SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích mô hình hoạt động của DAO Maker

Phân tích cơ chế hoạt động của 2 sản phẩm chính trên DAO Maker: SHO và DYCO, hiểu cách dự án tạo giá trị cho DAO token để tìm ra các cơ hội đầu tư cho mình.
Jack Vĩ
Published Jun 27 2021
Updated Apr 26 2024
32 min read
thumbnail

Từ khoảng đầu năm 2021 cho đến nay, DAO Maker & SHO đã liên tục tạo nên tiếng vang trên thị trường. Vậy trong bài viết hôm nay, mình sẽ phân tích chi tiết về DAO Maker cho anh em:

  • DAO Maker là gì và đóng vai trò như thế nào trong thị trường cryptocurrency?
  • Workflow của DAO Maker và cách họ Capture Value cho DAO token.
  • So sánh tiềm năng và dự phóng tương lai của DAO Maker trong lĩnh vực IDO Platform.

Mời anh em cùng bắt đầu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trước khi đọc về DAO Maker, anh em nên tham khảo trước về mô hình hoạt động của Polkastarter, hoặc mở trong tab mới và để song song, vì trong bài này mình sẽ có nhiều góc phân tích đồng thời so sánh với Polkastarter để anh em có thể dễ dàng so sánh ưu nhược điểm của hai dự án.

Giới thiệu tổng quan về DAO Maker

DAO Maker là gì?

Thực tế, nền tảng DAO Maker đã được thành lập từ năm 2017 với sứ mệnh trở thành nền tảng hỗ trợ mọi mặt cho các dự án thuộc lĩnh vực cryptocurrency. Một số sản phẩm mà DAO Maker đang triển khai có thể kể đến như:

  • dTeams & YieldShield: Dịch vụ trọn gói hỗ trợ startup trong cơ chế staking, mining, governance,...
  • Social Mining: Cầu nối giúp các startup có thể tiếp cận cộng đồng hỗ trợ phát triển dự án.
  • Strong Holder Offering (SHO): Launchpad phân phối token theo cơ chế holding.
  • Dynamic Coin Offering (DYCO): Launchpad phân phối token theo cơ chế giảm phát.
  • Venture Bond: Đầu tư mạo hiểm với khả năng mất vốn gốc gần bằng 0 vì số tiền gốc được stake ở các DeFi Protocol để sinh ra lợi nhuận, còn tiền lời mới là tiền đầu tư (coming soon).
  • Venture Bond Exchange: Sàn giao dịch dành cho các token launching trên nền tảng DAO Maker (coming soon).
  • Lending Margin: Token launching trên DAO Maker có thể được mang đi thế chấp, vay stablecoin để tái đầu tư cho các dự án mới (coming soon).

Tuy nhiên trong bài viết này, mình chỉ đề cập đến sản phẩm SHO và DYCO của DAO Maker, đây là sản phẩm trọng tâm của DAO Maker và được người dùng sử dụng nhiều nhất.

Các sản phẩm còn lại chủ yếu dành cho các startup và có mô hình hoạt động theo cơ chế tài chính truyền thống. Chính vì thế, DAO Maker đã không công bố thông tin về các sản phẩm đó và mình cũng sẽ không đề cập nhiều đến chúng trong bài phân tích dưới đây.

Các dự án cùng lĩnh vực

Launching Platform là một trong những lĩnh vực được chú ý nhất ở các hệ sinh thái. Chính vì thế, đa số các hệ sinh thái đều có nền tảng Launching của riêng mình. Dưới đây là một số dự án tương tự DAO Maker ở các hệ sinh thái khác nhau:

  • Ethereum: Polkastarter, Poolz Finance, Trustswap,...
  • Binance Smart Chain: Pancakeswap, LaunchZone, KickPad,...
  • Solana: Raydium, Solstarter, Solanium,...
  • Multichain: Polkastarter, Poolz Finance, LaunchX...

Xét về các tính năng nổi bật, đa số các Launchpad đều có cơ chế hoạt động tương tự nhau. Tuy nhiên, mỗi nền tảng Launchpad sẽ có độ uy tín khác nhau.

Xét về tiềm năng của các nền tảng trong lĩnh vực Launchpad, hiện tại chỉ có Polkastarter là nền tảng xứng tầm và là đối thủ trực tiếp của DAO Maker (mình sẽ phân tích chi tiết ở phần tiềm năng).

advertising

Phân tích mô hình hoạt động của DAO Maker

Sản phẩm của DAO Maker

Các sản phẩm của DAO có thể được chia làm 3 phân mục:

  • Startup service (đang hoạt động): Social Mining, dTeam và Yield Shield.
  • Launchpad (đang hoạt động): Strong Holder Offering và Dynamic Coin Offering.
  • DeFi Protocol (coming soon): Venture Bond, VB Exchange và Margin Lending.

Tuy nhiên các sản phẩm trong mục Startup Service là những dịch vụ dành riêng cho start up và không đóng góp giá trị trực tiếp cho DAO Maker và DAO token. Chính vì thế, mình sẽ tập trung vào sản phẩm Launchpad của DAO Maker.

Hiện tại DAO Maker đã launch được 45 dự án với 2 cơ chế mở bán:

  • Strong Holder Offering - SHO (Launch 43 dự án): Cơ chế mở bán SHO được sử dụng phổ biến trong nền tảng DAO Maker và vẫn còn được sử dụng tới thời điểm hiện tại.
  • Dynamic Coin Offering - DYCO (Launch 2 dự án): Cơ chế mở bán DYCO chỉ mới được sử dụng với hai dự án (Orion Protocol và DAO Maker), mở bán vào cuối 2020 và chưa được sử dụng lại cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên cơ chế của chúng khá hay nên mình sẽ đề cập chúng trong bài viết.

Các bên tham gia DAO Maker

Các bên tham gia DAO Maker sẽ tương tự như Polkastarter, bao gồm 3 bên tham gia:

  • Dự án (Project): Dự án cần gọi vốn, apply hồ sơ cho DAO Maker xét duyệt trước khi launch.
  • DAO Maker Council: Hội đồng đánh giá độ uy tín của dự án trước khi launch trên nền tảng DAO Maker.
  • User: Người dùng tham gia Launchpad mua token của dự án.

Note: Hình ảnh phía trên sẽ được sử dụng cho cả 3 phần “Các bên tham gia”, “Cơ chế hoạt động của SHO” và “Quy trình vận hành”. Chính vì thế anh em sẽ thấy hình ảnh được sử dụng lặp lại, nhưng nội dung giải thích chi tiết của cơ chế từng phần sẽ khác nhau.

Cơ chế hoạt động của Strong Holder Offering (SHO)

Trước tiên, mình sẽ giải thích một chút về SHO (Strong Holder Offering), đúng như nghĩa đen của tên gọi, đây là sự kiện phân phối token dành cho người dùng hoạt động tích cực hoặc nắm giữ một token dự án nào đó.

Để tham gia SHO Launchpad trên DAO Maker, anh em cần phải chuẩn bị DAO token hoặc DAO-ETH LP token để có thể staking, quy ra và tích lũy điểm DAO Power, DAO Power sẽ được sử dụng như tỷ lệ % chiếm trong “lồng quay sổ xố” Whitelist. Khi anh em có nhiều DAO Power hơn, khả năng trúng Whitelist sẽ cao hơn.

  • 1 Stake DAO = 1 DAO Power.
  • 1 Liquidity Stake (ETH-DAO) = 3 DAO Power.

Hiện tại, DAO Maker đang chia hệ thống thành 5 Tranche:

  • Tranche 1: Fee từ 500–999 DAO Power.
  • Tranche 2: Fee từ 1,000–1,999 DAO Power.
  • Tranche 3: Fee từ 2,000–3,999 DAO Power.
  • Tranche 4: Fee từ 4,000–9,999 DAO Power.
  • Tranche 5: Fee từ 10,000+ DAO Power.

Trong một đợt mở bán, mỗi Tranche sẽ có số slot tối đa cho người mua may mắn. Chính vì thế, số DAO Power cao hơn sẽ giúp tỷ lệ thắng cao hơn.

Ví dụ: Dự án cần huy động $150,000, tối đa mỗi cá nhân được mua $500 => Có 300 slot cho người chiến thắng. Tuy nhiên số người tham dự thực tế lên đến 3,000 người, gấp 10 lần số slot maximum. Vậy tỉ lệ sẽ được phân bổ như thế nào? Anh em có thể xem qua ví dụ dưới đây.

  • Tranche 1: 1400 Người tham dự - Cơ hội chiến thắng 3,7% (52/1400 Người).
  • Tranche 2: 900 Người tham dự - Cơ hội chiến thắng 7,5% (68/900 Người).
  • Tranche 3: 400 Người tham dự - Cơ hội chiến thắng 15% (60/400 Người).
  • Tranche 4: 200 người tham dự - Cơ hội chiến thắng 30% (60/200 người).
  • Tranche 5: 100 người tham dự - Cơ hội chiến thắng 60% (60/100 người).

Qua ví dụ trên anh em sẽ thấy tỉ lệ cạnh tranh sẽ thấp hơn khi anh em có nhiều điểm “DAO Power” hơn để quy đổi.

Lưu ý: 

  • Số lượng DAO staking dùng để tính DAO Power, tăng khả năng trúng Whitelist mở bán. Anh em cần phải chuẩn bị thêm USDC để làm phương tiện thanh toán cho sale token.
  • Cơ chế của DAO Maker là Lottery Allocation, cho dù anh em có số lượng DAO đạt Tranche 5, điều này vẫn không đảm bảo 100% anh em sẽ trúng whitelist (cơ chế tương tự Polkastarter).

Cơ chế hoạt động của Dynamic Coin Offering (DYCO)

Cơ chế mở bán token của DYCO sẽ tương tự với SHO, tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở giai đoạn sau khi mở bán.

DYCO (Dynamic Coin Offering) là gì?

Với DYCO, toàn bộ token mua được dự án sẽ được backed bởi USD trong vòng 16 tháng sau thời mở bán và người mua có thể hoàn trả lại token cho dự án nếu như dự án có hiệu suất không đạt kỳ vọng của người mua. Số lượng token trả lại sẽ được đốt trực tiếp vào tổng cung và không thể mint ra thêm.

Như vậy, sau khi quá trình Buy back & Burn diễn ra, tổng cung và market cap của dự án sẽ thay đổi theo kỳ vọng của người mua. Mục tiêu của DYCO là tăng quyền lợi cho những nhà đầu tư và tạo động lực cho đội ngũ phát triển phải hoạt động theo đúng kế hoạch họ đã đề ra trong 1-2 năm tới.

Cơ chế hoạt động của DYCO

Không biết vì lý do gì, sau khi mở bán Orion Protocol (ORN) và DAO Maker (DAO), cơ chế mở bán DYCO đã không còn được áp dụng. Trong phần này, mình sẽ giải thích cơ chế của DYCO cũng như đưa ra một số góc nhìn cá nhân về cơ chế DYCO cho anh em.

Ví dụ: Anh em mua 1000 tokens với giá $1000 ($1/token) thì anh em có quyền tham gia chương trình Buy back như sau. Tổng cộng DAO Maker sẽ có ba giai đoạn Buy back:

  • Giai đoạn 1: 9 tháng sau sự kiện mở bán.
  • Giai đoạn 2: 12 tháng sau sự kiện mở bán.
  • Giai đoạn 3: 16 tháng sau sự kiện mở bán.

Trong mỗi giai đoạn Buy back sẽ có 2 đợt buy back là Primary và Secondary:

  • Primary: Quá trình Buy back theo đúng số lượng token đã mua, chia làm 3 giai đoạn (250+375+375=1000 tokens).
  • Secondary: Quá trình Buy back với số lượng tối đa gấp 4 lần số lượng đã mua, chia làm 3 giai đoạn (1000+1500+1500=4000 tokens) (giải thích chi tiết tại sao có thể hoàn trả lại số token gấp 4 lần số token đã mua phía bên dưới).

Giá buy back sẽ bằng 80% giá trị token được bán ban đầu, tức 1 token khi buy back sẽ bằng $0.8.

Tại sau người dùng có thể hoàn trả vượt số lượng đã mua?

Ngoài cơ chế Buy back, DAO Maker cũng tạo ra một thị trường cho phép người dùng có thể mua bán các token ngay sau khi họ đã nhận được token từ dự án. Chính điều này giúp một số người dùng có thể mua thêm token khi người khác bán.

Lỗ hổng cơ chế DYCO (góc nhìn cá nhân)

Theo góc nhìn cá nhân, DYCO được phát triển với ý tưởng ban đầu tốt. Tuy nhiên, lỗ hổng trong quy trình hoạt động và cơ chế phức tạp khiến DAO Maker không còn sử dụng DYCO.

Lỗ hổng mình đề cập đến chính là việc cơ chế Buy back này hoàn toàn không có tác dụng và không hợp lý với Workflow phía trên. Mình kết luận như thế vì hai lý do sau:

  • Việc bán hoặc mua lại trong sàn của DAO Maker sẽ không có tác dụng, không người dùng nào muốn mua hoặc bán với giá thấp hơn $0.8/token vì không có lời => Không thể đầu cơ => Không ai sử dụng sàn của DAO Maker.
  • Trừ khi người mua là người có nhu cầu mua thêm để hold vì allocation ban đầu không đủ => Vậy secondary phase được tạo ra với mục đích gì nếu như người có nhu cầu mua thêm không sử dụng cơ chế Buyback của DAO Maker.

Nhìn chung cơ chế mở bán DYCO rất “rườm rà”, mình đã đọc 4 bài hướng dẫn trên trang Medium của DAO Maker kèm theo whitelist nhưng họ vẫn không có 1 bài giải thích rõ ràng và tổng quát nhất.

Đề xuất với DYCO 

DYCO vẫn là ý tưởng rất hay, tuy nhiên họ nên lược bỏ đi Secondary Phase và giữ lại duy nhất Primary Phase. Đồng nghĩa với việc người mua có thể hoàn trả lại token 1 chiều nếu như hiệu suất của dự án không đạt kỳ vọng.

DAO Maker không cần phải áp dụng Secondary Phase, cũng như sàn giao dịch dành cho DYCO. Điều này là không cần thiết vì nó sẽ lặp lại lỗ hổng mình đã đề cập phía trên.

Disclaimer: Đề xuất được viết dưới góc nhìn cá nhân của tác giả.

Mô hình hoạt động của DAO Maker

Quy trình tổng quát

(1) Dự án nộp hồ sơ vào hội đồng kiểm duyệt của DAO Maker.

(2) Sau khi được chấp nhận, dự án sẽ được Launching trên DAO Maker.

(3) Dự án transfer token cho DAO Maker và giao quyền phân phối token cho DAO Maker.

(4) Người dùng tham gia mở bán, mua IDO token bằng USDC.

(5) DAO Maker phân phối token của dự án IDO cho người dùng.

(6) Số vốn sẽ được chuyển từ người dùng sang dự án mở bán IDO thông qua DAO Maker.

Quy trình mở bán

(1) Tạo tài khoản, Connect ví và KYC với CMND hoặc Passport. Bước này DAO Maker có quy trình tương tự CoinList, chính vì thế việc cheat nhiều ví trở nên khó hơn so với dự án Polkastarter.

(2) Nạp USDC vào tài khoản, maximum 2,500 USDC.

(3) Chuẩn bị trước DAO hoặc DAO-ETH LP token để staking vào DAO Maker. Số lượng stake sẽ được quy thành DAO Power. Cơ chế tương tự Polkastarter.

(4) Đăng ký mở bán và đợi kết quả Whitelist, DAO Power cao hơn thì khả năng trúng Whitelist cao hơn.

(5) Nếu may mắn có trong Whitelist, USDC sẽ được tự động trừ khỏi Fund Wallet để quy đổi thành token của dự án. Số DAO Staking sẽ bị Lock trong vòng 15 ngày sau đợt mở bán, nếu như Unstake sớm hơn sẽ bị trừ phí. Không trúng Whitelist sẽ không bị lock DAO.

Điểm khác biệt với Polkastarter:

  • Polkastarter sẽ yêu cầu stake trước 7 ngày, nếu trúng whitelist, số lượng POLS đã stake sẽ không hợp lệ để tham gia IDO tiếp tới trong vòng 7 ngày.
  • Người dùng có thể stake DAO để nhận Rewards khi chưa có thông báo mở bán. Tuy nhiên, nếu người dùng unstake trước 10 ngày thì DAO Maker sẽ trừ một khoản phí.
  • Sau khi trúng Whitelist tham gia mở bán, số DAO sẽ bị lock thêm 15 ngày, nếu người dùng unlock DAO trước thời hạn, DAO Maker sẽ trừ một khoản phí nhỏ. Đối với người dùng không trúng Whitelist, số DAO đang stake sẽ không bị lock 15 ngày.

Doanh thu của DAO Maker

Hiện tại, DAO Maker đang là cơ chế quản trị tập trung, chính vì thế các dự án được launch trên DAO Maker đều do đội ngũ DAO Maker quyết định. Chắc chắn họ sẽ có doanh thu từ các dự án có nhu cầu gọi vốn trên nền tảng của mình, có thể tính mức phí cụ thể, tính theo % số vốn gọi được hoặc cơ hội mua Private với giá thấp hơn giá Public sale.

Và họ không công bố cụ thể doanh thu đến từ các hoạt động dịch vụ, chính vì thế mình sẽ chú trọng phân tích về DAO - Token đại diện cho DAO Maker cũng như token được hold phần lớn bởi đội ngũ sáng lập.

DAO Maker Capture Value cho DAO như thế nào?

Thông tin cơ bản về DAO token (ngày 25/6/2021)

  • Circulating Supply: 35,18,158 DAO (11/100%).
  • Total Supply: 312,000,000 DAO.
  • Market Cap: ~$71,000,000 (Rank #309).
  • FDV: ~$635,000,000.

Use case của DAO token

DAO Maker đang Capture Value cho DAO Maker bằng những cách sau:

  • IDO Incentive: Quyền lợi tham gia Launchpad khi hold DAO.
  • Liquidity Provide: Cung cấp thanh khoản và nhận thưởng ở Uniswap.
  • Reward Pool: Staking DAO để nhận thưởng đến từ doanh thu của nền tảng (Unstake DAO sớm,...).
  • Governance: Đề xuất cho những thay đổi trong hệ thống của DAO Maker (tương lai).
  • Premium Access: Quyền lợi tham gia Launchpad dễ hơn (tương lai).
  • Others: Sử dụng trong các sản phẩm Lending, DEX,... của DAO Maker (tương lai).

Giá trị của DAO

Giá trị của DAO = Cơ hội tham gia Launchpad + Giá trị thặng dư (Giá bán được sau khi tham gia Launchpad - Vốn mua trong Launchpad) + Giá trị kỳ vọng tương lai (Tính năng mới) - Áp lực bán DAO token sau khi mở bán kết thúc - Áp lực bán với token được release.

Trong đó:

Cơ hội tham gia Launchpad: Hiện tại tỷ lệ cạnh tranh để tham gia Launchpad của DAO Maker được nhận xét là dễ hơn CoinList, tuy nhiên vẫn khó hơn Polkastarter và nhiều nền tảng khác vì DAO Maker áp dụng cơ chế KYC khiến 1 người dùng không thể tham gia nhiều ví như Polkastarter.

Giá trị thặng dư của các dự án mở bán: Sau khi tổng kết lại ở bảng này, đa số token mở bán tại DAO Maker đều có mức ROI trung bình x20, tương đương với Polkastarter. Tuy nhiên, các token mở bán trên DAO Maker lại giữ giá “vững” hơn các dự án được mở bán trên Polkastarter.

Anh em có thể xem cụ thể ở bảng dưới đây, mình đã pick ngẫu nhiên các dự án có mức tăng trưởng khác nhau và so sánh giá ở 4 giai đoạn khác nhau: Giá IDO, giá đạt ATH, giá trung bình trước vụ sập 19/5/2021 và giá hiện tại.

Với dữ liệu trên, mình có thể kết luận, đa số các dự án mở bán SHO trên DAO Maker đều có lời ngay sau thời điểm mở bán. Tuy nhiên chúng sẽ bị tác động không ít bởi điều kiện thị trường.

Sau đợt sập của thị trường vào ngày 19/5/2021, đa số các token mở bán trên DAO Maker vẫn còn giữ giá dương hoặc thâm hụt so với giá mở bán Launchpad rất ít, trong khi nhiều token trên thị trường bị chia 2, chia 3 và thậm chí chia 4 so với giá trung bình 1 tháng trước.

Áp lực bán DAO token sau khi mở bán kết thúc: Xét theo tuần suất launch ra dự án mới, DAO Maker đang có khoảng 10 - 12 dự án/tháng. Nếu trúng Whitelist để tham gia mở bán, số DAO đó sẽ bị lock thêm 15 ngày. Chính vì thế áp lực bán DAO token sau khi Launchpad gần như không có nếu như người dùng mua DAO để tham gia Launchpad.

schedule launching project

Áp lực bán với DAO token được release định kỳ

Xét theo kế hoạch, 100% DAO token sẽ được unlock hoàn toàn vào khoảng 2/2025, tức còn hơn 4 năm nữa. Xét về tốc độ release token, có thể nói DAO Maker cho mật độ token release khá hợp lý, không “xả” quá lớn trong thời gian đầu như một số dự án khác. Tuy nhiên chúng ta cần quan tâm 2 yếu tố sau:

  • Số lượng token chưa release (điểm không tốt): Tới thời điểm hiện tại, DAO chỉ vừa unlock được 11%. Đây là con số đáng lo với một số holder bởi vì số lượng token chưa unlock quá lớn có thể kiềm giá DAO khiến chúng giảm đi động lực tăng trưởng.
  • Số lượng token của đội ngũ (điểm tốt): Số lượng token thuộc đội ngũ DAO chiếm 20% (chiếm mức trung bình). Điều này giúp anh em phần nào yên tâm vì với thời hạn unlock đến 2025, đội ngũ phải tích cực tạo giá trị cho DAO Maker để thúc đẩy giá DAO tăng theo thời gian.

Giải pháp tăng giá trị cho DAO Maker

Trong phần giải pháp tăng giá trị cho DAO Maker, sẽ có những giải pháp được áp dụng chung cho toàn lĩnh vực và mình đã đề cập đến ở bài Polkastarter. Anh em vui lòng xem lại tại đây để nắm được góc nhìn chi tiết hơn, trong đó mình đã đề xuất 3 giải pháp, mình sẽ tóm tắt dưới đây, bao gồm:

  • Tích hợp sàn DEX: Tập trung thanh khoản lại một DEX duy nhất cho các token được launch, đồng thời tăng demand cho DAO bằng cách áp dụng DAO - (Launch Project Token) LP token ở sàn DEX của DAO Maker.
  • Timing staking: Áp dụng Timing staking sẽ giúp sự kiện mở bán trên DAO Maker công bằng hơn. Hiện tại Allocation đa số bị chiếm bởi những cá nhân có vốn lớn, việc áp dụng Timing để tính Pool weight sẽ trao lại cơ hội cho holder thực của DAO Maker.
  • Guarantee Allocation: Hiện tại, DAO Maker vẫn là Lottery Allocation, điều này khiến nhiều người dùng “nản” vì rất khó tham gia. Ở Polkastarter họ có thể cheat nhiều ví nhưng ở DAO Maker có KYC không thể cheat. Chính vì thế việc đổi thành Guarantee Allocation và chia Allocation theo tỷ lệ vốn góp sẽ thu hút được nhiều người dùng hơn.

Triển khai Multichain

Hiện tại, Launchpad là lĩnh vực có độ cạnh tranh rất lớn. Chính vì thế các dự án Launchpad như Polkastarter đã nhanh chóng tích hợp thêm Binance Smart Chain.

Theo góc nhìn cá nhân, DAO Maker nên triển khai Multichain càng sớm càng tốt để thu hút người dùng từ hệ sinh thái khác. Một số hệ sinh thái tiềm năng:

  • Binance Smart Chain: Có đối thủ lớn là Polkastarter và BSC Pad, nhưng với uy tín của DAO Maker thì vẫn còn tiềm năng.
  • Hệ sinh thái chưa có đối thủ cân xứng: Polygon, Fantom, Avalanche, Near, Polkadot (chờ Mainnet).

Tăng tính ứng dụng của DAO token cho nhiều thực thể tham gia

Đây là ý tưởng mình học được từ mô hình của Polkastarter. Hiện tại DAO token chỉ được sử dụng bởi người dùng tham gia Launchpad, khiến DAO token chưa phát huy hết được ứng dụng của nó. Nếu có thể, DAO Maker nên áp dụng theo phương thức dành cho cả ba bên tham gia thay vì chỉ hai bên như hiện nay.

Với phương thức áp dụng mới, DAO Maker sẽ là nền tảng có 3 thực thể tham gia:

  • Dự án (Project): Dự án cần stake DAO để có thể tham gia mở bán token (huy động vốn) trên DAO Maker. DAO có thể được stake trước hoặc sau khi mở bán, stake theo số lượng cụ thể hoặc % giá trị số vốn huy động được.
  • Người dùng (User): Để có thể tham gia mở bán, người dùng cần stake một số lượng DAO để có vé tham dự. Đây là phương thức đang áp dụng ở DAO Maker và hầu hết các nền tảng Launching Platform.
  • Hội đồng kiểm duyệt dự án (Review Council): Sẽ có 2 option: Option 1 - Tổ chức bên thứ 3: Đây là ý tưởng đến từ dự án Polkastarter, thay vì kiểm duyệt tập trung 100%, họ có thể tạo hội đồng kiểm duyệt phi tập trung, san sẻ quyền kiểm duyệt dự án cho các quỹ đầu tư và sàn giao dịch miễn là họ stake đủ số lượng DAO để đề xuất hoặc biểu quyết.Option 2 - Người dùng: Tương tự như cách Binance cho phép người dùng vote để chọn dự án được listing. Bằng cách phi tập trung hóa DAO Maker, người dùng sẽ có động lực hold nhiều DAO hơn để có quyền quyết định các dự án được list.

Như vậy việc stake DAO không chỉ làm tăng Buy demand cho DAO mà còn mang lại lợi ích:

  • Dự án sẽ được hỗ trợ listing trên các sàn giao dịch là đối tác của DAO Maker.
  • DAO Maker tăng được tính uy tín trong cộng đồng quỹ đầu tư và liên kết được thêm đối tác.
  • Hội đồng kiểm duyệt có cơ hội đầu tư Launchpad với một Allocation nhất định.
  • Tăng độ tin tưởng cho người dùng tham gia Launchpad và thu hút người dùng mới.

Cơ hội đầu tư với DAO Maker

DAO Maker là dự án rất tiềm năng. Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để tham gia. Trong phần này, mình sẽ liệt kê ra một số outline quan trọng giúp bạn có vị thế tốt nhất khi đầu tư với DAO Maker.

Đầu tư vào DAO token

Theo góc nhìn cá nhân, DAO Maker vẫn là dự án rất tiềm năng và điều này có thể phản ánh giá trị lên DAO token. Trong roadmap của DAO Maker đã đề cập đến các sản phẩm DeFi Protocol có ứng dụng DAO token. Tuy nhiên, hiện tại DAO chỉ được ứng dụng ở sản phẩm Launchpad, chính vì thế mình chỉ so sánh tiềm năng của DAO với các dự án trong cùng lĩnh vực.

Anh em có thể so sánh chi tiết qua bảng phía trên. Nếu phải chọn 1 trong số 5 Launchpad để đầu tư thì mình sẽ chọn Polkastarter vì những tiêu chí sau.

  • Cơ hội tham gia IDO cao hơn vì tần suất ra mắt dự án mới cao hơn.
  • Mặc dù Marketcap của Polkastarter và DAO Maker bằng nhau nhưng FDV của Polkastarter lại nhỏ hơn rất nhiều => Polkastarter có “room” tăng trưởng cao hơn và không bị nhiều áp lực bán từ phía token được release.

Mình xin phép nhắc lại là mình không shill Polkastarter, mình đang so sánh và ví dụ cụ thể để anh em có thể nắm được hướng phân tích khi nhìn vào tokenomic cơ bản của một token.

Đầu tư DAO để tham gia IDO

Số slot tham dự mở bán của DAO Maker có phần cạnh tranh hơn Polkastarter, trung bình một đợt mở bán chỉ có khoảng 400 slot mua. Chính vì thế, mình sẽ lấy mức 3,000 DAO (tương đương Tranche 3 - 3,000 DAO Power) để làm ví dụ:

  • Vốn hold DAO: 3,000 DAO = $8,400 ($2.8/DAO; ngày 20/6/2021).
  • Vốn mua IDO token: Trung bình $500/đợt mở bán nếu trúng whitelist.
  • Số đợt mở bán: Max mua được 2 đợt/tháng (bị lock 15 ngày sau khi mua) => $1,000 vốn mua IDO.

Vậy để tối ưu nhất cho những anh em nào đầu tư DAO để tham gia IDO, anh em nên có số vốn vào khoảng $9,400 trở lên ($8,400 + $1,000).

Nếu anh em có số vốn dành việc tham IDO thấp hơn $8,400, điều này sẽ không phải là phương thức tối ưu. Anh em sẽ bị giam vốn khá lâu vì:

  • Token của các dự án mở bán IDO sẽ không được list sàn ngay (không thể bán token lấy vốn về).
  • Hold DAO sẽ là khoản hold lâu dài cho đến khi không còn nhu cầu tham gia IDO nữa, vì DAO Maker yêu cầu lock DAO 15 ngày nếu như đăng ký mua token thành công.

So với Polkastarter thì DAO Maker sẽ chiếm dụng vốn nhiều hơn gấp 4 - 5 lần. Chính vì thế anh em cần phải cân nhắc giữa Chiếm dụng vốn ít (Polkastarter) hoặc Tiềm năng tăng trưởng của dự án (DAO Maker).

Lưu ý về rủi ro

Lĩnh vực Launchpad là lĩnh vực bị tác động rất lớn bởi độ “hưng phấn” của thị trường. Anh em có thể thấy rõ qua những yếu tố sau:

  • Khả năng tăng trưởng của dự án được launch: Nếu như trong mùa uptrend như tháng 2/2021 vừa rồi, đa số các dự án Launch đều có mức tăng trưởng x10 x20 x30, thì trong thời điểm hiện tại, đa số các dự án chỉ x2 x3 x5.
  • Số lượng dự án được launch: Khi thị trường không xác định được hướng đi, đa số các dự án đều hoãn việc mở bán phát hành token vì không có động lực tham gia Launchpad từ cộng đồng.
  • Giá của Lauchpad token: Những Launhpad token (DAO, POLS, POOLZ, BSCPAD,...) cũng bị ảnh hưởng không kém vì cộng đồng không còn độ “hưng phấn” để tham gia Launchpad.

Chính vì thế, anh em cần cân nhắc kỹ nhiều yếu tố về lợi ích và rủi ro khi tham gia vào lĩnh vực Launchpad. Nếu anh em có số vốn nhàn rỗi và chấp nhận rủi ro thì có thể đầu tư vào những Launchpad Top-tier như DAO Maker và Polkastarter.

Nếu thị trường có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, nhà đầu tư có khả năng lãi kép vì:

  • Mua được Launchpad token với giá rẻ hơn ⇒ Tăng số lượng token và khả năng trúng whitelist.
  • Mua được Launchpad token với số lượng nhiều hơn ⇒ Phòng trừ hợp nền tảng yêu cầu stake số lượng nhiều hơn.
  • Kiếm được lợi nhuận trong lúc thị trường downtrend (vì dự án launch trên DAO Maker có hiệu suất tăng trưởng và giữ giá rất tốt.

Vậy đâu là những tiêu chí để mình nhận định DAO Maker là launchpad top tier hiện nay. Mời anh em xem phần tiếp theo.

Tiềm năng của DAO Maker trong tương lai

Tính tới thời điểm hiện tại DAO Maker vẫn là nền tảng Launchpad hàng đầu hiện nay cùng với Polkastarter. Điều này được đánh giá qua các tiêu chí sau:

Tiềm lực của DAO Maker

Theo góc nhìn cá nhân, DAO Maker vẫn là dự án Top-tier trong lĩnh vực Launchpad. Trong roadmap của DAO Maker có đề cập họ sẽ ra mắt DEX và Lending Protocol trong Q2/2021. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại mình vẫn chưa thấy họ có dấu hiệu sẽ phát triển chúng. Anh em có thể theo dõi roadmap của dự án qua ảnh dưới đây.

Số lượng dự án launch

Dưới đây là thống kê số lượng dự án được launch trên các Launchpad:

  • Polkastarter: 60.
  • DAO Maker: 45.
  • Poolz Finance: 38.
  • BSCPad: 39.
  • Paid Network: 37.
  • DuckStarter: 33.

Số lượng dự án được launch trên các launchpad cho thấy độ uy tín của họ trong việc hỗ trợ các dự án gọi vốn thành công.

Trên thị trường, DAO Maker đang kém hơn Polkastarter về tần suất launch dự án mới cũng như số lượng dự án. Tuy nhiên, nếu xét về yếu tố chất lượng dự án, DAO Maker đang vượt mặt Polkastarter (chi tiết phía dưới).

Tỷ lệ tăng trưởng và sức hút của các dự án mở bán IDO

Tỷ lệ tăng trưởng của các dự án mở bán trên DAO Maker là 15x, thấp hơn so với con số trung bình 20x của Polkastarter. Tuy nhiên nếu xét về những dự án tăng trưởng mạnh nhất và khả năng giữ giá tốt hơn thì DAO Maker đang có hiệu suất tốt hơn Polkastarter.

Dự án tăng trưởng mạnh nhất DAO Maker là Launchpad có các dự án tăng trưởng vượt bật so với những dự án còn lại, điển hình như Orion Protocol (280x), OpenPredict (125x), My Neighbor Alice (318x),...

Khả năng giữ giá: Sau đợt sập ngày 19/5/2021 vừa rồi, giá của những token launch trên Polkastarter đa số bị sụt giảm mạnh về mức x2 hoặc huề vốn nhưng token launch trên DAO Maker vẫn có thể giữ mức x5 trở lên so với giá mở bán.

Anh em quan tâm thì có thể tìm hiểu thêm các dữ liệu qua từng đợt sập mạnh của toàn thị trường tại: Bitcoin sập - Thị trường sập & Quá trình hồi phục tạo đỉnh mới

Độ uy tín của các dự án launch trên DAO Maker

Theo góc nhìn cá nhân, các dự án được launch trên DAO Maker chỉ có độ uy tín thấp hơn CoinList, còn lại đều vượt qua tất cả các launchpad khác bao gồm cả Polkastarter. Mình đánh giá điều này qua 3 tiêu chí:

  • Investor: Đa số các dự án mở bán trên DAO Maker đều có dàn investor “hùng hậu” hơn dự án mở bán trên Polkastarter. Ví dụ OpenOcean được đầu tư bởi Binance, Multicoin,...; Cere Network được đầu tư bởi Binance, NGC Capital, Kenetic,... Chỉ còn rất ít nhà đầu tư mà các dự án chưa tiếp cận được như Coinbase Ventures, Alameda, Hashed,...
  • CEX Listing: Nếu như đa số các dự án ở Polkastarter chỉ được listing ở Uniswap (permissionless) hoặc các CEX nhỏ, thì đa số các dự án mở bán trên DAO Maker đều được list sàn có uy tín, chiếm phần lớn là 3 sàn Kucoin, Gate và MXC. Riêng hai dự án Orion Protocol và My Neighbor Alice được list Binance (Polkastarter không có dự án được list Binance trừ POLS).
  • Khả năng tăng trưởng và giữ giá của dự án launch trên DAO Maker: Các dự án Launch trên DAO Maker đều giữ được mức giá dương so với giá mở bán SHO. Thậm chí, trải qua đợt sập ngày 19/5/2021, các dự án launch trên Polkadot có thể về sâu hơn giá bán, còn DAO Maker thì không (chi tiết phía trên).

So sánh giữa DAO Maker, Polkastarter & CoinList

Ở những phần lập luận phía trên mình đã so sánh khá nhiều về Polkastarter, DAO Maker và CoinList. Dưới đây mình lập ra bảng thống kê lại để anh em có thể dễ hình dung hơn. Mình sẽ đánh giá 3 dự án như sau:

  • Số lượng dự án launch: Polkastarter > DAO Maker > CoinList.
  • Mức độ decentralized: Polkastarter > DAO Maker > CoinList.
  • Độ cạnh tranh tham gia: CoinList > DAO Maker > Polkastarter.
  • Độ uy tín, tăng trưởng và phát triển bền: CoinList > DAO Maker > Polkastarter.

Kết luận

Mình sẽ tổng kết lại những ý quan trọng nhất cũng như đưa ra góc nhìn cá nhân ở phần này.

Theo góc nhìn cá nhân, DAO Maker là dự án Launchpad Top-tier hiện tại và họ đủ tiềm lực để có thể launch tiếp rất nhiều dự án tiềm năng, tuy nhiên mình sẽ đánh giá về DAO Maker theo cả hai hướng để anh em có thể đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.

Góc nhìn chưa tốt:

  • Tỷ lệ cạnh tranh ở DAO Maker cao và tỷ lệ chiếm dụng vốn cao hơn Polkastarter gấp 4-5 lần ⇒ Giam vốn người dùng.
  • FDV của DAO Maker quá cao so với đối thủ trong cùng lĩnh vực (POLS - $94 triệu, DAO - $925 triệu, Paid Network - $230 triệu) ⇒ Không tạo động lực cho holder vì Marketcap quá lớn sẽ khó tăng trưởng.
  • DAO Maker chậm trễ trong quá trình ra mắt sản phẩm và triển khai Multichain để tấn công các thị trường tiềm năng ⇒ Bị đối thủ khác chiếm thị phần.
  • DAO token chưa phát huy được tính ứng dụng của mình.

Góc nhìn tích cực:

  • Các sự kiện mở bán trên DAO Maker đều mang lại tỷ suất lợi nhuận cao và giữ giá tốt trong thị trường điều chỉnh.
  • DAO Maker mở bán các dự án rất đều với tần suất ổn (2 - 3 IDO/tuần).
  • Dự án launch trên DAO Maker có uy tín cao vì có backer và investor uy tín.
  • DAO Maker hoàn toàn có tiềm lực để người dùng kỳ vọng về sản phẩm mới (DEX & Lending,…).

Vậy là mình đã hoàn thành phân tích về mô hình hoạt động của DAO Maker, sau bài viết này, mình hi vọng anh em sẽ hiểu được ưu nhược điểm của dự án cũng như cách họ sẽ tạo giá trị cho DAO token. Chúc anh em có quyết định đầu tư sáng suốt!

RELEVANT SERIES