Những rủi ro cần biết khi muốn trở thành LP của các AMM
Bài viết này được dịch từ IOSG Insights nhằm đưa ra rủi ro dành cho LP khi cung cấp thanh khoản cho AMM như Uniswap, đặc biệt là khi phần thưởng Liquidity Mining đã không còn.
Rủi ro của Uniswap
Impermanent loss là gì?
Với Uniswap, người dùng đã quá quen với Impermanent loss. Sự tổn thất này xảy ra là do chênh lệch giá giữa việc hold token và cung cấp token vào pool. Lý do là vì giá của token trong pool sẽ được quy định dựa trên tỉ lệ của token trong pool.
Sở dĩ nó được gọi là “vô thường” (impermanent) là vì tổn thất này sẽ mất đi khi giá token trở về như trước khi cung cấp thanh khoản.
Vì sao người dùng vẫn cung cấp thanh khoản cho Uniswap?
Đó là do những mất mát này sẽ được đền bù một phần bởi phí giao dịch (0.3%) và quan trọng hơn hết là phần thưởng liquidity Mining: UNI- native token của Uniswap.
Vì vậy lợi nhuận của LP trong trường của Uniswap sẽ bằng:
Phí giao dịch (0.3%) + giá trị UNI Token - Impermanent loss
Ngoài ra quyết định cung cấp thanh khoản của LP còn bị ảnh hưởng bởi hy vọng tăng giá của UNI Token trong trong tương lai.
Nếu Phần thưởng Liquidity Mining là UNI Token không còn Uniswap có hấp dẫn được người dùng?
Khi không còn phần thưởng Liquidity Mining thì lợi nhuận của LP sẽ chỉ bằng:
Phí giao dịch (0.3%) - Impermanent loss
Rõ ràng lợi nhuận của LP sẽ bị giảm đáng kể khi các Incentive không còn hấp dẫn người dùng khi so sánh với các nền tảng cùng phân khúc.
Sự thật là vào Ngày 17/11/2020, các chương trình tặng UNI của Uniswap kết thúc, dẫn đến một lượng lớn tài sản bị khóa (TVL) chuyển dần từ Uniswap sang các nền tảng khác.
Điều này cho thấy khi các incentives không còn hấp dẫn nữa thì impermanent loss cũng là một trở ngại lớn ngăn cản Uniswap và người dùng.
Giải pháp cho vấn đề Impermanent loss
Có khá nhiều giải pháp cho vấn đề Impermanent loss như tích hợp Oracle, giảm thay đổi tỷ trọng của các Token trong Pool, Tokenizing Impermanent loss,...
Trong giới hạn bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 dự án tích hợp Oracle với AMM để giải quyết vấn đề Impermanent loss.
CoFiX
- CoFix sử dụng NEST oracle làm price fee, giúp AMM nhận được giá token ngoài thị trường => Impermanent loss được giải quyết.
- Nhưng chính vì không sử dụng Bonding curve giống Uniswap và các giao dịch lớn không gặp trở ngại, nên người dùng có thể mua TẤT CẢ token của một bên, chỉ còn stablecoin trong pool. Điều này sẽ làm nhà cung cấp thanh khoản bị thiệt hại nếu giá token tăng lên sau này.
- Một vấn đề khác: CoFiX không có pool riêng của từng token nên nhà cung cấp thanh khoản sẽ có lợi nhuận dựa trên phần trăm đóng góp so với tổng giá trị pool. Nên đôi khi lợi nhuận sẽ không bằng so với hold token riêng lẻ hoặc cung cấp thanh khoảng từng token vào một pool.
DODO
- Tương tự, DODO sử dụng Chainlink làm price feed để khắc phục Impermanent loss. Ngoài ra, DODO cho phép cung cấp thanh khoản single side, nên mỗi token sẽ ở một pool riêng, nhà cung cấp thanh khoản sẽ không chịu sự ảnh hưởng của cả pool như CoFiX.
- Tuy nhiên, cơ chế của DODO là phải luôn giữ pool ở mức càng giống với ban đầu càng tốt (nhà cung cấp thanh khoản sẽ ít bị thiệt hại) bằng cách tăng giá token bị thiếu trong pool cao hơn giá thực nhằm khuyến khích người dùng swap token.
- Với cách này, nếu giá token tăng đột ngột trong thời gian ngắn, DODO sẽ không đủ nguồn lực để làm cách trên, cuối cùng, nhà cung cấp thanh khoản cũng bị thiệt hại.
Tổng kết
- AMM luôn luôn có rủi ro, nên trong bất kỳ trường hợp nào, các nhà cung cấp thanh khoản cần biết được tổn thất cụ thể nếu rơi vào các trường hợp xấu.
- Nếu không, họ sẽ không thể xác định chính xác tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, cũng như không thể bảo vệ các vị thế của mình một cách hợp lý.
- Nhưng đổi lại, các loại hình bảo hiểm rủi ro có thể sẽ tốn kém và dẫn đến tỷ suất lợi nhuận không còn lớn. High risk - high rewards.