SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích mô hình hoạt động Balancer - Giá trị đổ về BAL như thế nào?

Phân tích mô hình hoạt động của Balancer V2 và những ưu nhược điểm của nó, từ đó cung cấp những góc nhìn trực quan nhất về Token BAL.
Avatar
vinhvo
Published Jun 04 2021
Updated Apr 11 2023
12 min read
thumbnail

How It Works là Series phân tích Mô hình hoạt động của Protocol/DApps, cập nhật những hiểu biết cơ bản về một Token, từ đó cung cấp cho các bạn những góc nhìn trực quan nhất về Token của dự án đó. Các bạn có thể tham khảo để có thêm góc nhìn trong đầu tư.

Tổng quan về Balancer (BAL)

Balancer là một AMM, nơi người dùng có thể giao dịch (Swap), cung cấp thanh khoản (add liquidity) bằng hai hoặc nhiều token và với nhiều tỷ lệ khác nhau.

Balancer có hai phiên bản;

  • V1 ra mắt vào Q2/2020
  • V2 vừa ra mắt vào 11/5/2021

Thiết kế của V2 có nhiều điểm độc đáo và khác biệt với V1, trong bài viết này, mình sẽ tập trung phân tích và tìm hiểu các điểm mạnh của V2 và cách nó capture value cho BAL, native token của Balancer. 

Anh em có thể tìm hiểu trước về Balancer V2 tại đây.

Ưu điểm và hạn chế của Balancer V1

Mình sẽ tập trung trình bày những điểm chính mà v1 làm tốt và những hạn chế của nó.

Ưu điểm

Thời điểm Q2/2020, DeFi bắt đầu bùng nổ, người dùng bắt đầu tiếp xúc với AMM và các sản phẩm liên quan, họ bắt đầu nhận ra nhiều ưu điểm của AMM nhưng những hạn chế của nó cũng bắt đầu bộc lộ ra ngoài - vấn đề về tổn thất vô thường (Impermanent Loss - IL) và tính đơn điệu của các AMM lúc bấy giờ.

Balancer xuất hiện trong giai đoạn này, nó cung cấp một AMM có nhiều tùy chọn cho nhiều trường hợp sử dụng khác nhau, đồng thời cũng đem đến một giải pháp tạm thời để hạn chế vấn đề IL.

  • Liquidity Pools với nhiều tỷ lệ và token hơn để lựa chọn cho các trường hợp sử dụng khác nhau (Pool 50% - 50%, Pool 80% - 20%, Pool 90% - 6% - 2% - 2%,...).
  • 3 loại pool khác nhau:
    • Shared Pool: Bất kỳ ai cũng có thể thêm liquidity.
    • Private Pool: Chỉ có chủ Pool mới có thể thêm liquidity và thay đổi tỷ lệ, thêm tokens, thay đổi swap fee….
    • Smart Pool: Một dạng cao cấp của Private Pool, chủ Pool là một Smart Contract, nó cho phép thiết kế pool để điều chỉnh các thông số dựa trên bất kỳ loại Tokens nào.

Đọc thêm: Rủi ro trong AMM: Impermanent loss (IL) & Slippage trượt giá là gì?

Hạn chế

Dù cung cấp một sản phẩm đầy hứa hẹn như vậy nhưng xét về TVL và Volume, Balancer không mấy thành công. (TVL và Volume của Uniswap gấp 6 - 8 lần TVL và Volume của Balancer ở thời điểm kết thúc năm 2020).

Theo ý kiến cá nhân của mình, sự không thành công của Balancer là do:

  • Balancer không attract được Users, Initial bootstrap không nổi bật dẫn tới Initial network effect không mang lại hiệu quả cao trong khi đối thủ trực tiếp của họ tại thời điểm đó là quá tốt phần này - Retroactive hàng ngàn $ cho người dùng.
  • Sản phẩm nhiều tính năng, đòi hỏi kiến thức khá cao về các phẩm AMM để sử dụng hiệu quả.
  • Ngoài ra, giao diện của V1 cũng hơi rối mắt, phức tạp với người dùng mới.

Tổng quan về Balancer V2

V2 là phiên bản nâng cấp của V1, điểm nổi bật của V2 so với V1:

  • Protocol Vault - One vault for All.
  • Cải thiện hiệu quả sử dụng gas.
  • Flash loan & Flash Swaps (giao dịch chênh lệch giá giữa các Pools).
  • Công thức AMM tùy chỉnh.
  • Tăng hiệu quả sử dụng vốn thông qua Asset Managers.

Protocol Vault

Sự thay đổi kiến ​​trúc chính giữa V1 với V2 là V2 chỉ sử dụng một Vault duy nhất để chứa và quản lý tất cả các tài sản của Balancer pools.

Balancer V2 tách AMM logic khỏi token management và accounting. Token management/accounting được thực hiện bởi Vault trong khi AMM logic được thực hiện riêng lẻ cho từng Pool.

protocol vault balancer

Công thức AMM tùy chỉnh

Trong V1, có 3 loại pool là public pools, private pools, smart pools.

Trong V2, sẽ có nhiều loại hơn, ban đầu sẽ chạy 2 loại Pool chính; 

  • Weighted pools: Permissionless, Pool 8 tokens như public pools ở V1 nhưng tiết kiệm gas hơn và có thể mở rộng tới 16 token sau này.
  • Two-token weighted oracle pools: Pool 50% - 50% như các Pair trên Uniswap.

Có 3 loại pools đang được phát triển và thử nghiệm:

  • Stable pools: Pool dành cho các stablecoin.
  • Liquidity Bootstrapping Pool: Ứng dụng cho Launchpad, IDO của token mới.
  • Smart versions của Weighted Pools và Stable pools.

Hiệu quả sử dụng Gas

Trong V1, giao dịch với hai hoặc nhiều Pool sẽ không hiệu quả vì người dùng phải gửi và nhận ERC20 token từ các nhóm.

Với V2, mặc dù các giao dịch được thực hiện theo lô đối với nhiều Pool, nhưng chỉ số lượng token ròng cuối cùng được chuyển đến Vault, giúp tiết kiệm một lượng gas đáng kể trong quá trình này.

hiệu quả sử dụng gas balancer

Asset Managers

Trong hầu hết các AMM, hầu hết các tài sản không thực sự được sử dụng tại bất kỳ thời điểm nào => hiệu quả sử dụng vốn (capital efficiency) thấp.

Balancer v2 ra mắt tính năng Asset Managers để giải quyết vấn đề này. Asset Managers là external smart contract được đề cử bởi các nhóm có toàn quyền đối với underlying tokens mà Pool đã gửi vào vault.

Ứng dụng của Asset Managers là giúp một số Pools của Balancer kiếm thêm được yield bằng cách đưa một phần vốn không được tận dụng trong các Balancer Pools đến Lending Protocol (như Aave) để gia tăng lợi nhuận cho các Pool. 

asset managers

Giải pháp này không mới, Curve đã tiên phong trong giải pháp này với sự ra mắt của Compound pool và Y pool nhưng vấn đề với Curve là chi phí quá lớn.

Ví dụ, một giao dịch hoán đổi đơn giản từ TUSD sang USDC trên Curve tiêu tốn hơn 800,000 gas trong khi một lệnh swap bình thường trên Uniswap chỉ tốn tầm 100,000 - 120,000 gas.

Asset Managers của Balancer v2 hứa hẹn giải quyết được vấn đề này và các vấn đề xung quanh. Các bạn có thể đọc thêm bài viết của dự án tại đây.

Tiến độ của Balancer v2

Mặc dù có nhiều cải tiến so với v1, nhưng V2 cũng chỉ mới Launch một vài tính năng được đề cập ở trên như:

  • Interface của balancer v2 đã được làm lại, nó đơn giản và đẹp mắt hơn khi so với v1 (live).
  • Protocol Vault (live), Balancer đang migration thanh khoản từ v1 qua v2 nhưng tiến khá chậm và cẩn trọng, TVL của cả Balancer là hơn $2.3B nhưng TVL trong Vaults v2 chỉ có đang tầm $130M.
  • Đang chỉ có 2 loại Pool live trên v2 là Weighted pools và Two-token weighted oracle pools, chúng tạm thời không permissionless, người dùng chỉ có thể Trade và Add liquidity các Pools đã có sẵn.
  • Asset Managers (chưa live).

Balancer component

Hiện tại, Balancer vẫn đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện v2 nên các thành phần của Balancer trong tương lai có thể sẻ khác hiện giờ;

Cơ bản, v2 sẽ có 3 thành phần chính: 

  • Người cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider): Đây là bên cung, cung cấp tài sản để tạo thanh khoản cho thị trường.
  • Swapper: Người dùng có thể giao dịch bất kì token nào có trong Vault, bù lại họ phải trả 0.01 - 10% phí trên mỗi giao dịch (tùy vào phí ấn định của Pool đó).
  • Asset Managers: đưa một phần vốn không được tận dụng trong các Balancer Pools ra ngoài để gia tăng lợi nhuận cho các Pool đó.

Liquidity Provider

liquidity provider balancer

Quy trình tương tự như các LP của Uniswap, LP sẽ cung cấp các token theo tỷ lệ của Pool theo tỷ lệ, nhận về LP fee và có thể farming (chỉ hỗ trợ một nhóm pools).

Balancer v2 có 2 điểm khác như sau:

  • Có nhiều loại pools hơn
  • LP fee động, phí này có thể được thay đổi bằng governance và hiện tại được Gauntlet thiết lập.

Swapper

swapper balancer

Khi giao dịch trên Balancer v2, Swapper sẽ gửi 1 số lương token A, cộng với một phần LP fee (có thể sẽ thêm một ít protocol fee sau này) để nhận về một số lượng token B.

Balancer có điểm khác biệt về phí giao dịch mà người dùng cần chú ý là LP fee không cố định ở 0.3% như Uniswap mà phụ thuộc từng pool nên khi sử dụng Balancer, các bạn nên chú ý phí của từng pool mình Swap (giao động từ 0.01% - 10%).

Asset Managers

Khái niệm trừu tượng là đưa một phần vốn không được tận dụng trong các Balancer Pools chứa trong Vaults ra bên ngoài để kiếm thêm lợi nhuận về cho các Pools đó.

Asset Managers đầu tiên trên Balancer đã được xác nhận là Aave, Aave sẽ đưa một phần vốn không được tận dụng trong các Balancer Pools đến Lending Protocol của Aave để thu được dòng yield bổ sung cho các pools của Balancer.

Hiện tại, Asset Managers còn đang trong quá trình xây dựng, các bạn có thể đọc thêm bài viết này để biết thêm chi tiết.

Balancer Capture Value cho BAL Token như thế nào?

Ở thời điểm hiện tại BAL chỉ cho chức năng duy nhất là Balancer Governance Token (voting).

Nhưng theo kinh nghiệm của mình, trong tương lai, khi các tính năng của giao thức Launch và hoạt động ổn định sẽ có các Proposal để kích hoạt một số Incentive mà BAL holder có thể hưởng, thay vì chỉ có một Incentive duy nhất như hiện giờ.

Theo mình ý tưởng của v2 sẽ lần lượt theo quy trình như thế này:

  1. Tập trung tạo các sản phẩm tốt.
  2. Thu hút nhiều TVL, tạo ra volume & các revenue stream khác.
  3. Charge Protocol fee (một phần của swap fee).
  4. Protocol fee & other revenue stream (yield từ lending protocol) được đưa vào Treasury.
  5. Distribute một phần hoặc tất cả tiền từ treasury cho BAL staker (hoặc BAL holder).

Hiện tại, protocol fee đang set mặc định là 0 và cách sử dụng Funds trong Treasury rất đa dạng như;

  • Fund Gitcoin Grants để cải tiến giao thức.
  • Fund advertising campaigns.
  • Fund grants để thu hút strategic partnerships.
  • Mua bảo hiểm cho Balancer để đề phòng cho các trường hợp xấu xảy ra.
  • Cho vay trên các Lending protocol.
  • Distribute lại cho BAL Staker (hoặc BAL holder).

Ngoài ra, cách distribute cho BAL holder (hoặc BAL staker) có thể là một trong 3 cách sau:

  • Buyback từ thị trường & burn.
  • Distribute cho BAL Staker như cách Sushi đang làm.
  • Distribute cho BAL staker nhưng thêm biến số time weights vào như cách mô hình của Curve và mô hình oSUSHI.

Closing thoughts

Mặc Balancer cung cấp nhiều Innovation trong thiết kế của mình, nhưng ở thời điểm hiện tại, các tính năng nổi bật trên vẫn chưa live => Tạm xem nó là ý tưởng vì không biết trong thực tế chúng hoạt động thế nào và khi nào sẽ ra mắt?

Bên cạnh đó, các đối thủ trực tiếp của họ là Uniswap v3 và Sushiswap multi-chain đã launch và có các số liệu rất tốt, liệu sau khi ra mắt các Innovation features của v2, Balancer sẽ giành lại được thị phần từ Uniswap v3 và các AMM nổi bật khác?

Ngoài ra, vấn đề mở rộng lên layer 2 hoặc other chains tương thích với EVM cũng rất quan trọng, trong khi miếng bánh AMM ở Ethereum đang rất chật chội và tạm thời chưa có dấu hiệu mở rộng thêm, thì các thị trường mới ở bên ngoài (layer 2,...) đã có cơ hội mở rộng lớn hơn.

Liệu Balancer có động thái gì? Balancer sẽ tiếp tục miệt mài phát triển và hoàn thiện các tính năng còn lại của Balancer v2 trên Ethereum mainnet? Hay sẽ có các kế hoạch khác?

Tóm lại, Balancer đang trong một giai đoạn khá nhạy cảm và cần quan sát nhiều hơn các động thái của dự án về tiến độ của V2 và cách mở rộng hệ sinh thái của Balancer để đưa ra các quyết định đầu tư chính xác hơn.

Tổng kết lại về mô hình hoạt động của Balancer, chúng ta có thể rút ra 1 số ý chính sau:

  • V1 hay nhưng không attract được Users, Initial bootstrap kém dẫn tới Initial network effect không tốt, không snowball được.
  • V2 nhiều innovation nhưng chưa live hết tất cả các tính năng được miêu tả => tiềm năng nhưng cần quan sát thêm.
  • Cách Capture value của Balancer cho BAL token: Tập trung tạo các sản phẩm tốt => Thu hút nhiều TVL, tạo ra volume & các revenue stream khác => Charge Protocol fee (một phần của swap fee mà người dùng phải chịu) => Protocol fee & other revenue stream (yield từ lending protocol) được đưa vào Treasury => Distribute một phần hoặc tất cả tiền từ treasury cho BAL staker (hoặc BAL holder).
RELEVANT SERIES