SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích mô hình hoạt động của dự án Serum

Phân tích cơ chế hoạt động từng sản phẩm của Serum bao gồm: Serum DEX, GUI sharing, Pools để hiểu hơn về ý tưởng: Mọi giá trị đều đổ về Serum!
Avatar
Duy Nguyen
Published Jul 03 2021
Updated Jun 08 2023
12 min read
thumbnail

Serum là nơi nhận được nhiều giá trị nhất trong toàn hệ sinh thái được phát triển xung quanh dự án. Hệ sinh thái Serum còn khá non trẻ với số ít dự án có sản phẩm.

Lượng giá trị được tạo ra cho SRM hiện tại là không nhiều, nhưng có tiềm năng tăng trưởng lớn trong tương lai.

Thông tin cần biết về Serum

Serum là sàn giao dịch phi tập trung (DEX - Decentralized Exchange) sử dụng Order Book làm trung tâm (central limit order book - CLOB) được xây dựng trên Solana blockchain. Tuy nhiên, đây không phải chỉ là một sàn Order-book thông thường, với thiết kế đặc biệt, dự án giống như biển lớn thu hút giá trị từ các con sông (dự án) được phát triển trên hệ sinh thái Serum.

Mô hình hoạt động & các sản phẩm của Serum

Serum tập trung vào việc phát triển một sản phẩm duy nhất và đi kèm đó là những thiết kế đặc biệt về cấu trúc giúp capture value lại cho Protocol.

Tổng quan về các sản phẩm của Serum bao gồm:

  • Serum DEX.
  • GUI sharing.
  • Pools.

Chúng ta sẽ lần lượt phần tích từng thành phần của Serum với 3 khía cạnh chính:

  • Thành phần đó là gì?
  • Mô hình hoạt động của thành phần đó.
  • Cách Serum capture value cho SRM token.

Đầu tiên ta cùng tìm hiểu về Serum DEX- sản phẩm chính của dự án.

Serum DEX

Về mặt thiết kế, Serum giống như các sàn order-book thông thường mà chúng ta hay giao dịch hiện nay như Binance, FTX,...

Sẽ có 2 thành phần chính tham gia vào Serum:

  • Maker (Người bán): Tạo ra giao dịch.
  • Taker (Người mua): Mua tài sản.

Serum sẽ tính phí cho mỗi giao dịch thành công của Maker và Taker.

Mô hình của Serum DEX sẽ hoạt động theo 3 bước chính như sau:

(1) Maker tạo giao dịch mua bán trên Serum order-book.

(2) Taker sẽ lấy giao dịch này từ maker, hay nói cách khác Taker sẽ mua hoặc bán token theo điều kiện từ phía maker.

(3) Khi khớp lệnh với Maker, Taker sẽ nhận hoặc bán được token. Serum DEX sẽ thu của Maker 0.03% phí khi tạo một giao dịch và Taker 0.22% phí khi lấy thành công một giao dịch.

(4) Số phí này sẽ được sử dụng như sau: 

  • 68% dùng để mua và đốt SRM trên thị trường.
  • 20% dùng để chia sẻ doanh thu cho các dự án host GUI của Serum (sẽ nói chi tiết ở phần sau).
  • 10% dùng để mua lại SRM và phân bổ cho stakers.
  • 2% dùng để phát triển hệ sinh thái.

Cách Serum capture value cho SRM holder

Những nổi bật trong thiết kế model của Serum DEX:

  • SRM holders sẽ được chia sẻ một phần lợi nhuận từ doanh thu của Serum Dex khi staking. Serum càng phát triển và thu hút được nhiều phí giao dịch ⇒ Lượng phần thưởng được chia sẻ cho Serum staker ngày càng nhiều. Ngoài ra, phần lớn phí được dùng để đốt SRM sẽ giúp cân bằng lượng token đang lưu thông
  • Bên cạnh đó, khi hold SRM người dùng sẽ được giảm phí taker/maker.

Note: 1 Basis Points (bps) = 1/100 của 1% hay 0,01%.

  • Hold < 100 SRM: 22bps / -3bps.
  • Hold 100 SRM: 20bps / -3bps.
  • Hold 1,000 SRM: 18bps / -3bps.
  • Hold 10,000 SRM: 16bps / -3bps.
  • Hold 100,000 SRM: 14bps / -3bps.
  • Hold 1M SRM: 12bps / -3bps.
  • Hold 1 MSRM: 10bps / -5bps.

Serum DEX là sản phẩm chính của dự án, nhưng thứ kỳ diệu của Serum nằm ở thiết kế đặc biệt đằng sau giúp tăng khả năng kết hợp (interoperability) lên một tầm cao mới, và ở phần tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về những thiết kế này.

GUI Sharing

Serum cho phép các dự án có thể host GUI (graphical user interface) của Serum và phát triển lên các sản phẩm phù hợp cho dự án của mình. Hay nói cách khác, các dự án có thể bê UI của Serum sang và tùy chỉnh chúng chứ không cần phải code lại từ đầu.

Hiện tại có rất nhiều dự án đang sử dụng Serum GUI như: Mango Market, SamoDex, OpenSerum,… và một vài dự án tiềm năng tuy chưa ra sản phẩm nhưng cũng đã leak về UI giống của Serum như PsyOptions và Zeta Markets.

Vì sao lại phải copy + paste nhiều “Serum” đến thế?

Việc host GUI giúp các dự án thuận tiện hơn rất nhiều trong việc phát triển và có độ bảo mật được kế thừa từ Serum. Mỗi dự án tuy có thể có giao diện giống nhau nhưng lại có cho mình một hướng phát triển khác.

Ví dụ: 

  • Mango market tập trung phát triển mảng margin trading, người dùng lên Mango để thực hiện giao dịch có đòn bẩy.
  • Open Serum, Samo Dex lại hỗ trợ việc giao dịch các loại meme token hoặc token low cap.

Tuy việc bê GUI sang là đơn giản nhưng tồn tại rất nhiều cạnh tranh, nếu như dự án không chịu build sản phẩm cho bản thân thì sẽ bị bỏ lại phía sau và sẽ không tạo ra giá trị cho mình. 

Ở thời điểm hiện tại dự án thành công nhất từ việc host GUI của Serum là Mango Market. Tạo ra sự khác biệt cho bản thân, phát triển sản phẩm nhanh, sàn giao dịch margin này đang có nhiều kết quả khả quan. Tổng giá trị tài sản được deposit vào Mango market đã lớn hơn $20 M trong một khoảng thời gian ngắn.

Cách GUI Sharing capture value cho SRM holder

GUI sharing không tạo giá trị trực tiếp cho SRM holder nhưng nó là một công cụ lợi hại để thu hút các dự án phát triển trên Serum. Ngoài ra các dự án host GUI của Serum cũng sẽ được chia sẻ một phần doanh thu từ Serum DEX.

Vì sao các dự án đã bê nguyên GUI của Serum sang lại còn được chia sẻ doanh thu? 

Điều này nằm ở thiết kế đặc biệt của Pools, nền tảng thật sự của Serum và khi kết hợp với GUI Sharing, Serum trở thành nơi thu hút mọi giá trị từ hệ sinh thái.  

Pools

Pools là một phần cốt lõi trong DeFi và đóng vai trò không thể thiếu trong các nền tảng AMM, Lending/Borrowing, Yield Farming, Synthetic Assets, Bảo hiểm, và hàng loạt lĩnh vực khác.

Nói đơn giản, pools là nơi chứa tài sản và được khóa lại bên trong smart contract. Tương tự như việc đưa tiền vào ngân hàng, ngân hàng sẽ dùng số tiền đó để cho vay và trả lãi suất cho người gửi hay việc các công ty bảo hiểm sử dụng tiền của số đông gửi vào để trả cho số ít gặp sự cố. Các pools sẽ được sử dụng để phục vụ những mục đích khác nhau của dự án.

Để hiểu hơn về pools và đi sâu hơn vào vai trò cũng như những thứ có thể phát triển trên pools, anh em tham khảo bài viết: Pools - Nền tảng thực sự trong DeFi và Case Studies Serum (SRM)

Nhờ thiết kế đặc biệt của Serum, các Protocol phát triển trong hệ sinh thái có thể dễ dàng kết hợp với Serum Order-book, từ đó làm tăng thanh khoản cho dự án của mình và tạo trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Ví dụ: 

Bên A muốn swap $10,000 USDC sang $RAY, lúc này Raydium sẽ pricing trên cả Ray và orderbook của Serum. Giả sử lệnh swap trên Raydium anh em nhận về $9,800 trị giá RAY, còn nếu fill lệnh trên orderbook của Serum được $9,900 trị giá RAY thì Raydium sẽ chọn thực hiện giao dịch thông qua Orderbook của Serum.

Một ví dụ khác, nếu anh em giao dịch trên Mango Market thì có thể thấy rằng dự án hoàn toàn không tính phí giao dịch của người dùng, loại phí duy nhất người dùng phải chịu là phí giao dịch của Serum order-book. Điều này là do tuy giao dịch trên Mango nhưng anh em thực chất là đang tương tác với các lệnh order trên Serum DEX. 

Cách Pools capture value cho SRM holder

Việc chia sẻ giao dịch này giúp người dùng tiếp cận được một nguồn thanh khoản tốt hơn. Càng nhiều dự án tận dụng Order-book của Serum thì lượng phí Serum nhận về sẽ càng lớn. Ngoài ra, SRM có thể được sử dụng với nhiều use cases khác nhau như: giảm phí giao dịch (Mango Market), Farming (Raydium),... ⇒ Capture nhiều value cho SRM holders.

Tuy nhiên, như mình đã đề cập trong bài viết tổng quan về DeFi trên hệ sinh thái Solana, lượng thanh khoản trên Solana hiện đang rất mỏng. Mặc dù với Serum dự án sẽ được lợi nhiều nhất, nhưng đối với các protocol khác, việc chia sẻ giao dịch sẽ khiến thanh khoản bị phân mảnh. Từ đó làm giảm sức hấp dẫn của các dự án build trên Serum

Serum Tokenomics

Có thể thấy Serum là một dự án long-term, càng nhiều dự án phát triển trong hệ sinh thái, giá trị được đổ về Serum càng nhiều. Do đó dự án đã chọn một tokenomics với số lượng tổng cung rất lớn (10 tỷ SRM) và lịch khóa lên đến 7 năm.

Tuy nhiên với việc FDV quá cao, dẫn đến tình trạng e ngại của nhà đầu tư, và việc token sẽ bắt đầu được mở khóa trong tháng 8 cũng là một yếu tố mà anh em cần quan tâm.

Tổng lượng SRM bị đốt khỏi nguồn cung là hơn 1,5 triệu token tính từ tháng 10 năm 2021, con số này là không đáng kể, tuy nhiên khi các mảnh ghép dần hoàn thiện, ta có thể kỳ vọng SRM sẽ thu hút được nhiều giá trị hơn.

Tổng quan về cách hoạt động của Serum

Sau khi đã phân tích cách hoạt động của Serum và những thành phần trong protocol, chúng ta có được mô hình hoạt động như sau:

Mô hình hoạt động trên đã biến Serum order-book thành trung tâm và phát triển bên trên là các sản phẩm khác nhau như AMM, Derivative,… Mọi protocol và người dùng sẽ được tiếp cận nguồn thanh khoản tập trung trên order-book của Serum, và Serum sẽ nhận lại giá trị từ các dự án.

Flywheel của Serum: Càng nhiều dự án tốt được build trên Serum và thu hút người dùng ⇒ Serum càng nhận được nhiều giá trị ⇒ Nhu cầu mua SRM tăng ⇒ Tận dụng SRM với nhiều use cases từ các dự án trong hệ sinh thái như giảm phí giao dịch, sử dụng SRM để đi farm hoặc làm tài sản thế chấp,... ⇒ Các dự án trong hệ sinh thái càng thu hút thêm người dùng. 

Flywheel Serum

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được Serum hiện tại ngoài việc muốn tạo ra một FTX mới on-chain Serum còn tham vọng phát triển thêm nhiều mảng khác như gaming, social.

Cộng với việc các dự án nhận được grant của Serum và đang hoặc sẽ có sản phẩm phát triển để hỗ trợ việc sử dụng Serum, dự án như một gã khổng lồ đang ngủ yên và chờ cơ hội để bùng nổ trong tương lai

Cơ hội đầu tư vào Serum

Với ý tưởng “trăm sông đổ về một biển, mọi giá trị đổ về Serum”, SRM chính là token sẽ nhận nhiều giá trị nhất. Tuy nhiên như mình đã nói ở trên, hệ sinh thái hiện tại chưa có nhiều dự án có sản phẩm, lượng SRM bị đốt là minh chứng cho việc Serum vẫn chưa capture được quá nhiều giá trị từ các “con sông” khác. 

Nếu tính trước đợt sụp mạnh vừa qua của thị trường, volume giao dịch của sàn order-book này giao động từ 50 đến hơn $100M/ngày. Một con số ấn tượng với một sàn DEX order-book. Tuy nhiên, ngay khi thị trường đổi hướng, anh em có thể thấy khối lượng giao dịch giảm rất mạnh và không khóa được dòng tiền trong hệ sinh thái 

Thêm vào đó là tổng cung và FDV của SRM là rất cao nên chúng ta cần cân nhắc thật kỹ trước khi đầu tư.

Bên cạnh đó ta cũng nên quan tâm những dự án có sản phẩm chủ chốt trong hệ sinh thái (margin trading, options,..), và các mảnh ghép nền tảng cần thiết như oracle,...

Kết luận 

Serum là một dự án đầy tham vọng trên hệ sinh thái Solana mà nếu thành công sẽ là một đột phá lớn trong cả giới Crypto.

Tuy Serum hiện tại chưa capture được nhiều value, nhưng với số dự án đang được phát triển và tận dụng order-book của Serum ngày càng nhiều, ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một tương lai khi những con suối trở thành con sông và ao làng trở thành biển lớn. 

RELEVANT SERIES