SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Particle là gì? Dự án kết hợp sàn giao dịch và restaking trên Blast

Bên cạnh sàn DEX Thruster có TVL top 1 hệ sinh thái Blast, Particle cũng được cộng đồng quan tâm nhờ việc kết hợp phát triển hai sản phẩm: sàn giao dịch và giải pháp restaking. Cùng tìm hiểu về dự án Particle trong bài viết sau.
linhnt
Published May 30 2024
8 min read
particle blast là gì

Particle là gì?

Particle là hệ sinh thái các sản phẩm được xây dựng trên mạng lưới Blast, phát triển hai sản phẩm trọng tâm là sàn giao dịch phái sinh (Particle Trade) và giao thức liquid restaking (Duo Exchange).

Đồng thời, dự án cũng xây dựng các tính năng khác như: swap, portfolio, leaderboard, earn được tích hợp trực tiếp trên nền tảng để mang đến trải nghiệm giao dịch liền mạch và gia tăng khả năng kiếm lợi nhuận cho người dùng.

Particle chưa công bố thông tin chính thức về tokenomics. Coin98 Insights sẽ cập nhật sau.

particle trên blast là gì
Trang chủ Particle: https://www.particle.trade
advertising

Sàn giao dịch Particle Trade

Particle Trade là sàn giao dịch phái sinh sử dụng cơ chế LAMM (Leverage Automated Market Maker), cung cấp các tính năng chính: trade, liquiditation, earn và một số tính năng phụ như portfolio, LFG và leaderboard.

Trade

Tính năng trade cho phép người dùng thực hiện giao dịch long/short các cặp tài sản với mức đòn bẩy linh hoạt. Mức đòn bẩy tối đa phụ thuộc vào nguồn thanh khoản của cặp tài sản đó được cung cấp bởi các LP. Nguồn thanh khoản càng cao, cặp tài sản có mức đòn bẩy càng lớn. 

Một số cặp tài sản người dùng đã có thể giao dịch trên Particle như: USDB/WETH, DUSD/WETH…

Lưu ý: Khi thực hiện long/short trên Particle Trade, người dùng phải trả ba khoản phí: 

  • Premium: Phí bảo hiểm nhằm đảm bảo người dùng có đủ tiền để trả lãi suất cho LP trong trường hợp tài sản bị thanh lý. Hiện mức phí premium cố định là 1%. Đây là mức phí khá cao so với các sàn giao dịch khác.
  • Borrowing Fee: Tỷ lệ phần trăm lãi suất người dùng vay trong pool để sử dụng đòn bẩy. Borrowing Fee được tính theo giờ, hiện là 0.028%/giờ.
  • Fee: Phí giao dịch. Trong đó, tỷ lệ đòn bẩy càng cao, mức phí càng lớn.

Ngoài ra, giao diện Trade cũng tích hợp tính năng Swap, cho phép người dùng có thể hoán đổi các cặp token với mức phí thấp.

particle trade
Giao diện tính năng Trade trên Particle

Liquidation

Khác với nhiều sàn giao dịch phái sinh khác, Particle không thanh lý tài sản người dùng dựa trên biến động giá. Thay vào đó, nền tảng áp dụng hai trường hợp thanh lý. Cụ thể:

  • Trường hợp 1: Khi mở một vị thế long/short, giao thức sẽ sử dụng 1% giá trị tài sản của người dùng để làm phí bảo hiểm (premium fee). Trong trường hợp lãi vay tích lũy dựa trên phần trăm borrowing fee vượt quá khoản phí bảo hiểm, tài sản người dùng sẽ bị thanh lý.
  • Trường hợp 2: LP yêu cầu rút (reclaim) thanh khoản trong pool, người dùng sẽ phải đóng vị thế và trả lãi suất vay cho LP trong vòng 3 ngày. Nếu vượt quá thời hạn 3 ngày, tính năng thanh lý sẽ được kích hoạt.

Nếu tài khoản người dùng không rơi vào 1 trong 2 trường hợp trên, giao thức sẽ không thể kích hoạt tính năng thanh lý. Lưu ý: Nếu trong trường hợp bị thanh lý, người dùng sẽ phải trả thêm 5% phí phạt cho giao thức.

Người dùng có thể theo dõi các tài khoản bị thanh lý tại tính năng Liquidation trên thanh công cụ.

liquidation particle
Theo dõi các tài khoản bị thanh lý trên Particle

Earn

Earn là tính năng hỗ trợ người dùng cung cấp thanh khoản vào pool và nhận về lãi suất. Có hai chế độ là Lite và Pro để phục vụ cho người dùng mới và người có kinh nghiệm trong thị trường. Chi tiết:

  • Lite: Là chế độ giao dịch cơ bản, người dùng chỉ cần cung cấp thanh khoản vào pool và nhận về lãi suất.
  • Pro: Là chế độ giao dịch nâng cao, cho phép người dùng cung cấp thanh khoản vào vùng giá tuỳ chỉnh. Chế độ này tương tự với Uniswap V3 khi cho phép LP gửi tài sản trong phạm vi giá xác định. Ưu điểm là LP có thể kiếm lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên đồng nghĩa với việc rủi ro Impermanent Loss cũng tăng cao nếu giá token vượt ra khỏi vùng giá đã chọn.
earn particle
Giao diện tính năng Earn trên Particle

Một số tính năng khác

Bên cạnh 3 tính năng chính trên, Particle Trade cũng phát triển một số tính năng khác bao gồm:

  • Portfolio: Là tính năng cho phép người dùng theo dõi vị thế của tài khoản, PnL thực tế, lịch sử giao dịch…
  • LFG: Là bảng xếp hạng những tài khoản có khối lượng giao dịch đòn bẩy lớn trên Particle. LFG được chia ra thành các cấp bậc khác nhau, cấp bậc càng cao, point nhận về càng lớn.
  • Leaderbooard: Là bảng xếp hạng những tài khoản có số point nhận về cao.
tính năng trên particle
Người dùng theo dõi Point tại tính năng Leaderboard

Duo Exchange

Duo Exchange là giao thức liquid restaking, cho phép người dùng stake: ETH, USDB, WETH được nhận về liquid restaking token là DETH hoặc DUSD. 

DETH và DUSD có thể tiếp tục sử dụng để tham gia các hoạt động DeFi trong Particle như Particle Trade, Earn… nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng vốn. 

Ngoài ra, với mỗi vị thế cung cấp thanh khoản, người dùng sẽ nhận về thêm điểm thưởng hoặc lãi suất. Trong đó điểm thưởng sẽ được phân phối dưới dạng point bao gồm: Ring Protocol, Particle và Blast. Điểm nổi bật của tính năng này là người dùng được quyền chọn hình thức thưởng muốn nhận. Ví dụ: chỉ nhận point, chỉ nhận lãi suất, nhận cả point và lãi suất…

Đọc thêm: Top 5 giao thức Liquid Restaking nổi bật.

duo exchange particle
Giao thức liquid restaking Duo Exchange trên Particle

Điểm nổi bật của Particle

Trong hệ sinh thái Blast, Particle nổi bật với những đặc điểm sau:

Kết hợp sàn giao dịch phái sinh và giải pháp restaking. Việc cung cấp giải pháp liquid restaking cho phép người dùng hưởng point từ 3 nguồn: Blast, Particle và Ring Protocol. Điều này giúp người dùng gia tăng cơ hội nhận airdrop từ các dự án trong hệ sinh thái Blast.

Cơ chế thanh lý khác biệt. Khác với cơ chế thanh lý dựa trên biến động giá, Particle phát triển cơ chế riêng để hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường. Mặc dù vậy, người dùng vẫn nên theo dõi sát sao vị thế để đảm bảo an toàn cho tài sản.

Tính năng tùy chỉnh phần thưởng, cho phép người dùng có quyền lựa chọn hình thức trả thưởng phù hợp với nhu cầu. Nếu mục tiêu là tập trung vào cơ hội nhận airdrop, người dùng được chọn hình thức trả bằng point. Trong trường hợp muốn gia tăng lợi nhuận, người dùng chỉ cần chọn trả bằng yield.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, so với các sàn giao dịch perpetual khác, Particle hiện tính một mức phí khá cao, người dùng khi giao dịch cần tính toán để phù hợp với khoản vốn hiện có.

Đội ngũ và nhà đầu tư dự án Particle

Đội ngũ dự án

Particle được phát triển từ các thành viên ẩn danh. Tuy vậy, dự án tiết lộ các thành viên đều tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng như MIT, CMU và từng tham gia xây dựng sản phẩm cho những tập đoàn công nghệ hàng đầu như Microsoft, Google và Meta.

Nhà đầu tư

Dự án đã gọi vốn thành công tại vòng Seed từ nhiều quỹ đầu tư trong thị trường. Một số cái tên nổi bật trong vòng gọi vốn như: Polychain, Nascent, DCF God, Inflection, Arthur Hayes…

Ngoài ra, thông tin về số tiền gọi được vẫn chưa được dự án tiết lộ.

Dự án tương tự Particle

Một số dự án tương tự Particle: 

  • Thruster: Là sàn DEX xây dựng trên Blast, được fork từ Uniswap V2 và Uniswap V3.
  • Uniswap: Là AMM cung cấp 3 phiên bản V1, V2 và V3. Tuy nhiên phiên bản đang được sử dụng nhiều nhất là V2.
RELEVANT SERIES