng trải nghiệm tốt nhất khi tham gia mạng xã hội Web3.

Hiện tại, hệ sinh thái OpenSocial đã có hai dApp SocialFi là Social Monster (SoMon) và Zeek Network.

opensocial là gì
Trang chủ OpenSocial.
advertising

Sản phẩm của OpenSocial Protocol

Hiện OpenSocial Protocol có bốn sản phẩm khác nhau, bao gồm: 

OpenSocial Account

OpenSocial Account là tài khoản trên OpenSocial và được tạo bởi công nghệ Account Abstraction (AA). Khi sử dụng AA, các giao dịch trên OpenSocial sẽ không cần công đoạn ký (sign) trên ví, đồng thời cho phép dự án tuỳ chỉnh linh hoạt giao diện cho từng cá nhân và tích hợp *Paymaster.

Từ đó, người dùng có thể dễ dàng tương tác với các smart contract trong OpenSocial, tăng trải nghiệm khi hoạt động trên hệ sinh thái. Thậm chí, OpenSocial còn sử dụng Social Login, cho phép người dùng tạo tài khoản dự án thông qua các ứng dụng xã hội như Facebook, X…

*Paymaster là công nghệ giúp người dùng sử dụng token khác để trả phí giao dịch, thay vì native token.

Social Graph

Social Graph là khái niệm biểu thị mạng lưới mối quan hệ trong mạng xã hội của một cá nhân, bao gồm người theo dõi, bạn bè, người đang theo dõi… Thông thường, Social Graph không thể di chuyển từ mạng xã hội này sang mạng xã hội khác. Ví dụ như người dùng không thể mang số người theo dõi trên X sang Facebook. Điều này tương tự với các ứng dụng SocialFi.

Nhưng tại OpenSocial, dự án tích hợp Social Graph thành các NFT, với 4 loại NFT như sau:

  • Profile NFT: Là SBT NFT đại diện cho hồ sơ cá nhân của người dùng, đóng vai trò lưu trữ các dữ liệu on-chain về các hoạt động hồ sơ như bài đăng, reaction…
  • Follow NFT: Là các NFT được mint khi người dùng theo dõi một cá nhân trên OpenSocial. Mục đích của Follow NFT là cho phép người sở hữu có thể dễ dàng theo dõi một cá nhân trên nhiều dApp khác nhau.
  • Tribe NFT: Là NFT khi người dùng tạo một cộng đồng trên OpenSocial, đóng vai trò như một bằng chứng của chủ cộng đồng. Người sở hữu Tribe NFT có thể tạo dựng “luật lệ" trong cộng đồng, ra mắt token… Ngoài ra, NFT này có thể được chuyển giao và giao dịch trên các NFT Marketplace.
  • Join Tribe NFT: Là NFT được mint khi người dùng tham gia một cộng đồng trên OpenSocial.

Nhìn chung, mô hình Social Graph của OpenSocial hỗ trợ các ứng dụng SocialFi tích hợp dễ dàng dữ liệu cá nhân của người dùng, bởi các NFT trên đều đã được lưu trữ on-chain. Từ đó, cá nhân muốn hoạt động trên dApp SocialFi mới, có thể mang số người theo dõi đi theo một cách nhanh chóng mà không cần tốn công xây dựng hình ảnh từ đầu.

Ngoài ra, không chỉ Social Graph được lưu trữ on-chain, mọi hoạt động trên OpenSocial cũng được ghi nhận, từ comment, react cho tới share, repost.

Social Modules

Không chỉ cung cấp bộ công cụ xây dựng dApp SocialFi, các Social Modules còn là những thành phần giúp nhà phát triển tích hợp các tính năng của mạng xã hội, bao gồm:

  • Chat Room: Tính năng giúp người dùng chat, nói chuyện với nhau.
  • Announcement: Tính năng thông báo.
  • Comment và Reaction: Tính năng bình luận và thả cảm xúc.
  • Mention: Tính năng tag người khác.

Theo ý kiến cá nhân, OpenSocial Protocol khá chu đáo cho nhà phát triển, khi cung cấp bộ công cụ từ mã nguồn cho tới những tính năng của mạng xã hội. Từ đó, nhà phát triển có thể nhanh chóng hoàn thiện một ứng dụng SocialFi và mở rộng hệ sinh thái OpenSocial.

Data availability

Các giao dịch và hoạt động đều được lưu trữ on-chain, nên OpenSocial cũng có cơ chế Data availability (DA) để xác thực tính chính xác của dữ liệu. Theo đội ngũ, OpenSocial thực hiện tác vụ Data availability theo hai hình thức, gồm:

  • Thực hiện trên Ethereum: Việc xác thực DA trên Ethereum có thể giúp OpenSocial tăng tính bảo mật, nhưng phí giao dịch đối với mạng lưới OpenSocial sẽ cao hơn. Hiện tại, DA trên Ethereum chỉ xác thực cho những giao dịch on-chain của OpenSocial.
  • Thực hiện thông qua bên thứ ba: OpenSocial xác thực DA cho các giao dịch off-chain thông qua một bên thứ ba là Orbit DB, một dự án startup nằm trong danh sách Gitcoin Grants mùa 20.

Đội ngũ, nhà đầu tư và đối tác dự án OpenSocial

Đội ngũ dự án

Đội ngũ của OpenSocial đa số trong tình trạng ẩn danh. Ngoại trừ Sean Tao, Co-Founder của OpenSocial, anh cũng từng là Co-Founder của dự án Kikitrade.

đội ngũ opensocial
Đội ngũ OpenSocial.

Nhà đầu tư

Ngày 28/5/2024, OpenSocial huy động thành công 5 triệu USD vòng Seed, dẫn đầu bởi quỹ Portal Ventures và SNZ Holding. Ngoài ra, vòng đầu tư này còn có sự tham gia của những quỹ nổi tiếng như Animoca Brands, Arche Fund, OKX Ventures…

Đối tác

Hiện tại, đối tác chiến lược chính của OpenSocial gồm hai quỹ là OKX Ventures và Everest Ventures Group. Ngoài ra, dự án cũng có hợp tác với một số dự án crypto như Dagora Marketplace…

Một số dự án tương tự

  • Lens Protocol: Giao thức social graph Web3, được phát triển trên Polygon. Dự án được thiết kế để trao quyền cho người sáng tạo sở hữu các liên kết giữa họ và cộng đồng của họ.
  • CyberConnect: Giao thức SocialFi đa chuỗi (multi-chain), cung cấp cơ sở hạ tầng cho phép nhà phát triển xây dựng các ứng dụng mạng xã hội.
RELEVANT SERIES