SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Impermanent loss là gì? Cách giảm thiểu tổn thất tạm thời trong Crypto

Impermanent loss (IL) là một loại rủi ro thường gặp khi người dùng cung cấp thanh khoản vào các pool thanh khoản trên sàn AMM DEX. Vậy impermanent loss là gì? Tại sao lại gọi nó là tổn thất tạm thời?
Avatar
Vy Bùi
Published Feb 01 2024
Updated Feb 02 2024
10 min read
thumbnail

Impermanent loss (IL) là gì?

Impermanent loss (IL hay tổn thất tạm thời) là rủi ro mà người dùng phải chịu khi lợi nhuận kiếm được từ việc cung cấp thanh khoản thấp hơn số tiền mà họ có thể có được từ việc nắm giữ (hold) tài sản đó đơn thuần.

Nguyên nhân của tổn thất tạm thời là vì có sự thay đổi về giá  của token mà các nhà cung cấp thanh khoản (gọi là liquidity provider - LP) đã gửi vào pool, cùng với cơ chế cân bằng của liquidity pool trên các AMM. Tuy nhiên, tổn thất này được gọi là tạm thời (impermanent) vì các khoản lỗ:

  • Chỉ thật sự xảy ra khi nhà cung cấp thanh khoản rút tài sản ra khỏi pool.
  • Có thể giảm hoặc biến mất nếu giá của tài sản quay trở lại mức giá mà nhà cung cấp thanh khoản gửi tài sản vào pool.
impermanent loss là gì
Impermanent loss là rủi ro xuất hiện khi cung cấp thanh khoản trên giao thức DeFi.
advertising

Cách hoạt động của Impermanent Loss

Impermanent Loss xảy ra như thế nào?

Impermanent loss xảy ra do cơ chế tái cân bằng liên tục của liquidity pool để phù hợp với biến động của giá token trên thị trường. Về cơ bản, quy trình xảy ra tổn thất tạm thời sẽ như sau:

  • Khi một người dùng cung cấp thanh khoản, họ cần phải gửi các loại token (thông thường là hai token) vào pool thanh khoản với giá trị bằng nhau.
  • Khi giá token trên thị trường bị thay đổi mà giá token trong pool vẫn là giá cũ, sẽ có sự chênh lệch giữa giá token trong pool và giá token trên thị trường.
  • Điều này sẽ mang đến cơ hội giao dịch chênh lệch giá (arbitrage) cho các nhà giao dịch khác, cho đến khi giá token trong pool và giá token trên thị trường không còn sự chênh lệch. Tuy nhiên, nó sẽ dẫn đến kết quả là tỷ lệ của hai token trong pool bị thay đổi.
  • Thời điểm này, nếu người dùng rút token ra khỏi pool, họ sẽ nhận được tỷ lệ tài sản khác với tỷ lệ ban đầu mà họ gửi vào, dẫn đến giá trị của khoản tài sản họ vừa nhận được sẽ thấp hơn so với giá trị trong trường hợp họ chỉ nắm giữ token đơn thuần từ đầu.

Sự chênh lệch giữa giá trị nhận được khi rút thanh khoản với khi nắm giữ bên ngoài được gọi là tổn thất tạm thời (IL).

Cách tính Impermanent Loss

Bạn có thể ước tính tổn thất tạm thời bằng công thức dưới đây:

Giá trị hiện tại của khoản gửi ban đầu - Giá trị hiện tại của tỷ lệ tài sản bạn cung cấp trong pool

Ngoài ra, còn có một số công cụ hỗ trợ tính IL như CoinGecko’s Impermanent Loss Calculator, GitHub’s Impermanent Loss Calculator… Bạn chỉ cần cung cấp các thông tin như loại AMM mà bạn sử dụng (Uniswap, Balancer…), % biến động giá của tài sản là công cụ sẽ đưa ra kết quả ước tính về tổn thất tạm thời mà bạn đang chịu.

biểu đồ impermanent loss
Biến động giá càng cao, impermanent loss phải chịu càng cao.

Ví dụ về Impermanent loss

Để dễ hiểu hơn, cùng xem xét ví dụ cụ thể dưới đây:

A muốn cung cấp thanh khoản vào pool ETH/USDT, A phải gửi hai token ETH và USDT vào pool với giá trị theo tỷ lệ 1:1.

Giả sử 1 ETH = 2,000 USD. Nghĩa là:

  • A sẽ gửi 1 ETH và 2,000 USDT vào pool ETH/USDT.
  • Tổng giá trị mà A đã gửi là 4,000 USD.

Tổng giá trị tài sản trong pool là 10 ETH và 20,000 USDT, tổng giá trị 40,000 USD, suy ra A sở hữu 10% giá trị và có thể kiếm được 10% phí giao dịch trong pool.

ví dụ impermanent loss

Phần lớn các AMM thông thường (điển hình là Uniswap) đều sẽ hoạt động the/o phương trình như sau: x*y=k, trong đó:

  • X và Y lần lượt là số lượng của hai token trong pool.
  • k là một hằng số (giá trị không đổi).

Đối với pool ETH/USDT trên, công thức này sẽ là: 10 ETH * 20,000 USDT = 200,000. Nghĩa là con số 200,000 này phải luôn được duy trì bất kể giao dịch trong pool như thế nào.

Xét trường hợp giá ETH tăng

Sau đó, giá ETH trên thị trường tăng lên 8,000 USD, nhưng tỷ lệ thanh khoản trong pool vẫn đang hiện giá cũ. Nhà giao dịch sẽ nắm bắt cơ hội arbitrage bằng cách mua ETH với giá thấp trong liquidity poolbán ETH với giá cao trên thị trường, cho đến khi giá ETH ở hai nơi bằng nhau. Cuối cùng, trong pool sẽ có 5 ETH và 40,000 USDT. Nhưng giá trị k vẫn không đổi: 5 ETH * 40,000 USDT = 200,000.

Nếu A quyết định rút thanh khoản, A sẽ nhận lại 10% pool, tương đương 0.5 ETH và 4,000 USDT, tương đương 8,000 USDT. Giả sử A kiếm được thêm 400 USD phí giao dịch.

Như vậy, tổng cộng A sẽ kiếm được 8,400 USD từ việc cung cấp thanh khoản.

ví dụ impermanent loss 1

Tuy nhiên, nếu A không cung cấp thanh khoản vào pool ETH/USDT mà chỉ nắm giữ trong ví, lúc này A đã có thể sở hữu 1 ETH giá 8,000 USD và 2,000 USDT, tổng cộng là 10,000 USD.

Khoảng chênh lệch 1,600 USD là tổn thất tạm thời (impermanent loss), đây được xem là chi phí cơ hội cho việc cung cấp thanh khoản.

Xét trường hợp giá ETH giảm

Trường hợp khác, giá ETH trên thị trường giảm còn 500 USD, nhưng tỷ lệ thanh khoản trong pool vẫn đang hiện giá cũ. Nhà giao dịch arbitrage sẽ mua ETH với giá thấp trên thị trườngbán ETH với giá cao trong liquidity pool, cho đến khi giá ETH ở hai nơi bằng nhau.

Cuối cùng, số lượng ETH trong pool sẽ tăng lên và số USDT trong pool giảm xuống, như vậy pool có 20 ETH và 10,000 USDT. Nhưng giá trị k vẫn không đổi: 20 ETH * 10,000 USDT = 200,000.

Nếu A quyết định rút thanh khoản, A sẽ nhận lại 10% pool, tương đương 2 ETH và 1,000 USDT, tương đương 2,000 USDT. Giả sử A kiếm được thêm 100 USD phí giao dịch.

Như vậy, tổng cộng A sẽ kiếm được 2,100 USD từ việc cung cấp thanh khoản.

ví dụ impermanent loss 2

Tuy nhiên, nếu A không cung cấp thanh khoản vào pool ETH/USDT mà chỉ nắm giữ trong ví, lúc này A đã có thể sở hữu 1 ETH giá 500 USD và 2,000 USDT, tổng cộng là 2,500 USD.

Khoảng chênh lệch 400 USD là tổn thất tạm thời (impermanent loss) mà A phải chịu khi cung cấp thanh khoản.

Tại sao vẫn cung cấp thanh khoản bất kể Impermanent Loss?

Impermanent loss có thể gây ra khoản lỗ, nhưng về cơ bản, nó vẫn chỉ là lỗ “tạm thời”, nằm trên “giấy tờ” và tại thời điểm đó. Trong trường hợp giá token biến động về lại mức cũ, khoản lỗ này sẽ biến mất và các nhà cung cấp thanh khoản (liquidity provider - LP) sẽ không phải chịu thiệt hại nếu rút thanh khoản vào lúc này.

Hơn nữa, khi cung cấp thanh khoản, các LP sẽ nhận được phần thưởng là phí giao dịch từ pool thanh khoản đó. Để khuyến khích cung cấp thanh khoản, các pool thường triển khai các chiến lược để bù đắp IL cho LP, điển hình là tính phí giao dịch cao. Do đó, LP có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ phí để bù đắp cho khoản tổn thất tạm thời mà họ phải chịu.

Tham khảo thêm: Rủi ro cần biết khi muốn trở thành LP trên các AMM

Cách giảm thiểu tổn thất tạm thời

Tổn thất tạm thời là rủi ro khó có thể tránh khỏi khi cung cấp thanh khoản, tuy nhiên sau đây là một số chiến lược có thể giúp nhà cung cấp thanh khoản giảm thiểu tác động của nó.

  • Chọn cặp tài sản ít biến động (chủ yếu là các cặp stablecoin): Tổn thất tạm thời xảy ra khi có sự biến động giá của các tài sản trong pool thanh khoản. Vì vậy, việc cung cấp thanh khoản vào các tài sản ít biến động có thể giúp giảm thiểu tổn thất này, tốt nhất là các stablecoin, ví dụ như USDT-USDC.
  • Chọn pool có khối lượng giao dịch (volume) và phí cao: Như đã đề cập phía trên, việc tham gia vào các pool có phí giao dịch sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho các LP, từ đó bù đắp được phần tổn thất tạm thời phải chịu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra khối lượng giao dịch trong pool, càng có nhiều giao dịch thì phí nhận được càng nhiều.
  • Chờ giá tài sản quay trở lại mức ban đầu: Giá tài sản càng lệch so với mức giá mà bạn gửi vào, mức tổn thất tạm thời bạn phải chịu càng cao. Do đó, bạn có thể đợi giá token quay trở lại tỷ giá ban đầu và không rút thanh khoản cho đến lúc đó.
  • Cung cấp thanh khoản với số vốn nhỏ: Bạn có thể sử dụng chiến lược này để thử nghiệm và đo lường mức độ rủi từ impermanent loss trước. Sau đó có thể ước tính được khoảng lãi và lỗ để xác định số vốn phù hợp hơn dành cho việc cung cấp thanh khoản.
  • Cung cấp thanh khoản vào pool 1 token (single-token pool): Bằng cách này, bạn có thể loại bỏ được sự mất cân bằng về giá và tỷ lệ token của các pool nhiều token, nhờ đó giảm thiểu impermanent loss một cách hiệu quả. Một số nền tảng hỗ trợ single-token pool bao gồm: Beefy Finance, Wombat Exchange…

Ngoài ra, việc cung cấp thanh khoản trên các AMM sử dụng cơ chế thanh khoản tập trung (CLMM) cũng là một cách để tăng lợi nhuận và tối ưu hiệu quả sử dụng vốn cho các LP, tuy nhiên rủi ro impermanent loss phải chịu cũng sẽ trở nên cao hơn. Do đó, người dùng có thể tham khảo và cân nhắc để tham gia pool trên CLMM.

Tìm hiểu thêm: Thanh khoản tập trung (CLMM) là gì