SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Pools - Nền tảng thực sự trong DeFi và Case Studies Serum (SRM)

Bài viết tìm hiểu về pools và phân tích về pools trong hệ sinh thái Serum.
Avatar
Duy Nguyen
Published Mar 24 2021
Updated Jun 06 2023
13 min read
thumbnail

Quick take

  • Pools là nền tảng thực sự trong DeFi, chúng đóng vai trò không thể thiếu trong các nền tảng AMM, lending/borrowing, yield farming, synthetic assets, bảo hiểm, và hàng loạt lĩnh vực khác.
  • Tác giả liệt kê tổng quan về pools và những ứng dụng của chúng trong DeFI.
  • Bên cạnh đó tác giả sẽ phân tích case studies về pools của Serum cũng như đưa ra nhận định về chiến lược phát triển của hệ sinh thái.

DeFi đang phát triển với một tốc độ rất nhanh với hàng loạt sản phẩm mới liên tục được phát triển và ra mắt. Ở thời điểm đầu tháng 1 năm 2020, chỉ tính riêng trên mạng lưới Ethereum, tổng giá trị tài sản khóa (TVL) đạt hơn 600 triệu đô và sau hơn 1 năm, con số đó có lúc lên tới gần 45 tỷ đô và hiện đang ở mức 39 tỷ đô.

Nhưng đâu là nguyên nhân giúp cho việc giãn nở này trở nên có thể? Một trong những công nghệ cốt lõi đứng đằng sau các sản phẩm hàng đầu hiện nay chính là pools.

Tổng quan về pools

Pools là một phần cốt lõi trong DeFi và đóng vai trò không thể thiếu trong các nền tảng AMM, lending/borrowing, yield farming, synthetic assets, bảo hiểm, và hàng loạt lĩnh vực khác.

Nói đơn giản, pools là nơi chứa tài sản và được khóa lại bên trong smart contract. Tương tự như việc đưa tiền vào ngân hàng, ngân hàng sẽ dùng số tiền đó để cho vay và trả lãi suất cho người gửi hay việc các công ty bảo hiểm sử dụng tiền của số đông gửi vào để trả cho số ít gặp sự cố. Các pools sẽ được sử dụng để phục vụ những mục đích khác nhau của dự án.

Những thứ có thể phát triển trên Pools

AMM

Ý tưởng đằng sau AMM là tạo ra một nơi chứa tài sản (pools). Thay vì người dùng phải giao dịch Peer-to-peer như trên các sàn order-book. AMM cho phép họ giao dịch peer-to-contract (đổi tài sản lấy tài sản trong pool).

Uniswap là ví dụ tiêu biểu của việc sử dụng pools, những nhà cung cấp thanh khoản (LP) cho 2 loại token có giá trị bằng nhau vào các pools từ đó tạo ra một thị trường. Khi có ai muốn mua token, họ sẽ thực hiện giao dịch trên Uniswap và nhận về token trong pool. 

Để đổi lại cho việc cung cấp thanh khoản, LP sẽ nhận được LP token và sẽ được chia sẻ phí giao dịch tỷ lệ với lượng thanh khoản họ đóng góp trong pools.

Các AMM hàng đầu trong các mạng lưới:

  • Ethereum: Uniswap, Sushiswap, Curve, Bancor, Balancer.
  • Binance Smart Chain: PancakeSwap, BakerySwap, BurgerSwap
  • Solana: Raydium, Orca.

Đọc thêm: Cuộc chiến AMM giữa các Blockchain

Staking

Tương tự như việc cung cấp thanh khoản nội bộ, người dùng gửi token vào pool bên trong protocol. Protocol đó có thể làm các công việc liên quan như stake ETH vào Ethereum 2.0 để tăng độ bảo mật hay stake SOL trên mạng lưới Solana để làm validator. Protocol sẽ thưởng token của protocol cho những ai stake.

Lending/Borrowing

Ý tưởng đằng sau là tạo ra một nơi chứa tài sản để người dùng có thể vay/cho vay trực tiếp trên nền tảng. Lãi suất sẽ thay đổi tùy theo cung cầu trên thị trường. Bên cạnh đó tài sản thế chấp cũng sẽ được gửi vào pool để đảm bảo an toàn cho bên cho vay.

Người dùng gửi tài sản muốn cho vay vào pools của các lending platform như Compound và Aave. Người vay sẽ thế chấp tài sản của mình và vay số token từ pools đó, khi trả lại số token đã vay + lãi thì có thế lấy lại tài sản thế chấp

Người cho vay sẽ nhận về những token tượng trưng (cToken, aToken). Khi đốt sẽ có thể lấy lại tài sản gửi vào pools + lãi.

Anh em có thể xem thêm những phân tích tổng quan về Lending and Borrowing cùng Series DeFi Lego tại: Phần 1, Phần 2

Aggregators

Ý tưởng của Aggregators là tạo ra một nơi chứa tài sản, số tài sản đó sẽ được dùng để tham gia các tác vụ khác nhau tùy mục đích của dự án.

Pools là căn bản của các platform tổng hợp như Yearn, nơi người dùng đưa tài sản vào pools, số tài sản đó sẽ được mang đi tạo yield.

Lưu ý rằng nhiều platform chấp nhận các pool tokens (các token nhận lại sau khi đã gửi token vào pool). Số pool tokens đó có thể gửi sang các pools khác và nhận lãi suất. Ví dụ LP token của Uniswap có thể được cho vay trên Cream để tạo thêm lãi suất.

Synthetix Assets

Việc đào ra các synthetic assets trên blockchain cũng dựa vào pools. Người dùng gửi tài sản thế chấp vào pool, liên kết với dữ liệu ngoài đời từ những nguồn oracle đáng tin cậy và tạo ra synthetic token được gắn với bất kỳ tài sản nào mong muốn.

Đọc thêm: Góc nhìn: Tài sản tổng hợp (Synthetic assets) theo cặp BTC

Others

Bên cạnh đó pools có vai trò rất quan trọng tới nhiều mảnh ghép khác trong DeFi như:

  • Bảo hiểm: Những người muốn được bảo hiểm gửi tài sản vào một pool, khi có sự cố xảy ra, số tài sản trong pool đó sẽ được chia cho người gặp sự cố.
  • Trance: Một đột phá mới trong DeFI cho phép tùy chỉnh rủi ro và lợi nhuận. Ý tưởng đằng sau là gửi tài sản đến các pools có chiến lược farm với mức độ rủi ro và lợi nhuận khác nhau.
  • Và còn rất nhiều mảnh ghép khác…

Pools trong hệ sinh thái Serum

Serum (đã launch)

Serum được nói là sàn giao dịch order books nhưng về bản chất dự án là một pool chung chứa tài sản của cả Serum và của tất cả các pools ở trên nó (sẽ giải thích rõ ở phần sau).

Hiện tại Serum có 51 pools (xem tại đây). Nhưng nếu loại đi những pool không có thanh khoản thì còn 32 pools.

Việc tạo pool trên Serum tương đối đơn giản và một lần tạo pool mất từ 10-15 SOL.

Why order-books?

Order books là model giao dịch đã được kiểm chứng và chứng minh hiệu quả từ tài chính truyền thống. Giá sẽ khớp theo lệnh của bên mua bên bán và không có độ trượt giá như AMM hiện tại. Điều này là cần thiết nếu như muốn tiến đến mainstream khi khối lượng giao dịch đạt hàng trăm, nghìn tỷ đô la.

Hiện tại điều cản trở order books phát triển bao gồm: 

  • (1) Chi phí đắt đỏ và phải đợi lâu vì mỗi lần thực hiện giao dịch đều cần phải gửi lệnh on-chain. Điều này gây cản trở lớn với cả người dùng phổ thông và những nhà tạp lập thị trường.
  • (2) Nguồn thanh khoản không đủ do tệp người dùng DeFi hiện tại còn chưa lớn, nên việc filled lệnh giữa bên mua và bên bán gặp nhiều khó khăn.

Serum giải quyết được (1) do tốc độ xử lý cực nhanh và chi phí gần như cho từ blockchain Solana. 

Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề (2)? Câu trả lời nằm ở những sản phẩm còn lại trong hệ sinh thái.

Raydium (đã launch)

AMM được phát triển trên nền của Serum và sử dụng chung pool thanh khoản, có thể coi đây là Uni hay Sushi trên hệ sinh thái Ethereum. Đây là lý do Serum có thể được coi là một pool chung, các dự án phát triển trên Serum thu hút nguồn thanh khoản và đóng góp vào pool của hệ sinh thái. 

Vậy tại sao Serum có Serum Swap rồi mà vẫn thêm Raydium vào hệ sinh thái?

Nguyên nhân đơn giản là để các bên có thể tập trung phát huy điểm mạnh của mình. Điều tuyệt vời nhất của DeFi nằm ở khả năng kết hợp (interoperability), các dự án không phải “reinvent the wheels” mà có thể sử dụng từ những cái có sẵn. 

AMM chính là model giao dịch phù hợp nhất với DeFi hiện nay, lý do Raydium được phát triển trên nền của Serum và sử dụng chung pool thanh khoản nhằm giải quyết vấn đề (2) của Serum Dex. Vì vậy để Serum Dex phát triển Raydium phải phát triển và thu về nguồn thanh khoản.

Tuy nhiên hiện tại dự án vẫn chưa cho phép người dùng tự tạo pool như trên Uniswap.

Bonfida (đã launch) 

Pools trong Bonfida hiện tại có 2 loại: (1) index pools, (2) fundraising pools (VC pools).

  • (1) Index pools: Mục đích để người dùng tiếp cận một rổ tài sản trong khi chỉ nắm giữ một loại token. Pools hiện tại bao gồm Serum Ecosystem Pool và Holy Trinity Pool. Serum Ecosystem Pool chứa các token trong hệ sinh thái Serum (hiện tại có 6 token SOL, SRM, LQID, FIDA, MAPS, RAY) tỷ trọng sẽ được quyết định qua governance và sẽ tự động rebalance hàng tuần. Holy Trinity Pool (aka: Sam Pool) bao gồm 3 loại token SRM, SOL, FTT.
  • (2) Fundraising pools (VC pools): Ý tưởng đằng sau là cho phép người dùng mua với giá rẻ hơn 10% so với IEO nhưng số token đó phải bị khóa trong 1 năm. Về bản chất đây chính là giao dịch future, người có nhu cầu đưa tài sản vào pools với mức giá đặt ra từ trước và nhận về tài sản sau khi hết thời hạn. Bên cạnh đó việc index pool, pool chứa nhiều loại tài sản hoàn toàn có thể giúp các dự án sử dụng làm nền tảng để xây dựng các sản phẩm phái sinh.

Khác với các nền tảng fundraising như Polkastarter nơi dự án có thể yêu cầu và cộng đồng sẽ vote biểu quyết xem có nên list dự án không. Hiện tại việc tạo pool để raise fund trên Bonfida vẫn yêu cầu dự án phải ”connect” với team Bonfida. 

LQID - Governance token của pools

Supply: 500,000,000 LQID tokens.

LQID có thể được mua thông qua ecosystem pool, không có presale, không có team allocation. 100% LQID token được giữ bên trong hệ sinh thái. 

Khi tạo pool mới, người dùng sẽ set một fee rate (F) và được phân bổ như sau:

  • F/2.5 được phân bổ cho người dùng.
  • F/2.5 (min 0.01%) được phân bổ cho việc quản trị bằng LQUD.
  • F/5 (min 0.005%) được trả cho GUI host.

Chi phí trong pool (airdrops, buy/burms, grants,..) sẽ được quản trị bởi LQID token. Có nghĩa là người dùng set tỷ lệ % còn phí nhiều hay ít được quyết định thông qua LQID governance.

Điểm này tương tự mô hình kinh doanh công ty mẹ, công ty con. Công ty con toàn quyền với việc kinh doanh và gửi % lãi suất đã được đặt từ trước cho công ty mẹ. Điều này giúp tạo động lực phát triển đôi bên làm thế nào giúp tối đa lợi nhuận mang về. 

Oxygen (đã launch)

Oxygen là dự án kết hợp nhiều tính năng tài chính nền tảng nhất của DeFi, các tính năng này là: Yield Farming, Lending & Borrowing, sử dụng đòn bẩy để giao dịch,... 

Đây là mảnh ghép money market đầu tiên của Serum được phát triển trong hệ sinh thái Serum. Người dùng sẽ tạo pool, deposit tài sản thế chấp và sử dụng số tài sản thế chấp đó để đi vay tài sản khác. Tất cả những tính năng đó phụ thuộc vào các lending pools.

Bên cạnh đó Oyster Lending cũng là tên tuổi nổi bật mà ta nên chú ý. 

Derivative

Hiện tại về mảng Derivative đã có thông tin về khá nhiều dự án, nổi bật là Mango Market và PsyOptions.

Mango Market hỗ trợ giao dịch margin và được phát triển trên nền Serum. Người dùng gửi tài sản vào pools và cho bên sử dụng đòn bẩy vay. Phí duy nhất người dùng phải chịu là SRM. 

PsyOptions như tên gọi sẽ hỗ trợ giao dịch Options trong hệ sinh thái Serum.

Và còn rất nhiều dự án đang làm về các mảnh ghép còn thiếu trong hệ sinh thái, đặc biệt là những dự án dành giải trong hackathon gần đây.

Closing thought

Hiện tại ta có thể thấy rõ tham vọng xây dựng một hệ sinh thái kết nối toàn diện từ Serum thông qua pools. Nguyên lý ngàn nhánh đổ về trăm con sông, trăm sông đổ về 1 biển có thể sử dụng để miêu tả tham vọng của Sam trong việc sử dụng pool trong hệ sinh thái.

Đặc điểm nổi bật của Serum là cho phép tùy chỉnh các pools. 

Ví dụ: 

  • Tùy chỉnh AMM với curve khác.
  • AMM được giao dịch trên nền orderbook (Raydium).
  • Kiểm soát số tài sản được lấy ra để thực hiện borrowing/lending.
  • Margin AMM, kết hợp AMM và borrowing/lending.
  • Các tính năng khác như: tính phí khi rút thanh khoản, khóa token với timer,..

Điều này sẽ tạo ra sự linh hoạt cho các sản phẩm trong hệ sinh thái Serum, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại các KEY BLOCKS trong hệ sinh thái vẫn ở giai đoạn sơ khởi và chưa thu hút được nhiều người dùng, bên cạnh đó các sản phẩm đang được phát triển trên pool vẫn chưa thực sự decentralized.

Bài viết được tham khảo từ What are pools cộng thêm vốn hiểu biết của tác giả. Link gốc xem tại đây.

RELEVANT SERIES