SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phantom Protocol (PHM) là gì? Toàn tập về tiền điện tử PHM

Phantom Protocol là gì? Tìm hiểu về những điểm nổi bật của Phantom Protocol và thông tin chi tiết về tokenomics của PHM token tại đây!
Avatar
hangduong
Published Sep 06 2021
Updated Jun 01 2023
5 min read
thumbnail

Phantom Protocol là gì?

Phantom Protocol là một giao thức chuỗi chéo tổng hợp các tài sản gọi là pAssets, người dùng Phantom có thể tạo pAssets thông qua việc gửi tài sản thế chấp, mở vị thế,... 

Bên cạnh đó, Phantom còn là giải pháp kết hợp NFT và DeFi nhằm hỗ trợ phát hành NFT. Sản phẩm NFT đầu tiên trên Phantom NFT Marketplace là Phantom Genesis NFTs, các NFT đấy được dùng làm phần thưởng đến các early users thông qua Campaign 21 triệu PHM Launchpool Mining. 

Giao diện website Phantom: phm.finance

Điểm nổi bật của Phantom Protocol (PHM)

Phantom có nhiều tính năng nổi bật như

  • Hỗ trợ tổng hợp tài sản đa thị trường: Tức là người dùng có thể không bị giới hạn phạm vi loại tài sản mà mình muốn (truyền thống và chính thống) như cryptocurrency, chứng khoáng, NFT,...
  • Có thể thế chấp đa dạng loại tài sản: Tham gia Phantom sẽ cho phép người dùng thế chấp nhiều loại tài sản để tạo ra các tài sản tổng hợp stablecoin, native coin, quality tokens, non-fungible (NFT).
  • Tích hợp Automated Market-Making (AMM).
  • Khả năng tương thích chuỗi chéo công khai: Bao gồm Conflux, Ethereum, Binance Smart Chain,… Khi giao dịch trên các nền tảng phổ biến còn giúp phí giao dịch được giảm đáng kể.

Cơ chế vận hành của Phantom 

Trong Phantom các tính năng cốt lõi nhất được xếp thành 3 phần gồm:

  • NFT Issuance (phát hành tài sản) bao gồm Token & NFT.
  • Hỗ trợ tài sản tổng hợp (Synthetic Asset) Multi-market.
  • Khả năng tương thích chuỗi chéo & AMM Liquidation.

Đi sâu vào từng tính năng mình sẽ dẫn chứng hình ảnh như sau:

NFT Issuance

Khi người dùng sử dụng Phantom Protocol, có thể dùng NFT và mint chúng thành token pNFT, add LP trên AMM và Traders có thể sử dụng như một token thế chấp tương tự các stablecoins trên AMM exchange.

Tài sản tổng hợp Phantom

Các loại stable coins sau sẽ được làm tài sản thế chấp & tạo ra một pAssets (tài sản tổng hợp).

Khả năng tương thích chuỗi chéo

Thông qua cầu nối, người dùng trên Phantom có thể liên kết với các cổng khác nhau như Ethereum, BSC, Polkadot, Tron, Near & Heco. 

Việc làm này nhằm luân chuyển tài sản giữa các chain mà còn mở rộng lượng người dùng ở nhiều chuỗi công khai, giúp users ở Phantom có thể tương tác với nhiều dịch vụ hơn.

AMM Liquidation 

Cơ chế thanh lý chênh lệch giá & cơ chế thanh lý dựa theo AMM sẽ được ứng dụng trong nền tảng, nhằm mở rộng thanh khoản và giảm thiểu các khoản nợ không kịp thanh lý.

Ngoài ra còn có 2 tính năng khác là:

  • Phantom Empowering e-Sport & Gaming.

  • Giao thức tổng hợp trên Phantom.

Thông tin Token Phantom Protocol (PHM)

Key Metrics PHM

  • Token Name: Phantom Protocol.
  • Ticker: PHM.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Token Standard: ERC-20.
  • Contract: 0x4399AE7538c33cA24edD4C28C5dd7Ce9a80acF81
  • Token Type: Utility, Governance.
  • Total Supply: 10,000,000,000.
  • Circulating Supply: Updating...

PHM Token Allocation

  • Community Farming: 50%
  • Investors: 18%
  • Founding team: 15%
  • Foundation: 8%
  • Product Development. Operation and Promotion: 8%
  • IDO: 1%

PHM Token Sale

PHM Token Release Schedule

Số lượng token PHM sẽ được phân bổ cụ thể như sau:

  • Team: Lock trong vòng 1 năm và release trong 2 năm kế tiếp.
  • Investors: Release trong vòng 1 năm sau IDO.
  • Foundation: Số lượng token sẽ được investing vào nền tảng, duy trì việc phát triển dự án.
  • Operations: Được ứng dụng vận hành thị trường, các hoạt động cộng đồng, niêm yết trên sàn giao dịch,...

PHM Token Use Case

PHM là native token của Phantom Protocol và được ứng dụng như sau:

  • Phí giao dịch, sản phẩm & phần thưởng trên nền tảng.
  • Sử dụng làm tài sản thế chấp.
  • Đề xuất và bỏ phiếu cho các thay đổi quan trọng của hệ thống

Cách kiếm và sở hữu PHM Token

Hiện tại token PHM chưa được bán trên các sàn CEX, và chỉ vừa được mở bán trên các nền tảng IDO/IEO như Pentalaunch, Bounce, WeStarter, DODO, Gate, MEXC & Flybit. Anh em quan tâm có thể tham khảo trên Platform này.

Ví lưu trữ & sàn giao dịch PHM Token

PHM là token ERC-20 vì thế anh em có thể lưu trữ ngay trên ví Coin98 Wallet, Metamask,...

Sàn giao dịch PHM Token

Updating...

Roadmaps & Updates

Tháng 5/2021

Khởi chạy Testnet

  • Stablecoin được xem là tài sản thế chấp.
  • Farming cho các token LP testnet.

Q2/2021

Giao thức tài sản tổng hợp cơ bản

  • Triển khai cross-chain hỗ trợ Conflux & Ethereum.
  • Tài sản tổng hợp pNFT.
  • PHM được xem là tài sản thế chấp.

Q3/2021

Phát hành NFT 

  • Triển khai cross-chain hỗ trợ BSC.
  • Phát hành token trên các nền tảng IDO.

Q4/2021

Ra mắt Phantom Swap & AMM Liquidation

  • Triển khai DEX cùng cơ chế Automated Market Maker.
  • Hỗ trợ đa dạng token được dùng làm tài sản thế chấp.

Đội ngũ dự án, nhà đầu tư, đối tác

Đội ngũ dự án

Phantom được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Crypto, gồm có Johny - người đã từng đảm nhiệm các dự án MXC SpaceM & là cựu giám đốc công nghệ tại Meituan. 

Bên cạnh đó, còn các chuyên gia tài chính có nhiều kinh nghiệm trong thị trường tài chính nói chung & các kiến thức chuyên sâu về dApps.

Đối tác & Nhà đầu tư 

Similar projects

Synthetix (SNX): Nền tảng tài sản tổng hợp phi tập trung trên Ethereum. Cho phép người dùng có thể “tiếp xúc” với các loại tài sản như: tiền pháp định (USD, EUR, JPY), Cryptocurrency (BTC, ETH, BNB), Commodities (XAU, XAG).

Mirror Protocol (MIR): Giao thức DeFi được cung cấp bởi Smart contract trên Terra cho phép tạo ra các tài sản synthetic được gọi là Mirrored Assets (mAssets).

Linear Finance (LINA): Giao thức cho phép phát hành, quản lý và giao dịch các synthetic assets bằng cách thế chấp (LINA, ETH, wBTC,...) quá mức. Linear hỗ trợ Crosschain và non-custodial.

RELEVANT SERIES