Phân tích NFT Lego - Sự kết hợp giữa NFT & DeFi, đâu là cơ hội đầu tư?
NFT là cái tên được nhắc rất nhiều trong thời gian vừa qua:
- Binance ra mắt NFT Marketplace
- Bức tranh NFT được bán với giá 69.3 triệu đô
- GameFi kết hợp với NFT tăng trưởng nóng, nổi bật là Axie Infinity
- Hàng loạt các dự án DeFi mở rộng sang lĩnh vực NFT như Origin, PancakeSwap,....
Vậy NFT là gì và tại sao NFT lại đóng vai trò quan trọng trong thị trường DeFi? NFT sẽ phát triển như thế nào nữa trong tương lai, nhất là khi hiện nay thị trường crypto được phân hóa thành rất nhiều hệ sinh thái khác nhau chứ không chỉ Ethereum.
Trong bài viết này, mình sẽ đề cập đến khá nhiều số liệu và dẫn chứng về:
- Vai trò của NFT trong thị trường DeFi
- Trend NFT trên toàn bộ thị trường crypto
- Dòng tiền của NFT ở các hệ sinh thái
- Dự phóng tương lai và cơ hội đầu tư với NFT
Bài viết sẽ có phần chuyên sâu vào thị trường, mình khuyên anh nên note lại các keyword để có thể tìm hiểu sâu hơn. Mời anh em cùng bắt đầu đến với thế giới NFT.
Tổng quan về NFT và DeFi
Định nghĩa
NFT là chữ viết tắt của Non-fungible token, là loại token có tính độc nhất và không thể bị thay thế bởi những token khác.
Anh em có thể hiểu khi anh em sở hữu Fungible token thì khi anh em giao dịch hay trao đổi với người khác thì giá trị chúng vẫn tương đương nhau. Nhưng NFT đại diện cho những vật phẩm hay tài sản có giá trị sưu tầm khác nhau, chính vì thế NFT token được ứng dụng rất nhiều bởi các nghệ sĩ, họa sĩ hay nhà phát triển game để token hóa các sản phẩm của mình.
Bạn có nhớ những sự kiện NFT nổi bật qua hình ảnh dưới đây không?
Vai trò của NFT trong DeFi
- Hiện tại: Sưu tầm vật phẩm, tác phẩm nghệ thuật, trao đổi vật phẩm trong game,...
- Tương lai: Mã hóa nhiều lại tài sản có tính chất “không thể bị thay thế”.
Khả năng áp dụng vào bất động sản sẽ còn rất xa bởi vì bất động sản được ràng buộc bởi luật của chính phủ ở mỗi đất nước, nhưng hiện nay NFT đã bắt đầu thể hiện được tính ứng dụng của mình khi lấn sang thị trường âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ mới,...
Phân tích các mảnh ghép trong NFT và DeFi
Ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu theo chiều ngang, các mảnh ghép của NFT trên cả thị trường Crypto. Để hình dung rõ thì anh em có thể xem NFT là một hệ sinh thái, và trong NFT sẽ có nhiều dự án hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể đưa NFT thành một mảnh Lego hoàn thiện nhất.
Trong mảng Lego của NFT bao gồm những mảnh ghép sau đây:
- Infrastructure - Cơ sở hạ tầng: Theta Network, Flow, Enjin.
- Gaming: Alien Worlds, Axie Infinity, CryptoBlade.
- Marketplace - Điểm mua bán: Bounce, OpenSea, Rarible, SuperRare.
- Collectible - Sưu tầm: Unisocks, Meme.
- VR - Thực tế ảo: Decentraland, Sandbox.
- Music - Âm nhạc: Audius, Rocki.
Mỗi mảnh ghép sẽ có thế mạnh riêng, điều quan trọng nhất đối với mình cũng như anh em chính là cơ hội đầu tư sẽ nằm ở lĩnh vực nào? Mình sẽ trả lời ở phần tiếp theo.
Phân tích các dự án NFT ở những hệ sinh thái khác nhau
Trong phần này, mình sẽ cùng anh em tìm hiểu bức tranh toàn cảnh về NFT theo chiều dọc, đi sâu vào từng hệ sinh thái blockchain khác nhau, bao gồm:
- Hệ sinh thái lớn nhất của NFT - Ethereum.
- Hệ sinh thái đã sẵn sàng cho NFT - BSC.
- Hệ sinh thái dành riêng cho NFT - Wax & Flow.
- Hệ sinh thái đang có xu hướng mở rộng sang NFT - Polkadot, Solana.
- NFT ở các hệ sinh thái khác - Fantom, Avalanche,...
Hệ sinh thái Ethereum
Dựa trên số liệu mình tổng hợp được từ DappRadar, Dapp.com và CoinRanking về dữ liệu của các dự án, thì mình kết luận đa số các dự án NFT hiện nay đều được triển khai chính ở Ethereum. Điều này cho thấy cả developer và người dùng vẫn ở Ethereum nhiều nhất.
Và quan trọng hơn hết, Ethereum là hệ sinh thái có NFT Stack đầy đủ nhất ở thời điểm hiện tại. Điều này cho phép các dApp có thể tương tác với nhau. Ví dụ như các sản phẩm của NFT Issuer sẽ được giao dịch ở NFT Marketplace.
Hệ sinh thái Binance Smart Chain
Xếp sau Ethereum chính là Binance Smart Chain. Nếu xét về độ nổi bật của các dự án, BSC vẫn còn kém so với Ethereum, nhưng nếu xét về mức độ sẵn sàng để đón nhận người dùng. BSC đã phát triển đầy đủ các NFT Stack với hơn 160 dự án được ghi nhận:
- Marketplace: Seascape, Refinable, Treasureland,...
- Game: CryptoBlade, MOBOX, Cocos,...
- DeFi + NFT: Dego Finance, Bondly, Bounce,...
NFT cũng là Trend được Binance và CZ xác nhận để tập trung phát triển. Điển hình là vào đầu tháng 7/2021, MVB Program đã tập trung vinh danh các project thuộc lĩnh vực NFT. Binance cũng đã ra hai loại NFT Marketplace là FEATURED by Binance (Decentralize) và Binance Marketplace (Centralized) nhằm tấn công miếng bánh NFT.
Tuy nhiên, có vẻ họ không mấy thành công cho đến khi sự ra đời của GameFi đã thúc đẩy NFT tăng trưởng mạnh mẽ ở hệ BSC. Điển hình là sự bùng nổ của các tựa Game như CryptoBlade, MyDefiPet, Faraland, Mobox,...
Vậy tại sao NFT lại thành công khi được ứng dụng trong GameFi (giải thích chi tiết phía dưới).
Hệ sinh thái World Asset eXchange & Dapper Labs
Đây là hai hệ sinh thái dành riêng cho thị trường NFT, nếu WAX có thể mạnh với các Dapp về Game, Collectible hướng đến người dùng, thì FLOW có xu hướng phát triển theo Infrastructure.
Nhà sáng lập của Dapper Flow cũng chính là “cha đẻ” của CryptoKitties - một trong những ứng dụng tạo nên làn sóng cho thị trường NFT. Tính từ giá ICO là $0.38, FLOW đã có mức tăng trưởng 5,700% (Giá FLOW ngày 4/8/2021 là $22).
Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại sau 3 tháng kể từ tháng 5/2021, dường như hai hệ sinh thái WAX và FLOW đã mất đi vị thế của mình vào tay Ethereum so với lúc trước, các dApp thuộc hệ Ethereum quay trở lại đầu bảng. Hiện tại mình chưa thấy họ có dấu hiệu sẽ ra mắt tính năng hoặc sản phẩm mới cho nền tảng của họ.
Hệ sinh thái Polkadot, Polygon & Solana
Sau Ethereum thì Binance Smart Chain là hệ sinh thái có tiềm năng để phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm về NFT nhất ở thời điểm hiện tại. Còn các hệ sinh thái khác như Solana, Polygon hay Polkadot vẫn đã có những dự án ở thị trường NFT, nhưng không đáng kể và chưa nổi bật.
Đa số các dự án NFT ở các hệ này vẫn còn hoạt động riêng lẻ, chưa hình thành rõ NFT Stack, chính vì thế người dùng và cả nhà phát triển đều chưa di chuyển sang. Đội ngũ Coin98 sẽ cập nhật cho anh em sớm nhất khi có dấu hiệu mở rộng thị trường NFT của các hệ sinh thái trên.
Các hệ sinh thái khác
Đa số các hệ sinh thái hiện nay đều chú đến NFT, tuy nhiên họ chưa công bố cụ thể cũng như chưa có bước đi rõ ràng. Trong nhóm này sẽ có các hệ như Fantom, Polygon, Cardano, Avalanche,... Họ có số lượng dự án nhỏ hơn 10 và không có nhiều cập nhật chú trọng về mảng NFT.
Đội ngũ Coin98 đã có thống kê các dự án NFT ở các hệ bằng Infographic giúp anh em có thể dễ dàng follow ở kênh Twitter Coin98 Analytics.
Sự phát triển của xu hướng NFT trong thời gian qua
Chúng ta cùng nhìn tổng quan về xu hướng NFT trong thị trường crypto hiện tại.
Cụ thể mình sẽ chú trọng đến những con số, cho phép anh em có thể theo dõi chính xác “hiệu năng” của cả thị trường NFT và dự án hoạt động trong lĩnh vực NFT.
Marketcap toàn thị trường
Xét về mức độ tăng trưởng, có thể nói trong năm 2020, NFT đã có mức tăng trưởng rất nóng, tăng gần 1,000% so với năm 2017. Tuy nhiên, anh em nên có cái nhìn khác ở năm 2021.
Năm 2021, NFT không còn là “bong bóng” tương tự năm 2019, vì giờ đây NFT đã là cuộc chơi của rất nhiều ông lớn như Binance. Và họ đã tấn công nhiều mảng có ứng dụng thực như âm nhạc, tài sản, nghệ thuật chứ không chỉ là “trò chơi ảo” như năm 2019. Tìm hiểu về các vai trò và tiềm năng của NFT trong năm 2021 với một góc nhìn thú vị thông qua NFT Pandora.
Chính vì thế, anh em có kỳ vọng tổng Marketcap của NFT sẽ bùng nổ hơn nữa, vì có rất nhiều loại tài sản chưa được mã hóa thành NFT như bất động sản, cổ vật,...
Market Cap của từng dự án
Dựa vào Marketcap, các dự án hoạt động trong lĩnh vực NFT Infrastructure đang có vốn hóa áp đảo so với phần còn lại, mình sẽ liệt kê theo thứ tự để anh em có thể hình dung được tiềm năng vốn hóa của các dự án:
- NFT Infrastructure: Theta Network, Enjin Coin, Flow, WAX.
- NFT Issue & Marketplace: Chiliz, Decentraland, ECOMI.
- Game: Axie Infinity, My Neighbor Alice, Sandbox.
Đây là dữ kiện anh em nên chú ý, mình sẽ sử dụng dữ kiện này để đưa ra dự phóng cơ hội đầu tư phía dưới.
Tăng trưởng của NFT Dapp
Hình trên mình đã thống kê top 10 NFT Dapp theo Volume (Khối lượng giao dịch), Traders (Số lượng người tham gia) và Sales (Số lượng NFT được bán). Xét tổng quan đa số các NFT Dapp, đa số đều có mức tăng trưởng dương.
- Top volume: Axie Infinity, CryptoPunks, Bored Ape Yatch Club,...
- Top người dùng và số lượng sale: Axie Infinity, Art Blocks, NBA Top Shop.
- NFT Dapp xuất hiện ở cả ba bảng: Axie Infinity, NBA Top Shot, Bored Ape Yatch Club.
Nếu như cách đây 3 tháng, các NFT dApp có xu hướng chuyển từ hệ sinh thái Ethereum sang hệ sinh thái WAX, thì ở thời điểm hiện tại các dApp có xu hướng quay về lại với Ethereum. Điều này cho thấy Ethereum là hệ sinh thái hoàn hảo (có nhiều active user và cơ sở hạ tầng phù hợp) để người dùng và dev có thể phát triển sản phẩm trên đó.
Kể từ khi được mọi người chú ý nhiều nhất 3 - 4/2021, đa số các NFT project đều hoạt động ở lĩnh vực Collectible, nghĩa là artist sẽ tạo ra vật phẩm và bán chúng ở NFT Marketplace. Cho đến thời điểm hiện tại thì các dự án NFT đã có sự xuất hiện nhiều hơn của các dự án GameFi.
Timeline phát triển của các dự án NFT trong thị trường
Giai đoạn 1: Chưa ai biết đến NFT
Thật ra nguyên bản của NFT đã được issue trên Bitcoin blockchain vào năm 2012 và được nhắc đến với tên “Colored Coins” (tương tự như anh em sưu tập thẻ Pokemon). Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, rất ít người chú trọng đến nó, thậm chí họ còn chưa hiểu về mạng lưới blockchain và Bitcoin.
Mãi cho đến năm 2017, NFT mới dần quay trở lại thị trường và được issue chủ yếu ở dạng ERC721. Đây cũng là khoảng thời gian có nhiều dự án NFT lớn đã ra đời như Cryptopunks, CryptoKitties, Decentraland,... Đã có nhân vật NFT mèo ảo đã được giao dịch với giá trị 170,000$ - con số kỷ lục tại thời điểm đó.
Giai đoạn 2: Bổ sung thêm sự tham gia vào lĩnh vực NFT của một số dự án DeFi
Đây là khoảng thời gian từ 2018 đến năm 2021, điểm khác biệt lớn nhất chính là NFT đã không còn là cuộc chơi của những người dùng nhỏ lẻ, giờ đây NFT đã được các quỹ đầu tư cũng như những ông lớn khác trong thị trường chú ý.
Binance ra mắt NFT Marketplace, Google Ventures đầu tư vào Dapper Labs (FLOW), bức tranh NFT được bán với giá 69 triệu đô, Gemini đầu tư vào Nifty Gateway - đối thủ của Rarible,... hàng loạt những tin tức về NFT xuất hiện mỗi ngày.
Và quan trọng hơn hết, thị trường NFT đang được “chuyên nghiệp hóa” chứ không chỉ dừng lại ở mục đích giải trí và sưu tầm như năm 2017. NFT không chỉ là những ứng dụng nằm trong thị trường DeFi mà dần trở hoàn thiện một NFT Stack riêng.
Sự tăng trưởng vượt bậc của NFT cũng đã thu hút một số project mở rộng sang lĩnh vực NFT. Ví dụ như Category NFT được tổng hợp bởi CoinMarketCap tại đây đã có sự xuất hiện của một số project không hoạt động chính trong mảng NFT như Tezos, DigiBytes, Origin Protocol,...
Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng sẽ tăng trưởng khi mở rộng sang NFT. Chính vì thế trước khi đầu tư, anh em cần tìm hiểu chi tiết hiệu suất hoạt động của các dự án NFT (số lượng người dùng, doanh thu, hoạt động trong mảng nào của NFT).
Giai đoạn 3: NFT thành công với Trend “Play-to-Earn” (GameFi)
Sau khi đã hình thành được NFT Stack trên thị trường vào khoảng tháng 6/2021, NFT đã sẵn sàng để bắt đầu cho một Trend mới, dần đầu bằng sự kiện Binance sẽ ra mắt NFT Marketplace cho thị trường.
Tại thời điểm tháng 6/2021, mặc dù thị trường có cú sập rất mạnh nhưng các token thuộc lĩnh vực NFT lại có tốc độ hồi phục khá nhanh, điển hình là một số token đứng đầu lĩnh vực như ENJ, THETA,...
Tuy nhiên, sau khi Binance ra mắt NFT Marketplace vào cuối tháng 6/2021, cộng đồng đã không thực sự ủng hộ và không tạo nên bất cứ một làn sóng mới nào với NFT. Điều này hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng của cộng đồng về Trend NFT sau khi Trend DeFi kết thúc.
Chỉ đến khi Trend “Play to Earn” ra mắt dẫn đầu bởi tựa game Axie Infinity, MyDefiPet, CryptoBlade ra đời thì Trend NFT mới được hồi phục một cách mạnh mẽ hơn. Điều này có thể giải thích vì các tác phẩm NFT được mở bán trong NFT Marketplace chỉ có tính 1 chiều, tức là các nghệ sĩ sẽ tạo ra tác phẩm và mở bán cho cộng đồng. Còn cộng đồng thì không dễ dàng bán tác phẩm NFT lại cho người khác vì đa số các tác phẩm NFT bị thiếu đi tính ứng dụng.
Tuy nhiên, khi NFT được kết hợp với Gaming, nó đã tạo nên làn sóng mới cho cộng đồng nhờ vào tính tương tác hai chiều của nó. Các Gamer có thể tạo ra các vật phẩm NFT như rồng, thẻ bài, nhà đất,... sau đó buôn bán trên Marketplace để nâng cấp công cụ chiến đấu, từ đó Earn được các phần thưởng (và kiếm được tiền) khi họ chiến thắng trong game.
Chính sự lưu thông 2 chiều của NFT trong các nền tảng Gaming đã giúp NFT thu hút được nhiều dòng tiền hơn, từ đó mở ra kỷ nguyên mới cho Gaming và NFT trên nền tảng blockchain. Doanh thu mà Axie Infinity đã thu được lên đến hơn 60 triệu đô thông qua Axie Marketplace và đây sẽ là vùng đất màu mỡ cho bất kỳ nhà đầu cơ nào.
Anh em có thể tham khảo thêm về mô hình Axie Infinity để hiểu cơ chế hoạt động của dự án và cùng những tính năng đặc biệt giúp người chơi có thể kiếm tiền trong game, đồng thời làm tăng doanh thu của dự án.
Giai đoạn 4: NFT không còn giới hạn ở thị trường crypto
Theo góc nhìn cá nhân, thị trường NFT đã nhen nhóm bước vào giai đoạn này. Đây là giai đoạn NFT không chỉ mã hóa các bộ sưu tầm trò chơi hay tác phẩm nghệ thuật nữa mà NFT sẽ lấn sang việc mã hóa các tài sản ở thế giới thực.
Anh em hoàn toàn có thể thấy RockiApp - một dự án NFT đã mã hóa các bản nhạc và đưa chúng vào thị trường NFT. Trong tương lai NFT còn có thể mở rộng sang điện ảnh hay thậm chí là bất động sản - lĩnh vực mà giá trị của mỗi lô đất hay mỗi căn nhà được định giá bởi vị trí và những tác nhân xung quanh.
Tuy nhiên, để có thể đạt được điều này, blockchain và cryptocurrency cần được công nhận ở các nước trên thế giới. Để NFT có thể đại diện cho nhiều tài sản thực, sự cải tiến của các nền tảng Oracle cũng quan trọng không kém giúp định giá giá trị của các loại tài sản thực. Nếu điều này thật sự xảy ra, liệu tổng vốn hóa của thị trường NFT sẽ lớn đến mức nào?
Cơ hội đầu tư vào thị trường NFT
Các dự án được đề cập dưới đây đều đã có bài viết trên Coin98 Insights, từ chia sẻ thông tin coin token cơ bản, đến phân tích mô hình chuyên sâu, cùng các cập nhật tin tức và sự kiện nổi bật hàng tuần của dự án! Anh em quan tâm thì có thể search và chủ động tìm hiểu về dự án trước khi quyết định đầu tư nhé!
Sáng tạo và mua bán các tác phẩm NFT
Hiện tại NFT đang là một thị trường rất màu mỡ dành cho anh em nào giỏi về thiết kế và nghệ thuật. Nếu như anh em có thể design tác phẩm như tranh, logo, nhân vật game,... thì anh em hoàn toàn có thể bán các tác phẩm nghệ thuật để kiếm $ thông qua các NFT Market như Rarible, OpenSea,...
Đầu tư vào NFT token
Theo góc nhìn cá nhân, dòng tiền ở thị trường NFT cũng có dòng chảy tương tự DeFi Stack, dòng tiền sẽ chảy từ các dự án nền tảng sau đó về các Dapp, đặc biệt là Marketplace. Chính vì thế để đón đầu xu hướng, anh em có thể chú ý vào 2 mảng này.
Theo góc nhìn cá nhân, dòng tiền NFT đang ở bước chuyển sang hệ sinh thái Binance Smart Chain và sẽ đi tiếp đến các hệ sinh thái khác, DeFi Stack của NFT vẫn chưa rõ ràng ở các hệ khác ngoài Ethereum. Mình sẽ update cho anh sớm nhất khi có cái nhìn cụ thể hơn.
1. Dự án Infrastructure “đầu ngành”
Nổi bật: Theta Network, Enjin Coin, Flow, WAX.
Tuy nhiên hiện tại các dự án mình đề cập lại đang có vốn hóa rất lớn trong thị trường NFT, chính vì thế tiềm năng tăng trưởng không còn cao. Nếu muốn đầu tư vào các dự án nổi bật, anh em cần phải theo dõi sát dự án, xem họ còn tiềm năng phát triển không.
Đặc biệt là trở thành NFT Station, nếu dự án trở thành NFT Station - trở thành dự án tổng hợp các lĩnh vực như NFT Issue, NFT Marketplace, NFT Launching, NFT Collectible,... thì anh em có thể kỳ vọng mức tăng trưởng cao hơn.
2. Dự án về Marketplace
Marketplace có hiểu được hiểu là sàn giao dịch dành cho NFT, chính vì thế dòng tiền đổ về các dự án này sẽ rất lớn và thu hút được nhiều người tham gia.
Hiện tại các dự NFT Marketplace trên thị trường vẫn chưa có mức tăng trưởng nổi bật, nhưng đó chính là cơ hội để anh em có thể đặt cược theo Money Flow. Hiện tại dòng tiền của NFT vẫn đang chiếm nhiều nhất ở hai hệ Ethereum và Binance Smart Chain.
- Ethereum: Rarible, Sorare, Foundation, Nifty Gateway, OpenSea,...
- Binance Smart Chain: Refinable, Seascape, Treasureland,...
Hiện tại một số dự án vẫn chưa ra token, đó cũng là cơ hội anh em nên test, nếu may mắn, anh có thể nhận được Collectible NFT từ dự án. Tương tự như cách BakerySwap, ApeSwap và Orca đã Airdrop NFT cho người dùng.
Cơ hội khi NFT và DeFi kết hợp với nhau
Theo góc nhìn cá nhân, DeFi và NFT sẽ là hai thị trường đi song song với nhau và bổ trợ những thiếu sót của nhau. Nếu như ở thị trường DeFi, anh em có thể giao dịch, thế chấp hoặc cho vay với các tài sản crypto thì giờ đây, anh em hoàn toàn có thể sử dụng NFT để thế chấp.
Điều này sẽ khá khó tưởng tượng, nhưng nó đã và đang hình thành dần xu hướng. Điển hình là sự ra mắt của các nền tảng vay và cho vay với tài sản NFT.
- Tranh ảnh nghệ thuật: NFTFi, YouHolder,...
- Tác phẩm âm nhạc: Opulous, …
Tính năng ưu việt của sự kết hợp giữa NFT và DeFi:
- Mã hóa tất cả tài sản.
- Dễ dàng chia nhỏ tài sản để tối ưu vốn.
- Dùng để thế chấp hoặc cho vay như crypto asset.
- Giao dịch 24/24 trên toàn thế giới như thị trường crypto.
Điều này đã được chứng minh thông qua sự tăng trưởng Marketcap của toàn bộ thị trường NFT. Theo dự phóng của mình, chắc sẽ còn phát triển bùng nổ và mã hóa được nhiều loại tài sản hơn nữa (anh em có thể xem lại Marketcap toàn thị trường phía trên).
Cơ hội khi NFT kết hợp với Gaming (Play-to-Earn)
Như mình đã đề cập phía trên, Gaming đã giúp NFT có tính hai chiều trong việc lưu thông dòng tiền, chính vì thế Trend “Play to Earn” đã có sức tăng trưởng rất mạnh trong khoảng thời gian cuối tháng 7/2021.
Dẫn đầu bởi một số tựa Game như (giá được thống kê từ 7/7/2021 tới 27/7/2021):
- Axie Infinity: AXS tăng từ $11 lên $49 (+445%).
- Alien World: TLM tăng từ $0.08 lên $0.3 (+375%).
- CryptoBlade: SKILL tăng từ $1.8 lên $137 (+7,600%).
- MyDefiPet: DPET tăng từ $0.5 lên $8.5 (+1,700%).
- Faraland: FARA tăng từ $0.35 lên $5.2 (+1,485%).
Đây là mức tăng trưởng rất ấn tượng của các project Gaming + NFT trong khi thị trường gần như không có sự tăng trưởng đối với các đồng coin có vốn hóa lớn, vốn hay dẫn đầu thị trường. Đối với Trend Play to Earn, anh em có thể kiếm lợi nhuận từ 2 cách:
Cách 1: Đầu tư vào NFT token
Đây là phương thức đơn giản nhất và dễ tiếp cận nhất, anh em có thể mua các token của các Gaming project có FA (Fundamental Analysis) tốt. Anh em cần phải xem xét một số yếu tố như Số lượng người chơi hằng ngày, số lượng người chơi mới, Doanh thu từ project capture value cho token (đọc thêm ở Series How It Works),... để có thể tracking được hiệu suất của project.
Cách 2: Skin in the Game
Với Trend Play to Earn, người chơi giờ đây đã có thể kiếm được tiền từ kỹ năng chơi game của họ. Hình thức kiếm tiền sẽ khá tương tự nhau ở các tựa game trên thị trường.
Mình sẽ lấy ví dụ cụ thể với Axie Infinity, anh em có thể kiếm tiền bằng cách làm các nhiệm vụ, tham gia giải đấu, nhân giống Axie, thu thập và đầu cơ với các Axie hiếm,... Với một số Gamer chuyên nghiệp hiểu được quy trình hoạt động họ có thể Earn được rất nhiều từ Axie Infinity.
Tuy nhiên, để có thể tối ưu được lợi nhuận khi tham gia, anh em cần là người tham gia từ sớm vì số vốn tham gia ban đầu sẽ tăng dần nếu như Game thu hút nhiều người chơi.
Ví dụ: Khi chưa nhiều người chú ý đến Axie Infinity, Gamer chỉ cần khoảng $200 để mua 3 Axie và bắt đầu chơi, hiện tại thì số vốn ban đầu để tham gia lên đến $1,500. Và đó cũng chính là hạn chế của các nền tảng Gaming hiện tại.
Hiện tại thì Play to Earn đã có phần hạ nhiệt, tuy nhiên, chúng sẽ để lại sự công nhận của cộng đồng đối với NFT và Gaming, giúp Gaming được trên blockchain và ứng dụng của NFT được nhiều người biết đến hơn.
Theo góc nhìn cá nhân, NFT + Gaming sẽ không phải là Trend nhất thời như Memecoin mà hoàn toàn có thể tiến xa hơn khi các game developer ở thị trường truyền thống chú ý đến (Tencent - công ty Game lớn nhất Trung Quốc đã chú ý đến NFT để ứng dụng trong mảng Gaming).
Anh em hãy nhìn vào hình dưới đây về doanh thu của các nền tảng Gaming ở blockchain và các nền tảng Gaming truyền thống. Trong năm 2020, khi thị trường Gaming truyền thống có giá trị lên đến 165 tỷ đô thì doanh thu của các nền tảng Gaming NFT chỉ dừng lại ở mức trăm triệu đô.
Điều này thể Room phát triển đối với các nền tảng Gaming NFT ở blockchain vẫn còn rất lớn và sắp tới rất có thể Blockchain và NFT sẽ chiếm mảnh ghép không nhỏ trong bức hình dưới đây.
Tổng kết
Phía trên là tất cả những phân tích highligh nhất về lĩnh vực và thị trường NFT. Mình sẽ tóm tắt chúng thành một số outline dưới đây:
- Hiện tại, NFT vẫn chưa thể bước ra khỏi thị trường cryptocurrency và chưa có những tác động đến thị trường DeFi. Tuy nhiên, NFT đã thể hiện được tiềm năng thông qua doanh số của NFT Marketplace .
- Sự bùng nổ của GameFi đã giúp ứng dụng của NFT được công nhận nhiều hơn bởi cộng đồng và có tác động mạnh mẽ hơn với NFT Marketplace đơn thuần vì có tính hai chiều đối với dòng tiền.
- NFT chắc chắn không phải Trend ngắn hạn, ngoài Gaming, NFT có thể được ứng dụng nhiều hơn với DeFi trong tương lai. Cách tốt nhất để có thể Earn từ Trend NFT đó là hãy Skin in the game thay vì chỉ đầu tư vào token.
- NFT là lĩnh vực còn khá mới chính vì thế dòng tiền sẽ chưa thể tiến sâu vào các layer của NFT Stack. Nếu đầu tư vào NFT token, mình sẽ chọn các project lớn và nổi bật nhất thay vì tìm các project low-cap. Ví dụ như Infrastructure có THETA, ENJIN,... NFT Issuer & Marketplace có BAKE,...
Như vậy là mình đã hoàn thành phân tích chi tiết về lĩnh vực NFT và những tiềm năng đầu tư từ sự kết hợp giữa NFT và DeFi. Hy vọng với bài viết trên, anh em sẽ có góc nhìn bao quát hơn về NFT cũng như tìm được cơ hội Earn từ Trend NFT.