SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

ERC-20 là gì? Ưu và nhược của tiêu chuẩn token ERC-20

Tiêu chuẩn token ERC20 rất phổ biến trong thị trường crypto, khi có gần 10,000 token khác nhau. Vậy ERC-20 là gì? Điều gì khiến ERC-20 có tầm ảnh hưởng lớn như vậy? Tìm hiểu về tiêu chuẩn ERC20 qua bài viết nhé!
Avatar
nguyennsh
Published Sep 30 2021
Updated Apr 05 2024
10 min read
erc20 là gì

ERC-20 là gì?

ERC-20 (viết tắt là Ethereum Request for Comments 20) là tiêu chuẩn được các nhà phát triển sử dụng cho mục đích triển khai token trên mạng lưới Ethereum với khả năng tương tác smart contract.

Tiêu chuẩn ERC-20 cung cấp nhà phát triển bộ quy tắc của mạng lưới Ethereum, từ đó giúp nhà phát triển có thể dễ dàng triển khai token với những tính năng như giao dịch, tương tác dApp…

ERC-20 được giới thiệu cho cộng đồng vào tháng 11/2015, trong một bản đề xuất cải tiến Ethereum thứ 20 (EIP-20), bởi Vitalik Buterin và Fabian Vogelsteller. Bản đề xuất EIP-20 đặc tả các quy tắc và chức năng của tiêu chuẩn ERC-20, nhằm mục đích hỗ trợ nhà phát triển có thể xây dựng và phát triển dApp trong hệ sinh thái Ethereum.

*Fungible token là những token không có tính độc nhất và có thể thay thế cho bất kỳ token có cùng tên gọi. Ví dụ: 1 ETH có giá trị tương đương với bất kỳ 1 ETH khác đang lưu thông trong thị trường.

erc20 là gì
Có rất nhiều token trên mạng lưới sử dụng tiêu chuẩn ERC-20.
advertising

Tại sao ERC-20 quan trọng trong hệ sinh thái Ethereum?

Tiêu chuẩn ERC-20 là tiêu chuẩn phổ biến nhất trong thị trường crypto nói chung và mạng lưới Ethereum nói riêng, khi có tới hàng chục ngàn token lưu thông với tiêu chuẩn ERC-20. Vì vậy, có thể nói tính ứng dụng và tầm quan trọng của tiêu chuẩn này có sức ảnh hưởng nhiều tới không gian crypto.

Theo đề xuất EIP-20, một token ERC-20 được tạo thông qua smart contract (hợp đồng thông minh), khiến token này chỉ có thể giao dịch khi và chỉ khi các điều khoản trong hợp đồng thông minh được đáp ứng. Vì vậy, ERC-20 ngăn chặn các trường hợp giao dịch mà một trong hai bên có ý định bất chính.

Ví dụ, A đồng ý chuyển cho B 3 ETH để nhận về 200 token UNI, nhưng có khả năng A sẽ không chuyển ETH khi nhận UNI. Từ đây, người dùng có thể thấy được tầm quan trọng của smart contract trong giao dịch.

Nhưng token nào có thể đáp ứng tính tương tác với smart contract?

Vì vậy, tiêu chuẩn ERC-20 ra đời, nhằm hoàn thiện tính tương tác với smart contract, từ đó giúp việc giao dịch, tham gia hoạt động tài chính trở nên minh bạch và an toàn hơn.

Cũng theo đề xuất EIP-20, các nhà phát triển có thể sử dụng API để những dApp áp dụng quy tắc ERC-20 trong các hoạt động DeFi. Vì vậy, có thể thấy hệ sinh thái Ethereum phát triển tới bây giờ nhờ một phần không nhỏ tới từ việc sử dụng API cho tiêu chuẩn ERC-20.

Ứng dụng của tiêu chuẩn ERC-20

Cấu trúc của tiêu chuẩn ERC-20 bao gồm 9 hàm bắt buộc:

  • Name: Tên token và chắc chắn không trùng với những tên token khác.
  • Symbol (Ticker): Ký hiệu token. Khác với Name, Symbol giữa những token có thể giống nhau.
  • Decimals: Số thập phân nhỏ nhất mà token có thể giao dịch.
  • TotalSupply: Hàm thể hiện tổng số token trong thị trường.
  • BalanceOf: Chức năng thể hiện số dư của một ví.
  • Transfer: Hàm chuyển token đến một địa chỉ ví nhất định.
  • TransferFrom: Hàm chuyển token từ một địa chỉ ví nhất định.
  • Approve: Hàm cho phép người ngoài có thể sử dụng số lượng token nhất định của chủ sở hữu.
  • Allowance: Hàm cho phép chủ sở hữu token có thể thay đổi hàm Approve, như số lượng token cho phép…

Bằng cách kết hợp tất cả hàm ở trên, người dùng có thể tạo ra một token ERC-20 cùng tính tương với smart contract. Người dùng có thể truy vấn nguồn cung, kiểm tra số dư, giao dịch… và cấp quyền (approve) cho các dApp để tham gia hoạt động tài chính.

Ngoài ra, ưu điểm của tiêu chuẩn ERC-20 là tính linh hoạt, khi các quy tắc đặt ra không hạn chế trong khuôn mẫu nhất định. Vì vậy, dự án và nhà phát triển có thể triển khai nhiều loại token ERC-20 với nhiều tính năng khác nhau trong thị trường. Ví dụ như:

Ưu & nhược điểm của ERC20 token

Ưu điểm của ERC-20

Khả năng thay thế lẫn nhau (Fungible token)

Mỗi token theo tiêu chuẩn ERC-20 đều có tính tương đương với nhau và có cùng giá trị. Ví dụ, người dùng nắm giữ 1 USDC bất kỳ, người dùng có thể sử dụng để mua, bán và trao đổi với những token khác, tương tự như việc mua cá, người dùng có thể trả bằng tờ tiền 10,000 VND bất kỳ.

Điều này khiến token có tiêu chuẩn ERC-20 có khả năng trở thành một tài sản tiền tệ. Người nắm giữ sẽ không muốn các đơn vị riêng lẻ có tính khác biệt, bởi điều này khiến token không thể thay thế. Từ đó, dẫn đến tình trạng một số token có giá trị khác nhau, làm giảm mục đích sử dụng của tiêu chuẩn ERC-20.

Tính linh hoạt

Các token ERC-20 có tính linh hoạt bởi khả năng tương tác với smart contract. Từ đó, token ERC-20 có thể được sử dụng cho nhiều mục đích và ứng dụng khác nhau.

Ví dụ, token ERC-20 có thể được sử dụng như tài sản trong các giao dịch tại AMM, hoặc đem đi staking để nhận lãi, farming…

Nhược điểm của ERC-20

Rủi ro lừa đảo

Mặc dù mục đích của ERC-20 cho phép nhà phát triển dễ dàng tạo token để tương tác smart contract, nhiều người đã token với nhiều mục đích xấu khác nhau. Ví dụ, nhà phát triển có thể tạo một memecoin với smart contract gồm Honeypot, rug pull hay thậm chí tự do mint bất kể thời điểm…

Do đó, người dùng nên cẩn thận khi tham gia không gian DeFi, có nhiều dự án được lập ra với mục đích ban đầu là lừa đảo, sẵn sàng nguỵ trang thành các dự án có tiềm năng trong tương lai. Người dùng nên nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư.

Khả năng mở rộng

Tiêu chuẩn ERC-20 chỉ được phép sử dụng ở mạng lưới Ethereum, nhưng nhược điểm của Ethereum là tính mở rộng kém. Từ đó, ảnh hưởng tới các hoạt động và giao dịch của những token với tiêu chuẩn ERC-20.

Từng có những thời điểm một giao dịch chuyển token trên mạng lưới Ethereum có thể lên tới 100 USD phí giao dịch, khiến nhu cầu sử dụng token ERC-20 giảm đi và người dùng có xu hướng giao dịch trên các mạng lưới Layer 2 với phí giao dịch rẻ hơn.

Hướng dẫn tạo token ERC-20

Hiện tại, việc tạo một token với chuẩn ERC-20 khá đơn giản và không cần những yêu cầu phức tạp như kiến thức về lập trình, blockchain… Dưới đây là các bước giúp người dùng tạo token với chuẩn ERC-20 trên mạng lưới Ethereum.

Đầu tiên, người dùng tải ví Coin98 Super Wallet qua hai đường link tại đây.

Tại giao diện trang chủ, người dùng bấm mục Xem thêm. Sau đó, kéo xuống dưới và chọn Token Issuer.

token issuer coin98
Người dùng chọn mục Token Issuer.

Cuối cùng, người dùng đổi sang mạng lưới Ethereum ở phía trên và bắt đầu đặt tên, ticker… cho token của mình.

Lưu ý: Hành động tạo token cũng mất phí gas, vì vậy người dùng cần có token ETH để trả phí giao dịch. Hiện tại, phí tạo token rơi vào khoảng 0.06 ETH (tương đương 150-160 USD).

tạo token erc-20
Tạo token ERC-20.

Ngoài ra, với chức năng token Issuer, người dùng có thể tạo những tiêu chuẩn token ở các mạng lưới khác như BEP20 ở BNB Chain, SPL ở Solana…

Hướng dẫn tạo ví ERC-20

Dưới đây là các bước tạo ví Ethereum để chứa token ERC-20.

Bước 1: Người dùng tạo ví theo hướng dẫn chi tiết tại đây.

Bước 2: Người dùng chọn mục Ví Điện Tử ở góc phải phía dưới màn hình.

Bước 3: Sau đó, người dùng tiếp tục chọn thêm ví ở góc phải phía trên màn hình. Nhấn Ví Nóng.

Bước 4: Chọn ví Ethereum.

tạo ví ethereum
Các bước tạo ví Ethereum trên Coin98 Super Wallet.

Người dùng lưu ý khi tạo ví, tuyệt đối lưu trữ và ghi nhớ passphrase/private key. Đánh mất hoặc bị lộ private key/passphrase, đồng nghĩa người dùng đánh mất tài sản trên ví.

Một số câu hỏi về tiêu chuẩn token ERC-20

Có những tiêu chuẩn khác ngoài ERC-20 trong mạng lưới Ethereum không?

Ngoài ERC-20, mạng lưới Ethereum cũng có một tiêu chuẩn nổi bật khác và có sự cải tiến từ ERC-20 như:

  • ERC-721: Là tiêu chuẩn token có những tính năng tương tự như ERC-20, nhưng điểm khác biệt là đặc điểm non-fungible token (NFT). Đặc điểm này cho phép các token ERC-721 có tính độc nhất và giá trị giữa các token ERC-721 là không giống nhau.
  • ERC-1155: Tiêu chuẩn kết hợp giữa ERC-20 và ERC-721, với mục đích mở rộng chức năng của hai tiêu chuẩn 20 và 721, đồng thời giảm phí giao dịch.

Ngoài ra, vẫn còn có nhiều tiêu chuẩn với những mục đích sử dụng khác nhau trong mạng lưới Ethereum. Tuy nhiên, ERC-20 là tiêu chuẩn token với mức độ phổ biến nhất.

Một số token phổ biến với tiêu chuẩn ERC-20

Hiện tại, tất cả token thuộc hệ sinh thái Ethereum và có tính tương tác với smart contract đều là tiêu chuẩn ERC-20. Một số ví dụ token phổ biến như WBTC, ARB, ETH…

Liệu tiêu chuẩn ERC-20 có thể cải tiến trong tương lai không?

Hiện có nhiều nhà phát triển tập trung vào cải tiến ERC-20 thông qua các phiên bản đề xuất, điển hình có thể kể đến như EIP-7144, EIP-7196 với mục tiêu tiếp tục đơn giản hoá ERC-20 hay EIP-7410… Tuy nhiên, hầu hết EIP về việc cải tiến tiêu chuẩn ERC-20 đều khó được thông qua, bởi tính phức tạp trong kỹ thuật cùng với khả năng ảnh hưởng tới hệ sinh thái Ethereum khi thực hiện thay đổi.

Đọc thêm: EIP là gì? Tầm quan trọng của đề xuất cải tiến Ethereum.

RELEVANT SERIES