Warp Finance sẽ mở đường cho thanh khoản trên Layer 2?
Ở bài viết trước, mình có nêu một vài cảm nhận cá nhân về Unit Protocol, thì ở bài này, mình muốn nhấn mạnh hơn về một vấn đề khá phổ biến nhưng ít ai chú ý, và hướng giải quyết của một dự án. Đó là gì?
Đọc thêm: Góc phân tích: Unit Protocol là mảnh ghép quan trọng trong DeFi?
Phần thưởng đi kèm của Yield farming
Trở lại câu chuyện vào khoảng tháng 7-8/2020, Yield farming là một cái gì đó nghe khá mới lạ, từ 20-30%, đỉnh điểm lên đến con số hàng trăm, thậm chí hàng nghìn phần trăm, con số gần như không tưởng ở thế giới thực. Người người, nhà nhà bỏ token vào farm với ý định nhanh chóng đổi đời, nên Total Value lock (TVL) đã tăng trưởng một cách đột biến.
Hình trên được lấy từ DefiLlama.com, có thể thấy TVL vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại dù trend Yield farming đã đi được nửa năm.
Có lẽ lý do là người dùng bắt đầu nhận ra ngoài việc mua xong để đó chời bán, tiền của mình có thể “sinh ra” tiền. Nghĩa là từ $1,000 SUSHI mua ở giá $1, bán khi SUSHI giá $10, tức là được $10,000; nhưng với SushiSwap, người dùng có thể khóa SUSHI để nhận được phí giao dịch mà đến khi SUSHI $10 vẫn có thể bán được
...Kèm theo đó là LP token.
Vấn đề của LP token
Mình đùa đó, LP token làm gì có vấn đề, nó còn là thứ hữu ích nữa là khác. Dành cho ai chưa bao giờ farm thì LP token là một chứng nhận cho việc anh em đã khóa tài sản của mình nhằm kiếm lợi nhuận, có thể là phí giao dịch, có thể là token nào đó. Nên không có LP token thì lấy gì đối chứng để rút lại tài sản đang farm?
NHƯNG, nếu nghĩ kỹ, thì LP token cũng là “nước đi” cuối cùng của một khối tài sản: Bỏ vào protocol, khóa lại, hết.
Điều này dẫn đến sự lãng phí vô cùng lớn, khi $71B TVL (tính đến ngày 24/3) đã bị khóa lại, không thể đi đâu được. Đó là lý do cần có một giải pháp có thể “khai thông” dòng chảy thanh khoản này.
Tóm lại, LP token là phải có, vấn đề là giải pháp.
Giải pháp là gì?
Lúc mình viết bài, thì đây là một câu chuyện không còn mới nữa, nên đã có khá nhiều dự án làm về mảng này. Một vài cái tên có thể kể đến như: Bao Finance, Lido Finance, StaFi,...
Những dự án này cho phép anh em Stake vào một protocol, sau đó nhận về các token đặc trưng của dự án như rDOT (stake DOT), stETH,... Và các token này có thể dùng cho các việc khác như một token chính hiệu: Lending, mua bán,...
Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những token có nhu cầu lock rất nhiều, cụ thể là DOT. Nếu anh em chưa biết thì sắp tới là Polkadot ra mắt mainnet, dẫn đến rất nhiều dự án đang chuẩn bị cho việc đấu giá Parachain.
Để đấu giá thành công Parachain phải cần rất nhiều DOT, thậm chí việc Crowdfunding gần như là giải pháp cho các dự án, họ phải dùng chính native token của mình để đổi lấy DOT từ cộng đồng.
Và lúc này, rDOT của Stafi sẽ giúp số DOT này vẫn được “trôi nổi” trên thị trường (thực chất rDOT nguyên bản không dùng cho việc đấu giá Parachain, nhưng các dự án có thể sử dụng Staking contract của Starfi để tạo ra một “rDOT” của chính dự án cho việc này).
Đọc thêm về cơ chế đấu giá Parachain của Polkadot với bài viết: Đấu giá Parachain của Polkadot - Ảnh hưởng tới giá DOT như thế nào?
Warp Finance và tính năng mới
Warp Finance - Dự án cho phép người dùng có thể Stake LP token để nhận về Stablecoin cũng nhằm giải quyết vấn đề nói trên. Sẽ không có gì đặc biệt, nếu như dự án gần đây không cho ra mắt một tính năng khá hay, đó là “vay mượn xuyên không”: Dùng tài sản trên Layer 1 để thế chấp nhận về tài sản trên Layer 2, và ngược lại.
Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với tình hình hiện tại, dù cho các Layer 2 đang trên đà phát triển rất tốt, nhưng thực tế vẫn còn kém xa so với Layer 1: Ethereum blockchain, nên thanh khoản trên Layer 2 tương đối kém. Từ đó dẫn đến các dự án Lending trên Layer 2 vẫn chưa thật sự phát triển.
Quickswap là một AMM trên Poligon đã có một đợt tăng giá cực mạnh, đã từng có lúc từ $1 lên ~$500. Tuy nhiên, TVL hiện tại chỉ khoảng ~$100M, thấp hơn gấp 40 lần so với Uniswap và SushiSwap. Điều này có nghĩa là khả năng cao giá QUICK - token Quickswap tăng giá là do Polygon đang trở thành trend.
Nếu anh em chưa biết, thì Layer 2 có thể giảm đáng kể phí giao dịch, nhưng đổi lại là di chuyển tài sản từ các Layer rất lâu, thậm chí có thể tính bằng tuần. Do đó, với bản cập nhật mới của Warp Finance, tài sản sẽ được di chuyển qua lại giữa các Layer nhanh chóng mà vẫn đảm báo phí giao dịch rẻ. Từ đó dẫn đến việc lưu thông tài sản sẽ dễ dàng hơn cũng như TVL của Warp Finance cũng sẽ tăng lên.
Tìm hiểu thêm về các cơ chế của Layer 2 tại: Layer 2 là gì? Chìa khóa cho tham vọng mở rộng của layer 1
Tổng kết
Thanh khoản là một trong những vấn đề cơ bản nhất của DeFi nói riêng và tài chính nói chung, nên việc mở khóa thanh khoản theo nhiều hướng như Warp Finance sẽ là nền tảng để những dự án thiết yếu nhất của DeFi như Exchange hay Lending phát triển trên Layer 2.
Anh em nghĩ sao về Warp Finance? Có thể comment ý kiến của anh em bên dưới!
Disclaimer: Bài viết là quan điểm cá nhân, có thể đúng hoặc sai trong tương lai, không phải lời khuyên đầu tư, anh em phải có trách nhiệm với quyết định của mình