SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Paysenger (EGO) là gì? Upwork phiên bản Web3

Paysenger là dự án có mô hình hoạt động tương tự Upwork, vậy dự án Paysenger là gì? Và dự án có điểm gì nổi bật? Token EGO có tiềm năng không?
Avatar
nguyennsh
Published Jul 10 2023
Updated Jul 12 2023
4 min read
thumbnail

Paysenger là gì?

Paysenger là nền tảng Web3 dành cho những người sáng tạo nội dung với mong muốn kiếm thêm thu nhập từ những kiến thức họ chia sẻ - tương tự như Substack. Ngoài ra, điểm nổi bật của Paysenger là cho phép người dùng có thể hợp tác với những nghệ sĩ để tạo ra nhiều sản phẩm.

Hiện tại, đội ngũ đứng sau công nghệ của Paysenger được phát triển bởi Sureel - công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo, và tiến sĩ Tamay Aykut - người đạt bằng tiến sĩ về Trí Tuệ Nhân Tạo, đồng thời ông cũng là giảng viên tại đại học Stanford.

Đọc thêm Web 3 là gì?

image
Trang chủ Paysenger: https://egoco.in
advertising

Sản phẩm và doanh thu của Paysenger

Sản phẩm của Paysenger

Hiện tại, Paysenger có một sản phẩm chính đó là nền tảng socialfi chuyên về sáng tạo nội dung với sự trợ giúp của A.I. 

SocialFi

Đây là nền tảng mạng xã hội cho phép mọi người chia sẻ những nội dung hữu ích, từ đó kết nối họ với những khách hàng tiềm năng và giúp người dùng kiếm thêm lợi nhuận.

Khác với mạng xã hội thông thường, mọi người trên Paysenger có thể sử dụng A.I để hỗ trợ cho cho việc sản xuất nội dung.

image
Nền tảng SocialFi của Paysenger

Vậy A.I giúp như thế nào cho người dùng?

Đối với Paysenger, A.I hỗ trợ rất nhiều cho những người sáng tạo, nhưng chúng có một nhược điểm đó là thiếu đi tính sáng tạo.

Để dễ hình dung, chúng ta thường sử dụng ChatGPT để hỗ trợ tìm kiếm hình ảnh hoặc ý tưởng viết bài. Tuy nhiên, những hình ảnh và ý tưởng đó của ChatGPT thường là những dữ liệu có sẵn trên mạng, dẫn đến việc dính “bản quyền” cho những người sáng tạo.

Vì vậy, Paysenger sử dụng A.I để hỗ trợ nghệ sĩ theo hai cách sau:

    Tạo hình ảnh: Nghệ sĩ sử dụng A.I để tạo nên hình ảnh dựa vào những dữ liệu mà họ đăng tải (hình ảnh, text…). Sau đó, người dùng hoặc các nghệ sĩ khác có thể gửi yêu cầu hợp tác hoặc chỉnh sửa hình ảnh. Cuối cùng, A.I sẽ tạo ra hình ảnh dựa trên yêu cầu, và nó được đánh dấu như một NFT.
    Trò chuyện: Nghệ sĩ đăng tải các bài diễn thuyết, Youtube, Twitter của họ cho A.I. Sau đó, người dùng có thể đặt câu hỏi cho về nội dung, chủ đề… và A.I sẽ thay nghệ sĩ trả lời những thắc mắc của mọi người.

Đọc thêm: Chat GPT làm được gì trong crypto?

image
A.I Paysenger

Doanh thu của Paysenger

Hiện tại, doanh thu của Paysenger đến từ phí giao dịch nền tảng. Cụ thể, dự án thu 20-30% phí cho mỗi giao dịch (phí giao dịch Upwork là 10%). Tuy nhiên, Paysenger hiện chưa có công bố chính thức về doanh thu.

Mô hình hoạt động của Paysenger

Mô hình hoạt động của Paysenger gồm 3 nhóm chính đó là người dùng, người sáng tạo nội dung (Creator) và người yêu cầu (Idea Maker).

    Người yêu cầu (Idea Maker): Đây là nhóm người lên ý tưởng và trả tiền cho những nhà sáng tạo nội dung. Sau khi các Creator hoàn thiện sản phẩm, Paysenger sẽ đưa một bản NFT cho những Idea Maker. Những NFT này sẽ có thể được mua bán trên nền tảng.
    Người sáng tạo (Creator): Nhóm người thực hiện yêu cầu từ người dùng và Idea Maker. Sau khi hoàn thành nội dung và được đăng tải, người sáng tạo có thể nhận được phí royalties của các NFT. Theo Paysenger, phí Royalties là 1-5%. Ngoài ra, các Creator và Idea Maker nhận thêm lợi nhuận từ tương tác của người dùng đối với các nội dung. 
    Người dùng: Đây sẽ là khách hàng chính của nền tảng khi họ là người tương tác nhiều nhất trên Paysenger

Ngoài ra, còn một tệp người dùng đó là các công ty/nhãn hàng, thông thường những khách hàng này sử dụng Paysenger với mục đích tương tác với người dùng thông qua những cuộc thi (Contest). Với mỗi Contest được tổ chức, Paysenger sẽ lấy 30-50% doanh thu của cuộc thi.

Nhìn chung, mô hình hoạt động của Paysenger có nét tương đồng với Upwork ở web2, khi cả hai nền tảng đều tập trung chủ yếu vào những người sáng tạo nội dung.

image
Mô hình hoạt động của Paysenger

EGO Token là gì?

EGO Token Key Metric

    Token name: Paysenger EGO
    Ticker: EGO
    Blockchain: BNB Chain
    Token Standard: BEP-20 
    Contract: 0x44a21B3577924DCD2e9C81A3347D204C36a55466
    Token type: Utility
    Total Supply: 333,000,000 EGO

EGO Token Use Cases

Hiện tại, EGO có công dụng như sau:

    Staking trên nền tảng Paysenger.
    Giao dịch chính trong hệ sinh thái Paysenger.

EGO Token Allocation

Paysenger công bố kế hoạch phân bổ token như sau:

    Marketing & Ecosystem Reward: 29.5%
    Strategic Round: 21%
    Team: 11%
    Liquidity: 8%
    Pre-sale Round: 8%
    Treasury: 7%
    Angel Round: 6%
    Public Round: 4.3%
    Advisors: 4%
    KOL: 1.3%
image
Token EGO Allocation

EGO Token Sale

Paysenger đã có 4 vòng mở bán gồm:

image
EGO Token Sale

EGO Token Release Schedule

Lịch trả token EGO được diễn ra theo hình bên dưới:

image
Lịch trả EGO token

Roadmap và cập nhật

Theo như đội ngũ của Paysenger, dự án đã đi được hơn một nửa chặng đường và dưới đây là một số cập nhật đáng lưu ý trong năm 2023:

Q1/2023:

    Ra mắt tính năng B2B 

Q2/2023

    Mở bán IDO
    Listing các sàn CEX
    Ra mắt quỹ Creator Fund cho những nhà sáng tạo nội dung

Q3&4/2023

    Giới thiệu sản phẩm cho thị trường Đông Nam Á

Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác

Đội ngũ dự án

Đội ngũ đằng sau Paysenger gồm:

    Stan Novi: CEO & Founder của Paysenger, ông từng là CTO tại Cloudwatcher và Founder của Sapiens Media.
    Pavel Maksimov: CBDO & Founder của Paysenger, ông cũng là Founder của Unlmint
    Egor Trufanov: CMO & Founder của dự án, anh đã có 5 năm kinh nghiệm tại lĩnh vực marketing, đặc biệt có 4 năm làm head of marketing tại Dataduck.
image
Đội ngũ Paysenger

Nhà đầu tư

Dự án Paysenger gọi thành công 3.5 triệu USD từ hai vòng đầu tư là Pre-seed và Seed. Tuy nhiên, dự án vẫn chưa công bố danh sách nhà đầu tư.

Đối tác

Paysenger hiện có rất nhiều đối tác chiến lược nhưng có hai cái tên đáng lưu ý đó là Consensys và Polygon.

image
Đối tác Paysenger

Một số dự án tương tự

Một số dự án SocialFi tương tự Paysenger gồm:

    Phaver: Nền tảng decentralized social media theo mô hình Share-to-earn.
    Lens Protocol: Giao thức social graph Web3 được phát triển trên Polygon.
RELEVANT SERIES