Oracles: Kẻ dẫn đường của thế giới Crypto
Oracles (dịch ra tiếng Việt có nghĩa là nhà tiên tri), là một phần mềm (hoặc đôi khi là phần cứng), chịu trách nhiệm nhận và xác thực dữ liệu từ bên ngoài vào Blockchain và các Smart Contracts, thông qua các phương thức như API hay dữ liệu thị trường.
Market Context
Trong thời điểm mà cả ngành công nghiệp Blockchain lẫn DeFi đều đang đón nhìn sự dõi theo tò mò của cả thế giới, có một nhu cầu cấp bức đang được đặt ra: Làm thế nào để chứng minh sự hữu ích của công nghệ Blockchain với toàn thể thế giới.
Có nhiều ý kiến cho rằng, ngoài Bitcoin ra, Blockchain không có giá trị gì cả. Ngay cả Bitcoin, hiện ứng dụng của nó cũng vẫn còn rất là giới hạn. Hiện tại trên quan điểm của người viết bài, ứng dụng nổi trội nhất của Crypto là Smart Contract. Chính Smart Contract sẽ giúp quá trình tự động hóa và phi tập trung hóa các ngành công nghiệp trở nên dễ dàng hơn.
Nhưng Smart Contract cũng có một vấn đề rất lớn, đó là nó cần dữ liệu để hoạt động. Và không chỉ cần dữ liệu, những dữ liệu mà Smart Contracts cần nhiều khi đến từ bên ngoài Blockchain mà nó hoạt động. Và để làm được điều đó, Smart Contract cần có Oracles.
Khái niệm và định nghĩa
Oracles (dịch ra tiếng Việt có nghĩa là nhà tiên tri), là một phần mềm (hoặc đôi khi là phần cứng), chịu trách nhiệm nhận và xác thực dữ liệu từ bên ngoài vào Blockchain và các Smart Contracts, thông qua các phương thức như API hay dữ liệu thị trường.
Nếu như hiểu rõ về bản chất, thì chúng ta biết là Smart Contracts (hợp đồng thông minh) là các hệ thống phần mềm máy tính có khả năng tự thực hành và xử lý mỗi khi một điều kiện nhất định xảy ra. Tưởng tượng 1 máy bán hàng tự động, khi bạn bỏ 10.000đ vào thì nó sẽ nhả ra cho bạn 1 lon nước. Với SmartContract, khi bạn thực hành 1 hành động A theo hợp đồng có sẵn, thì Smart Contracts sẽ tự động thực thi điều khoản B ghi sẵn trong hợp đồng.
Ví dụ dễ hiểu hơn, có một smart contract cho việc Trump hay Biden sẽ đắc cử tổng thống Mỹ. Mọi người nạp tiền vào hợp đồng thông minh này để cá cược xem ai sẽ là người đắc cử. Khi có kết quả bầu cử, hợp đồng sẽ tự lấy tiền của người thua để chung cho người thắng. Tuy nhiên, kết quả bầu cử ra sao thì Blockchain buộc phải lấy từ thế giới bên ngoài. Và trách nhiệm đó sẽ thuộc về Oracles.
Bằng việc đưa thông tin từ thế giới thực vào thế giới ảo, Oracles cho phép lập trình viên tạo ra đa dạng các hợp đồng thông minh, giúp cho Blockchain có thể ứng dụng vào thế giới thực. Nếu 1 smart contract cần biết rằng liệu thứ 3 vừa rồi trời mưa hay không, hay giá vàng hiện tại đang là bao nhiêu, Oracles sẽ chịu trách nhiệm đưa thông tin đó cho Blockchain thấy.
Và hiện tại, DeFi đang là một trong những cơn sóng cần Oracles nhiều nhất. Để hoạt động 1 cách trơn tru, DeFi cần rất nhiều dữ liệu. Các ứng dụng như sàn DEX phái sinh/margin, bảo hiểu, trading, tất cả đều cần có các dữ liệu từ bên ngoài. Từ volume cho đến giá, bản thân Blockchain không thể tự “get” được những dữ liệu đó. Nếu 1 tài sản/cặp trading trên DEX cần hiển thị giá, Oracles sẽ cung cấp dữ liệu giá từ các sàn CEX cho nó. Và nhiều khi, giá trị của Blockchain và Smartcontract phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác và kịp thời của dữ liệu nó nhận được.
Sự quan trọng của Oracles đối với thế giới thực và Blockchain
Ví dụ, khi data bị sai, smartcontract đấy sẽ đơn giản không có giá trị. Nếu như smartcontract về bầu cử tổng thống mà mình vừa đề cập ở bên trên không cập nhật được hoặc cập nhật sai người được bầu làm tổng thống Mỹ, rất nhiều người sẽ mất tiền oan và hậu quả sẽ rất nặng nề. Chính vì vậy càng ngày, Oracles càng trở nên quan trọng với các dự án. Và cũng vì thế, càng ngày càng có nhiều dự án Oracles mới được sinh ra. Bảng dưới liệt kê ra 1 số dự án Oracles nhiều tiềm năng trong khoảng thời gian hiện tại.
Đọc thêm: Oracle là gì? Tầm quan trọng & xu hướng của Oracle trong tương lai
Đi sâu vào các dự án
Chainlink (LINK)
LINK hiện đang là người tiên phong trong các dự án Blockchain Oracles. Chainlink hiện tại đang là kẻ dẫn đầu, cũng như kẻ mạnh nhất chỉ đơn giản vì 2 lý do:
- Họ là người đầu tiên phát triển Oracles mạnh đến mức hầu hết các dự án lớn đều đang sử dụng công nghệ của Chainlink.
- Sản phẩm của họ tốt và đáng tin cậy.
Trong 2 năm qua, Chainlink đã có sự phát triển tương đối mạnh mẽ, cả về công nghệ lẫn giá, để hiện tại LINK đang là 1 trong những đồng coin thuộc top 10 Coinmarketcap. Hiện các partnership (đối tác) quan trọng của LINK có thể kể đến những cái tên rất đáng tin cậy trong thị trường như Kyber Network, Synthetix, SWIFT, Binance v.v….
Ví dụ như Binance, hiện tại Binance đang sử dụng Chainlink để giúp các ứng dụng DeFi tiếp cận đến các dữ liệu có sẵn trên Binance/Binance Chain. Với việc Binance đang là nền tảng có thanh khoản lớn nhất thế giới Crypto, các dữ liệu giá/volume v.v… gửi đi từ Binance có độ chính xác cao. Ngược lại, Binance sẽ được lợi khi họ sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra khắp cõi DeFi.
Hay như SWIFT, người khổng lồ của thế giới thanh toán, cũng vừa công bố hợp tác với Chainlink vào tháng 4/2020. SWIFT cùng LINK vừa ra mắt công nghệ gpi LINK, nhằm mang tốc độ vốn có của SWIFT kết hợp với tính bảo mật của Blockchain. Để làm được điều này, họ rất cần công nghệ của Chainlink.
Công nghệ của Chainlink hoạt động như sau:
Đầu tiên các nodes của họ lấy data từ các bên thứ 3 nhiều nguồn để tạo sự so sánh giữa các nguồn dữ liệu khác nhau. Sau đó, hệ thống sẽ bắt đầu so sánh các nguồn dữ liệu để xóa bỏ những dữ liệu giả/không chính xác.
Tuy là người tiên phong, nhưng LINK đồng thời cũng đang gặp phải khá nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ của mình. Đây là điều rất bình thường trong giới Blockchain, một trong những nơi mà sự cải tiến về công nghệ diễn ra nhanh chưa từng có. Năm nay còn trong top 10, năm sau out top là chuyện bình thường. Và 1 trong những đối thủ nổi trội nhất của LINK năm nay là BAND - Dự án có mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng trong 2020: hơn 9000%.
Band Protocol
Khi mà phần lớn dự án Oracles hiện tại đang hoạt động trên Ethereum, Band Protocol chạy trên Cosmos - Internet Blockchain. Band tự miêu tả mình là 1 nền tảng oảcles hoạt động xuyên nền tảng, có khả năng kết nối dữ liệu từ thế giới thực vào các hợp đồng thông minh.
Chính vì khả năng này, BAND là 1 trong những dự án tăng trưởng mạnh nhất trong 2020, với mức tăng gần 100 lần. Lý do đơn giản bởi vì sự tăng trưởng của DeFi cần dữ liệu crosschain, và BAND cung cấp cho các dự án DeFi điều đó. Trong khi Chainlink đang đánh vào thị trường của các dự án Blockchain thuộc top Coinmarketcap như ETH, BAND xây dựng trên Cosmos để tiếp cận đến các Blockchain nhỏ hơn, tạo điều kiện cho các Blockchain có thể liên kết với nhau 1 cách dễ hơn.
Tuy nhiên, một trong những điều mà Band và công nghệ Tendermint trên Cosmos phải đánh đổi, đó là nó không yêu cầu cũng như cho phép các thông tin từ Oracles được phép “liên lạc” với protocol. Thay vào đó, thông tin và dữ liệu trên Oracles của BAND sẽ tự động được cho là chính xác, và sẽ được audit lại sau.
Điều này xảy ra vì BAND đã bỏ đi bước kiểm tra dữ liệu, nhằm đẩy mạnh tốc độ của Oracles của mình. Về dài hạn, điều này là không ổn, và team của BAND hiểu rất rõ điều đó. Chính vì vậy họ sẽ có những chỉnh sửa trong tương lai.
Nhìn chung, BAND đang là 1 trong những dự án đang cạnh tranh gay gắt với Chainlink để lọt vào CMC top 10. Tuy nhiên không phải là không có những dự án khác cũng đang cố gắng làm điều tương tự. Nest Protocol là 1 ví dụ.
Nest Protocol (NEST)
Nest tự gọi mình là mạng lưới Oracles đầu tiên sản xuất và verify dữ liệu giá ngay khi on-chain. Điểm đặc biệt của NEST là nó tập trung vào mảng dữ liệu giá, và NEST phục vụ mục tiêu đưa dữ liệu giá lên DEX 1 cách nhanh và chính xác nhất.
Trong những dự án mình nhắc đến trong bài này, Nest hiện đang là dự án gần như có tuổi đời non trẻ nhất, chính vì vậy nó ít được mọi người trong giới Crypto chú ý đến. Tuy nhiên, hiện tại NEST đang thu hút tương đối nhiều sự chú ý từ thị trường Oracles. Điểm mạnh của Nest là nó có công nghệ tốt, backup bởi 1 đội ngũ tương đối tài năng, và tính phi tập trung của Nest cũng tương đối cao.
Về cơ bản thì ý tưởng của dự án khá là crazy và Nest cũng đang làm đối tác của sàn HBTC - 1 sàn Crypto của cựu CTO Huobi. Có lẽ chính vì vậy nên Nest hoạt động mạnh chủ yếu tại Trung Quốc. Trong tương lai, Nest sẽ là một trong những đối thủ khá đáng gờm nếu họ quyết định tiến ra thị trường Global.
Blackmamba Research sẽ có bài phân tích về technical của Nest trong thời gian tới.
Tellor (TRB)
Tellor là một dự án với tham vọng trở thành tiêu chuẩn của các dữ liệu giá trị cao cho dApps (ứng dụng phi tập trung). Cụ thể hơn, Tellor hướng đến việc cung cấp các dữ liệu giá chất lượng cho các dự án DeFi. Khi trở thành 1 phần mạng lưới của Tellor, người dùng sẽ nhận được token TRB làm phần thưởng.
Về mặt tokenomics, mình đánh giá TRB cao nhất trong các token có trong bài viết này. Người dùng có thể stake và mining trên cơ chế PoW của TRB để có thể nhận được token TRB.
Chính vì vậy nên TRB đã có được sự đỡ đầu của tương đối nhiều tổ chức/quỹ đầu tư Blockchain. Từ Binance Finance Labs cho đến MakerDao và Concensus, tất cả đều nằm trong danh sách những tổ chức đã đầu tư vào TRB.
Được xây dựng trên Blockchain của ETH, sự phi tập trung của TRB tương đối cao. Thậm chí cơ chế quản trị (governance) của họ cũng là 1 cơ chế quản trị Phi tập trung, với việc họ đã hủy admin key vào tháng 10 vừa rồi, trao quyền quản trị vào tay cộng đồng.
Sản phẩm của Tellor
BMV Research sẽ có bài phân tích bài Tellor trong thời gian tới.
DIA
DIA, viết tắt cho Decentralised Information Asset (Tài sản thông tin Phi tập trung) là 1 dự án tập trung vào việc cung cấp đa dạng thông tin cho giới DeFi. Họ nhắm đến các tiêu chuẩn: chính xác, dễ kiểm duyệt và phi tập trung. Và vì tập trung vào mảng DeFi, lẽ dĩ nhiên là DIA thu hút rất nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư trong năm nay.
Tuy nhiên điều thú vị về DIA nằm ở chỗ, dự án này đã kịp đưa ra các sản phẩm hướng đến thị trường tài chính truyền thống, cụ thể hơn là FX và lending rate của ngân hàng. Trong tương lai dài hạn, DIA có kế hoạch trở thành nền tảng cung cấp dữ liệu cho cả giới tài chính tập trung lẫn Phi tập trung.
Khác biệt cơ bản của DIA so với các dự án bên trên, đó là dự án này tập trung vào việc chia sẻ dữ liệu tài chính đến với giới Blockchain, và bao gồm cả những dữ liệu/thông tin giá trị cũng như cần bảo mật cao.
BMV sẽ sớm có bài research về DIA trong khoảng thời gian tới.
Kết luận
Dù Chainlink có là kẻ đi trước, thì LINK cũng đang gặp phải rất nhiều kẻ thách thức trong giới Blockchain. Và dù có nhiều điểm giống nhau, nhưng cái thú vị của các dự án Oracles mà mình liệt kê bên trên là đa phần chúng đều có những điểm riêng, target vào 1 khoảng trống nào đó mà LINK chưa nhắm tới.
Ví dụ, chúng ta có BAND được xây trên Blockchain Cosmos, hay NEST nhắm riêng đến thị trường Trung Quốc vốn luôn chuộng đồ nội địa.
Nhìn chung, hầu hết các dự án Oracle trong tương lai đều nhắm đến việc xây dựng Transparency (minh bạch) và Decentralization (phi tập trung), cũng như là sử dụng vào DeFi sẽ là mục tiêu không thể thiếu của các dự án Oracle trong tương lai. Với việc Oracle phát triển, theo quan điểm cá nhân của người viết bài, DeFi sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai khi dữ liệu từ các thị trường tài chính truyền thống sẽ được đưa vào DeFi, và cuộc cách mạng tài chính có vẻ như mỗi ngày lại 1 gần hơn.
Và dĩ nhiên, miếng bánh vẫn còn rất to nên tương lai sẽ còn nhiều dự án Oracle thú vị và đầy tiềm năng ra mắt. Bài viết này sẽ còn được cập nhật thường xuyên theo nhịp thị trường, vậy nên hãy bookmark nó và follow các channel của BMV để không bỏ lỡ những thông tin tiếp theo về thị trường Crypto nhé!