SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Real Yield trong DeFi là gì? Xu hướng mới hay chỉ là Buzzword?

Một trong những xu hướng mới trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) liên quan đến khái niệm "real yield". Thuật ngữ này đã xuất hiện thường xuyên trong crypto twitter (CT) và trở thành câu chuyện để nhiều giao thức tận dụng, nhưng real yield là gì? Nó có phải là một xu hướng cho tương lai của DeFi hay chỉ là một buzzwork?
Avatar
vinhvo
Published Oct 19 2022
Updated Feb 08 2023
7 min read
thumbnail

Key Insights:

  • Real yield đề cập tới nguồn yield thực tế được tạo ra bởi các hoạt động kinh tế bền vững từ các dịch vụ do các DeFi protocol cung cấp.
  • Yield trong các DeFi protocol có thể được phân thành hai nguồn chính: yield từ token emissions và real yield đến từ các hoạt động kinh tế bền vững.
  • Khái niệm real yield giúp DeFi thoát khỏi tư duy "tiền miễn phí được in ra từ không khí". Thay vào đó, các dự DeFi protocol phải tìm ra các cách tiếp cận bền vững hơn, tạo ra doanh thu từ các hoạt động của protocol.
  • Những hoạt động kinh doanh phổ biến tạo ra nguồn yield bền vững cho các DeFi protocol bao gồm: Phí giao dịch trên các AMM và Derivatives protocol, Platform Fees trên các NFT Marketplace, Phí vay trên các Lending protocol.

Real yield trong DeFi là gì?

Real yield trong DeFi được lấy ý tưởng từ khái niệm real yield trong tài chính, trong đó, real yield được đo lường bằng lợi tức danh nghĩa trừ đi lạm phát. Ví dụ, nếu một trái phiếu mang lại lợi nhuận 7% và lạm phát tăng lên đến 5% trong suốt thời gian tồn tại của trái phiếu, thì lợi suất thực tế của trái phiếu là 2%.

Trong DeFi, real yield đề cập tới nguồn yield thực tế được tạo ra bởi các hoạt động kinh tế bền vững từ các dịch vụ do các DeFi protocol cung cấp. Ví dụ: Đối với Uniswap, nguồn yield thu thập từ swap fee được traders trả cho người cung cấp thanh khoản cho giao thức.

Bên cạnh đó, nguồn yield này cần phải được tính bằng các token có thanh khoản cao hoặc stablecoin để giá trị của chúng có thể ổn định theo thời gian.

Nguồn gốc Yield trong các DeFi protocol

Theo định nghĩa được đề cập ở trên, real yield không bao gồm reward token đến từ lạm phát mạng hoặc token emissions. Định nghĩa này, tách biệt nguồn yield trong các DeFi protocol thành hai nguồn chính: 

  • Token emissions.
  • Real yield.

Tuy nhiên, phần lớn nguồn yield của các giao thức DeFi thế hệ đầu đều bắt nguồn từ phần thưởng khuyến khích thông qua các chương trình triển khai incentives. Một số mô hình triển khai incentives phổ biến trong thị trường crypto bao gồm liquidity mining, ve & gauge, bán bond chiết khấu, P2E cho Gaming.

Đặc điểm chung là những phần thưởng này được tài trợ thông qua lạm phát token hoặc token emissions. Chúng không bền vững vì thực sự không có doanh thu bên ngoài nào hỗ trợ cho những phần thưởng này.

Tầm quan trọng của real yield

Các DeFi protocol thường sử dụng mô hình triển khai incentive cung cấp cho người dùng APY gồm 3 chữ số, thông qua token emissions hoặc lạm phát token để khởi động và xây dựng thanh khoản.

Mặc dù APY cao nhưng chúng không phải nguồn yield bền vững vì người dùng thường có xu hướng bán reward token sang stablecoin hoặc underlying assets như ETH. Điều này tạo áp lực bán lớn lên giá token và khiến giá token có xu hướng giảm trong dài hạn, cũng như khiến các giao thức DeFi dùng hướng tiếp cận này mất dần sức hút với người dùng.

Khái niệm real yield giúp DeFi thoát khỏi tư duy "tiền miễn phí được in ra từ không khí". Thay vào đó, các  DeFi protocol phải tìm ra các cách tiếp cận bền vững hơn, tạo ra doanh thu từ các hoạt động của protocol.

Hoạt động nào tạo nguồn yield bền vững cho các DeFi Protocol?

Dưới đây là một số hoạt động kinh doanh phổ biến tạo ra nguồn yield bền vững cho các DeFi protocol.

Phí giao dịch trên các AMM

Trường hợp tiêu biểu để xem xét là Uniswap. Người dùng sử dụng Uniswap có thể trở thành:

  • Người cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider - LP): Đây là bên cung, cung cấp tài sản để tạo thanh khoản cho thị trường.
  • Người dùng (user, trader): Người dùng có thể giao dịch bất kì token ERC-20 nào khi đến với Uniswap, bù lại, họ phải trả 0.01 - 1% phí trên mỗi giao dịch.

Trong trường hợp này, phí giao dịch là real yield, người dùng Uniswap đang trả phí giao dịch cho dịch vụ do LPs cung cấp.

Phí nền tảng trên các NFT Marketplace

Trường hợp tiêu biểu để xem xét là OpenSea và Looksrare. Đây là các NFT marketplace hỗ trợ kết nối người mua và bán NFT.

Khi lệnh bán của sellers khớp, giao thức sẽ tính một khoản phí nhỏ, con số này là 2.5% đối với OpenSea và 2% đối với Looksrare.

Phí vay trên các Lending protocol

Trường hợp tiêu biểu để xem xét là Aave và Compound. Người dùng sử dụng các lending protocol như Aave, Compound có thể trở thành: 

  • Người cho vay: Cho vay tài sản để nhận lãi suất.
  • Người đi vay: Thế chấp tài sản để đi vay tài sản khác và trả lãi suất.

Phí giao dịch từ các Derivatives protocol

Trên CEX, mô hình kinh doanh phổ biến là thu % phí giao dịch khi mở vị thế. Trong DeFi, chúng ta cũng có mô hình tương tự, các Derivatives protocol sẽ thu % phí giao dịch dựa trên khối lượng giao dịch mà người dùng mở.

Trường hợp tiêu biểu để xem xét là GMX và dYdX. 

  • Đối với GMX, chi phí để mở / đóng một vị thế là 0.1% kích thước vị thế.
  • Đối với dYdX, phí giao dịch được discount (giảm giá) một phần dựa trên khối lượng mà người dùng đã giao dịch (tham khảo tại đây). Trung bình rơi vào 0.015% - 0.02% cho maker và 0.04 - 0.05% cho taker.

Tích lũy giá trị cho native token của protocol

Cơ bản, các giao thức DeFi hiện tại đều tạo ra một phần real yield từ các hoạt động kinh doanh của protocol. Sự khác nhau nằm ở tỷ lệ real yield và yield từ emissions hoặc lạm phát token ở các protocol này.

Tỷ lệ này nên ở mức độ tương đối, không quá thấp hoặc quá cao để phù hợp với mục đích của protocol.

  • Nếu quá thấp, dự án khởi động khó khăn và khó cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc.
  • Nếu quá cao, dự án sẽ rất dễ rơi vào một “negative feedback loop” khi giá token và APY bắt đầu giảm.

Tuy nhiên, đừng lầm tưởng rằng một giao thức tạo ra càng nhiều real yield thì càng đáng đầu tư. Điều này chỉ đúng nếu protocol đó có cách thức trích xuất một phần giá trị tích lũy cho native token của protocol.

Ví dụ trường hợp của Uniswap (UNI):

Mặc dù Uniswap đã xử lý khối lượng giao dịch hơn nghìn tỷ USD nhưng không có khoản phí nào thuộc về sở hữu của UNI holders. Tất cả chúng được phân phối cho Uniswap LP. Trường hợp sử dụng duy nhất của UNI hiện tại là chúng cho phép holder tham gia voting trên các proposal (đề xuất) của mạng.

Đối với Uniswap, thiết kế token economy đã mã hóa giá trị kinh tế mà Uniswap tạo ra, trong trường hợp này là phí giao dịch. Tuy nhiên, có thể giá trị kinh tế này không được phân phối hợp lý giữa các bên.

Ngoài Uniswap ra, Coin98 Insights TV có phân tích thêm 3 trường hợp của OpenSea, GMX, Metamask. Bạn có thể xem ngay video dưới đây để xem về Real Yield của 4 dự án trên.

Tổng kết

Real Yield có thể được xem là một mental model cho DeFi protocol, hướng đến cách tiếp cận bền vững và lâu dài hơn cho các DeFi protocol. Trong ngắn hạn, real yield đang được sử dụng như một buzzword phục cho mục đích marketing là chính.

RELEVANT SERIES