SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Top dự án Real World Assets (RWAs) nổi bật

Tương tự như DeFi Stack, Real World Assets cũng bao gồm nhiều mảng ghép để hình thành nên thị trường hoàn chỉnh. Bài viết dưới đây sẽ phân loại một số dự án RWAs nổi bật.
Avatar
Jack Vĩ
Published Feb 14 2023
Updated Jun 07 2023
19 min read
thumbnail

Trong bài viết đầu tiên về Real World Assets, Coin98 Insights đã đưa ra khái niệm, vai trò và ứng dụng của chúng trong thị trường. Tuy nhiên, để RWAs có thể thành công, chúng cần sự hợp lực của nhiều mảnh ghép nhỏ hơn. Bài viết dưới đây sẽ đề cập sâu hơn về sự liên kết giữa chúng và liệt kê một số dự án nổi bật trong mảng này.
Trước khi đọc bài viết Real World Assets Stacks (Các lớp dự án RWAs), các bạn nên đọc bài Real World Asset là gì tại đây. Bài viết sẽ cung cấp thêm thông tin về định nghĩa, vai trò và ứng dụng của RWAs.

Key Insights

  • Real World Assets là mảng rộng trong thị trường Crypto, chúng cần nhiều mảnh ghép nhỏ hơn để cấu tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. 
  • Trước khi mã hoá thành tài sản On-chain, RWAs cần được lưu ký, định giá, đánh giá và có cơ sở pháp lý rõ ràng.
  • Sau khi mã hoá thành tài sản On-chain, giá trị và mức độ phổ cập sẽ phụ thuộc vào tính ứng dụng của chúng trong DeFi.
  • Một số dự án RWAs nổi bật: Centrifuge, Chainlink, MakerDAO, RealT, Goldfinch,...
  • Sự ra đời của RWAs sẽ mở khóa cho nhiều dự án mới phát triển trong thị trường DeFi.

Real World Assets Stacks - Các lớp dự án RWAs

Real World Assets là tài sản ở thế giới thực. Tuy nhiên, để các tài sản này có thể được giao dịch và sử dụng trong thị trường DeFi. Chúng cần thông qua quá trình mã hóa bao gồm nhiều bước. Trong phần này, Coin98 Insights sẽ đề cập đến các mảnh ghép nhỏ cấu tạo nên thị trường Real World Assets, các mảnh ghép này còn được gọi là Stacks (Lớp).

real world assets stacks
Real World Assets Stacks

Dịch vụ lưu ký

Công ty cung cấp dịch vụ lưu ký các tài sản người dùng muốn mã hóa thành token hoặc mint. Hoạt động này tương tự mô hình của các Cross-chain bridge, trước khi chuyển token sang chain khác, chúng sẽ lock (khóa) token ở chain này và phát hành (mint) token ở chain mới.

Đối với công ty lưu ký, họ có trách nhiệm đảm bảo tài sản đó nguyên vẹn, có giá trị cũng như có các biện pháp để bảo vệ tài sản trong quá trình lưu giữ. Ngược lại, người dùng cần chọn được các công ty lưu ký uy tín cũng như hỗ trợ đúng tài sản đang có.

Ví dụ: Để lưu ký các tài sản Cryptocurrency, thị trường có những cái tên nổi bật như BitGo, Coinbase Custody, Bitcoin Suisse. Ở thị trường truyền thống, ngân hàng thường đóng vai trò lưu ký và định giá tài sản của người dùng khi thế chấp để đi vay.

Dự án nổi bật: Chainlink Proof of Reserve - Một nhánh của Chainlink cung cấp giải pháp Đảm bảo Bằng chứng dự trữ của tài sản.

Dịch vụ định giá & đánh giá

Sau khi tài sản của bạn được lưu ký hoặc cất giữ. Lúc này, bên nắm giữ tài sản sẽ bắt đầu định giá để ghi nhận giá trị tài sản On-chain. Vì trên thế giới có quá nhiều loại tài sản như bất động sản, xe cộ, tác phẩm nghệ thuật, vì vậy, mỗi dạng tài sản sẽ có một công ty chuyên định giá riêng.

Ngoài việc định giá tài sản, bên dịch vụ cũng cần đánh giá các rủi ro liên quan đến tài sản như rủi ro pháp lý, tính thanh khoản, tính bền vững,...

Ví dụ: Khi định giá và đánh giá một chiếc xe hơi cũ, bên công ty dịch vụ sẽ kiểm tra động cơ trên xe có chính hãng hay không, xe đã chạy được bao lâu, số km đã lăn bánh, ngoại hình xe,... Từ đó có thể đưa ra khoảng giá hợp lý.

Hiện tại trong thị trường DeFi chưa có những dự án nổi bật hoạt động trong mảng này. Tuy nhiên, trong thị trường truyền thống thì hoạt động định giá thường được đảm nhiệm bởi công ty kiểm toán như PwC, Deloitte, Ernst and Young, và KPMG.

Dịch vụ pháp lý

Pháp lý là một trong những mảng phức tạp nhất và cũng là rào cản lớn nhất khiến các RWAs chưa được mã hoá trên thị trường DeFi. Mỗi đất nước sẽ có khung pháp lý riêng, mỗi tài sản cũng có những quy định riêng. Vì vậy, thị trường DeFi chưa thể hoạt động toàn cầu do chưa thể liên kết và tạo ra các khuôn khổ chung cho thị trường pháp lý.

Ví dụ: Một người ở Việt Nam muốn rao bán nhà phố trên các DeFi Marketplace dành cho bất đọng sản. Tuy nhiên, các khách hàng nước ngoài sẽ không thể tiếp cận loại tài sản này vì theo luật pháp Việt Nam, họ chỉ được mua các loại hình bất động sản đầu tư theo dự án mà không được mua nhà riêng lẽ trong phố.

Điều này chưa tính đến một số mâu thuẫn nhất định trong thị trường DeFi so với truyền thống. DeFi không yêu cầu người dùng xác thực danh tính và đề cao tính ẩn danh, còn truyền thống lại yêu cầu xác thực danh tính như một hoạt động bắt buộc để mua bán tài sản có giá trị cao.

Dự án mã hoá

Dự án mã hoá là là các dự án có thể hỗ trợ người dùng mã hoá (Tokenization) các tài sản họ có thành các tài sản On-chain như Token hoặc NFT. Đây là hoạt động dễ nhất nhưng cũng khó tiếp cận nhất vì không phải tài sản nào cũng hoàn thành được các bước phía trên bao gồm: Lưu ký, Định giá, Pháp lý.

Đối với các dự án trong thị trường Crypto, họ chưa đủ tiềm lực để hoàn thành tất cả các bước, vì vậy chúng cần sự liên kết giữa nhiều dự án với nhau để giải quyết một vấn đề. 

Dự án nổi bật: Chainlink, Centrifuge, Tokeny,...

Dự án ứng dụng tài sản mã hoá

Sau khi mã hoá các Real World Assets thành token/NFT, thị trường cần những dự án có thể ứng dụng các tài sản đó. Điều này khá giống với mô hình phát triển của các dự án Liquid Staking Deriavtives

Sự thành công của các dự LSDs không đến từ số lượng đồng coin chúng hỗ trợ mà đến từ mức độ phổ cập của các Liquid Staking Token sau khi được tạo ra. Sự thành công của Lido Finance đến từ cách họ tạo ra tính ứng, nguồn thanh khoản dồi dào cho stETH.

Tương tự như vậy, đối với các tài sản RWAs đã được mã hoá chúng cần được chấp nhận và sử dụng trong trong thị trường DeFi. Hai lớp ứng dụng phổ biến nhất hiện nay là DEX và Lending.

  • DEX (Marketplace): Sàn giao dịch giúp RWAs dễ dàng được giao dịch. Chúng sẽ hoạt động như các sàn thương mại điện tử hoặc các NFT marketplace. Hiện tại mảng Marketplace vẫn chưa được phổ biến do số lượng tài sản được mã hóa cũng chưa nhiều.
  • Lending: Đa số các RWAs được mã hóa đều thông qua các dự án Lending, chúng cho phép người dùng thế chấp và vay các Cryptocurrency. Hiện tại đã có nhiều dự án nổi bật như MakerDAO, Aave, Goldfinch.

Ngoài ra, mỗi dạng RWAs còn mở khóa cho sự phát triển của nhiều dự án DeFi.

Ví dụ: Bất động sản ngoài được giao dịch, thế chấp để vay thì chúng còn có thể chia nhỏ thành nhiều phần khác nhau để mọi người cùng đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, thị trường có thể ra mắt hai dạng dự án mới là Fractional RWAs (Phân mảnh RWAs) và DAO dành cho RWAs.

Dự án liên kết khác

Real World Assets là mảng tương đối mới nhưng chắc chắn sẽ phát triển trong tương lai. Điều này kéo theo sự ra đời của nhiều dự án khác, chúng không bắt buộc phải có trong các stack (từng lớp hình thành) nhưng có thể là các dự án bổ trợ cho sự toàn diện của mảng RWAs.

Trong đó, Identity là một trong những mảng đáng chú ý nhất có thể đi kèm với sự phát triển của RWAs. Identity là mảng định danh, giúp cho người dùng trong thị trường DeFi và Web3 có thể xác thực danh tính của họ.

Chúng sẽ hoạt động như Căn cước công dân, nơi đó sẽ lưu trữ nhiều dữ liệu liên quan như thông tin cá nhân, tài sản mà người này sở hữu, quyền hạn họ được thực hiện với tài sản đó. Xác thực thông tin sẽ giảm mức độ ẩn danh của người dùng nhưng chúng sẽ giúp thị trường phát triển minh bạch và được sự ủng hộ của pháp lý nhiều hơn.

Tìm hiểu thêm: Real World Assets (RWAs) là gì và vai trò của nó?

Mô hình hoạt động

Trong phần này, Coin98 Insights sẽ lấy ví dụ mô hình hoạt động của Centrifuge. 

Mô hình hoạt động Real World Assets
Mô hình hoạt động Real World Assets

Để hoàn thành thiện hệ sinh thái Real World Assets của mình, Centrifuge sẽ triển khai ba sản phẩm chính bao gồm:

  • Centrifuge Chain: Dapp mã hóa Real World Assets thành các token/NFT.
  • Tinlake: Lending Protocol chấp nhận Real World Assets làm tài sản thế chấp.
  • Centrifuge P2P Network: Chuyên làm việc về giấy tờ pháp lý.

Ngoài ra, họ còn có 3 thực thể khác là:

  • Paper Records: Bản ghi âm của bài nhạc (Tài sản cần mã hóa).
  • Spotify: Nền tảng stream nhạc lớn nhất thế giới.
  • 3rd Parties: Các bên khác có liên quan như pháp lý, nhà đầu tư.

Hoạt động sẽ diễn ra như sau:

Bước 1: Paper Records là bản ghi âm của bài hát, đây cũng là tài sản cần được mã hóa. Để bài nhạc này trở nên hợp lệ, có bản quyền và được thương mại hóa, họ sẽ ra mắt hóa đơn (dưới dạng giấy tờ) cho Spotify xác thực cũng nhiều thực thể khác bên thứ 3 (3rd Parties). 

Bước 2: Sau khi vấn đề pháp lý và nguồn gốc được xác thực, Centrifuge sẽ mã hóa tài sản có giá trị, cụ thể hơn là Invoice đại diện cho bản nhạc và đưa chúng lên Centrifuge Chain. Tại đây, các thông tin liên quan như nhà sản xuất, tác giả, bản quyền, ngày phát hành,... sẽ được ghi nhận On-chain và mã hóa thành NFT.

Bước 3: Tài sản thực (RWA) đã được mã hóa sẽ bắt đầu được sử dụng trong thị trường DeFi. Centrifuge đã cho ra mắt Tinlake - Lending Protocol cho phép các tổ chức thế chấp tài sản và vay Stablecoin từ người dùng DeFi.

Như vậy, với tài sản đảm bảo là bản nhạc có giá trị, có thể tạo ra dòng tiền, bên phát hành nhạc đã có thể thế chấp và vay vốn để thực hiện nhiều dự án âm nhạc tiếp theo.

Rào cản của Real World Assets

Trong phần trên, bài viết đã đề cập tổng quan về cách mã hoá tài sản thực thành các token hoặc NFT trong DeFi. Tuy nhiên, Real World Assets chưa thể phát triển mạnh do mỗi lớp ứng dụng phía trên đều chưa phát triển toàn diện. Dưới đây là một số rào cản mà họ đang gặp phải.

Rào cản dịch vụ lưu ký

Công ty lưu ký tài sản chỉ hoạt động ở một số quốc gia và chỉ có thế mạnh về 1 mảng, ví dụ bất động sản, nghệ thuật, xe cộ,... Tuy nhiên, vấn đề này không quá khó để giải quyết vì thị trường không thiếu các dịch vụ lưu ký. Chúng ta chỉ cần thời gian để thống kê và kết nối các dịch vụ này lại.

Rào cản pháp lý

Mỗi quốc gia có khung pháp lý khác nhau đối với các loại tài sản. Điều này khá phức tạp để một dự án RWAs hoạt động trong thị trường DeFi có thể mã hoá tất cả nhiều loại tài sản. Mỹ (Quốc gia có khung pháp lý chặt chữ với Crypto) vẫn chưa kiểm soát được DeFi, vì vậy việc chấp nhận mang RWAs lên thị trường On-chain là điều chưa thể giải quyết sớm.

Rào cản địa lý

Real World Assets thường gắn liền với vị trí địa lý, giống như bất động sản có vị trí địa lý cố định và không thể dịch chuyển. Điều này khiến các tài sản cho dù được mã hoá On-chain nhưng cũng không có ứng dụng thiết thực.

Ví dụ: Người Việt bất động sản tại Mỹ thông qua DeFi Marketplace. Tuy nhiên, chưa chắc chúng ta có đầy đủ pháp lý để sở hữu bất động sản đó theo luật pháp của Mỹ. Sau khi mua xong, việc mua bán, cho thuê để tạo ra lợi nhuận cũng khá khó khăn khi chúng ta ở Việt Nam còn khách cho thuê lại là người Mỹ.

Qua đây, chúng ta có thể thấy RWAs là mảng quan trọng giúp thị trường DeFi thu hút thêm vón hoá từ thị trường truyền thống. Tuy nhiên, không phải tài sản nào cũng thích hợp để mã hoá On-chain.

Dự án trong mảng Real World Assets (RWAs) nổi bật

Real World Assets là thị trường rộng lớn với nhiều mảnh ghép nhỏ bên trong. Vì vậy, chúng ta cần xác định dự án nằm trong mảnh ghép nào, có vai trò gì và đóng góp như thế nào cho mảng Real World Assets. Ví dụ:

  • Chainlink và Centrifuge: Dự án mã hóa Real World Assets.
  • MakerDAO, Tinlake và RealT: DeFi Protocol ứng dụng các RWAs đã được mã hóa.

Nhờ vào các dự án như Centrifuge, Real World Assets sẽ được mã hóa thành token hoặc NFT tùy vào đặc tính của tài sản. Ví dụ:

  • Mã hóa thành token

GIG Economy là công ty trong thị trường truyền thống, sau khi trải qua đợt xét duyệt và mã hóa bởi Centrifuge. Họ đã phát hành hai dạng token là GIGDRP (rủi ro thấp) và GIGTIN (rủi ro cao) cho phép các nhà đầu tư có thể gửi DAI vào để nhận lãi suất.

Lý do các khoản đầu tư này được mã hóa thành token là vì chúng không có những đặc tính riêng biệt. Cho dù bạn mua GIGDROP được mua ở 2 thời điểm khác nhau thì chúng cũng giống nhau về tính năng và cơ chế tính lãi.

Tinlake
Tinlake
  • Mã hóa thành NFT

Bức tranh “Hoa Mai may mắn” của họa sĩ nhí Xèo Chu đã được mã hóa thành NFT và bán thành công trên Binance NFT Marketplace với trị giá gần 23,000 USD. Lý do tài sản này được mã hóa thành NFT là vì chúng mang đặc tính độc nhất (1 bức duy nhất do 1 nghệ sĩ thực hiện tại 1 thời điểm về 1 chủ đề). 

Bức tranh được mã hóa thành NFT
Bức tranh được mã hóa thành NFT

Chainlink

Chainlink được biết nhiều nhất là dự án Oracle cung cấp giá cho nhiều Dapp trong thị trường Crypto. Tuy nhiên, họ còn có nhiều sản phẩm hơn thế. Với vai trò là cơ sở hạ tầng cho thị trường DeFi, Chainlink còn phát triển giải pháp giúp mã hóa các Real World Assets.

Hình ảnh mô phỏng dưới đây cho thấy cách Chainlink sẽ mã hóa bức ảnh Mona Lisa thành các token. Đầu tiên, bức ảnh sẽ được đánh giá và định giá, giá trị sẽ ước tính bởi cách chuyên gia hoặc lấy theo giá trung bình của các sàn giao dịch tranh nghệ thuật. Sau đó dữ liệu này sẽ được đưa vào Chainlink Network để mã hóa thành các token/NFT đại diện cho bức ảnh.

Chainlink Real World Assets
Chainlink Real World Assets

MakerDAO

MakerDAO là một trong những Lending Platform nổi bật nhất thị trường cho phép người dùng thế chấp ETH và nhiều loại tài sản khác nhau để đúc ra Stablecoin của nền tảng. Hiện tại, DAI đã có vốn hoá hơn 5 tỷ USD và được sử dụng rộng rãi trên nhiều blockchain khác nhau.

Để mở rộng thị trường cho vay của mình, MakerDAO đã cho ra mắt một nhánh mới là Real-World Core Unit để chấp nhận tài sản thế chấp là các Real World Assets để các tổ chức tài chính có thể vay DAI.

Tính đến nay, MakerDAO đã triển khai các khoản vay lên đến 141 triệu USD từ nhiều công ty như Huntingdon Valley Bank (Ngân hàng), New Silver (Bất động sản), 6s Capital (Bất động sản), Fortunafi (Tài chính), ConsolFreight (Hoá đơn), Harbor (Tài chính),...

Real World Assets Pool trên MakerDAO
Real World Assets Pool trên MakerDAO

Mặc dù con số 141 triệu DAI vẫn còn khá thấp so với MakerDAO làm được trong thị trường DeFi và tốn nhiều nguồn lực hơn vì họ phải hợp tác với nhiều bên khác nhau. Tuy nhiên, sự thành công của MakerDAO đánh dấu một cột mốc mới cho sự phát triển của các dự án RWAs.

Ngoài MakerDAO, một số dự án Lending khác cũng đã nhắm đến thị trường RWAs như Aave, Goldfinch, TrueFi, Maple Finance, Credix,...

RealT Platform

RealT Platform là dự án mã hoá (Tokenization) và chia nhỏ (Fractionalization) các bất động sản thành các Real World Assets token. Mô hình của RealT kết nối và mang lại lợi ích cho nhiều bên:

  • Chủ sở hữu bất động sản có thể mã hoá tài sản, sau đó thế chấp để vay.
  • Người dùng DeFi có thể gửi xDAI (Stablecoin) để nhận lãi suất hoặc đầu tư vào một phần của bất động sản nhằm kiếm được lợi nhuận thông qua hoạt động đi cho thuê bất động sản.
  • RealT cũng kết nối với Aave và Centrifuge trong các hoạt động cho vay và mã hoá bất động sản của mình.

Dự án RWAs hoạt động trong mảng bất động sản tương tự: Lofty, Landshare, ELYFY,...

RealT - Dapp dành cho bất động sản
RealT - Dapp dành cho bất động sản

Centrifuge & Tinlake

Centrifuge là dự án tích cực trong các hoạt động liên quan tới RWAs, họ đang triển khai hai sản phẩm chính là Centrifuge Chain và Tinlake. Centrifuge chain đóng vai trò mã hoá cho phép các tài sản được xác thực và đưa lên thị trường On-chain.

Tinlake hoạt động giống các giao thức cho vay, tuy nhiên, tài sản thế chấp không phải là các Cryptocurrency mà là các RWAs. Trong mô hình này, khách hàng muốn vay sẽ là các công ty truyền thống, còn người dùng DeFi sẽ gửi Stablecoin vào để nhận lãi suất.

Hiện tại, dịch vụ của Centrifuge không chỉ phục vụ Tinlake mà còn hợp tác với nhiều dự án khác như Aave, MakerDAO, RealT Platform,... Vì vậy, Centrifufe cũng được xem là dự án có mảng hoạt động rộng nhất, vừa mã hoá, vừa ứng dụng tài sản đã mã hoá.

Centrifuge
Centrifuge

Dự án khác

  • Toucan Protocol: Tài sản mà Toucan mã hoá là các tài nguyên nguyên môi trường. Hiện tại, họ đang bắt đầu với thị trường tín dụng Carbon.
  • Cache Gold: Dự án mã hoá vàng thành token trong thị trường DeFi.
  • Tangible: Nền tảng mã hoá nhiều tài sản như bất động sản, vàng, đồng hồ, rượu quý. Sau đó cho người dùng vay Stablecoin USDR.

Tổng kết

Khi tìm hiểu sâu hơn, Real World Assets đang gặp khá nhiều rào cản. Các tài sản sản ở thế giới thực vẫn chưa được ứng dụng sâu mà chỉ dừng lại ở việc thế chấp để cho vay. Trong thời gian tới, mảng RWAs cần nhiều sự hỗ trợ hơn nữa từ mặt pháp lý để phát triển, đây là rào cản lớn nhất và cũng là nút thắt cổ chai để các mảng còn lại dễ dàng được thông qua. 

RELEVANT SERIES