SEC đang tạo sức ép lên hơn 100 tỷ USD stablecoin
Các sự kiện xung quanh BUSD
Paxos dừng phát hành thêm BUSD
Vào ngày 13/02/2023, Paxos đã đưa ra thông báo sẽ ngưng phát hành thêm BUSD từ 21/02 dưới sự yêu cầu của cơ quan quản lý tài chính New York (NYDFS).
Yêu cầu được đưa ra dựa trên cơ sở uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đang điều tra Paxos về việc công ty này phát hành chứng khoán trái phép (trong trường hợp này là BUSD).
Chi tiết về sự kiện đã được Coin98 Insights đề cập tại đây.
Trước đó, SEC đã thực hiện nhiều động thái nhắm vào thị trường crypto thông qua các cáo buộc tương tự. Hoạt động gần đây nhất của SEC đã nhắm vào sản phẩm staking.
Người dùng vẫn có thể rút BUSD ra USD theo tỷ lệ 1:1 thông qua Paxos.
Liệu BUSD có bị depeg?
Sự kiện depeg của một stablecoin diễn ra khi:
- Trong một thời gian ngắn có một lượng lớn stablecoin được bán ra thành các stablecoin hoặc tài sản khác.
- Tài sản đằng sau không đủ bảo đảm giá trị tương ứng cho stablecoin đó.
Theo báo cáo từ Paxos (cập nhật vào 10/02/2023), đang có 16,148,914,859 BUSD được đảm bảm bằng lượng tài sản có giá trị ròng 16,438,159,354 (lớn hơn 1.8%).
Tỷ trọng các loại tài sản Paxos đảm bảo cho BUSD:
Các tài sản như trái phiếu chính phủ hay thoả thuận mua lại (đảm bảo bằng trái phiếu chính phủ) đều khá an toàn và có tính thanh khoản tốt. Hơn nữa, thời gian đáo hạn bình quân của các tài sản trên là 3 ngày, do đó, trong trường hợp toàn bộ BUSD bị rút ra USD trong thời gian ngắn thì Paxos vẫn có thể có đủ khả năng đảm bảo tỷ lệ 1:1.
Số lượng tài sản trên được kiểm toán bởi công ty WithumSmith+Brown, PC, một công ty có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Do đó rủi ro về kiểm toán được giảm thiểu.
Do đó, các sự kiện depeg đối với BUSD sẽ chỉ có tính chất tạm thời (trừ khi có các rủi ro về biến động lớn trên thị trường tài chính, rủi ro kiểm toán, pháp lý và thanh khoản).
Cần lưu ý gì khi nắm giữ BUSD
Trong thời gian tới, tổng cung và vốn hoá của BUSD sẽ giảm dần theo thời gian. Điều này đã CZ lên tiếng xác nhận.
3/ As a result, BUSD market cap will only decrease over time.
— CZ 🔶 Binance (@cz_binance) February 13, 2023
Việc rút từ BUSD ra USD có thể sẽ thuận lợi với người dân ở Mỹ nhưng đối với các quốc gia khác, nếu rút tiền theo các hình thức “chính thức" ra tiền pháp định thì có thể gặp nhiều khó khăn và chi phí (chênh lệch tỷ giá, trung gian giao dịch,…).
Do đó, người có nhu cầu rút từ BUSD ra tiền pháp định (không phải cư dân Mỹ) cần chú ý những điểm sau để tối đa hoá lợi ích:
- Chuyển đổi qua các loại stablecoin khác như USDT, DAI hay USDC.
- Giao dịch qua kênh OTC hoặc P2P.
- Thực hiện chuyển đổi khi peg của BUSD ổn định.
Trong thời gian tới, chính phủ Mỹ nhiều khả năng sẽ sử dụng nhiều công cụ pháp lý để tấn công stablecoin, vốn là chủ đề nóng đối với cơ quan quản lý sau sự kiện Terra sụp đổ.
Do vậy, nhà đầu tư khi nắm giữ stablecoin cũng cần chú ý tới yếu tố đa dạng hoá để giảm thiểu các rủi ro này.
Các nhà phát triển DeFi cũng đã có động thái đối với BUSD. Vào 13/02, MarcZeller đã đưa ra đề xuất đóng băng BUSD trên AAVE v2.
Động thái được đưa ra do lo ngại các ảnh hưởng tới peg có thể diễn ra với BUSD khi việc phát hành mới bị cấm. Do đó, nhà đầu tư cũng cần lưu ý và có biện pháp chuyển qua các loại stablecoin khác khi nắm giữ BUSD trên blockchain.
Liệu stablecoin khác có lọt vào “ống ngắm” của SEC?
Vào năm 2021, Tether đã bị phạt 41 triệu USD bởi CFTC vì đã truyền tải thông điệp sai lệch rằng USDT được bảo chứng trong mọi thời điểm bởi đồng USD và các loại tiền pháp định khác.
Tuy nhiên, từ đó tới nay, Tether hoàn toàn không bị SEC đề cập tới vấn đề phát hành chứng khoán trái quy định (như BUSD, Kraken hay các sản phẩm staking).
Có ý kiến cho rằng, BUSD đã bị SEC nhắm tới do có thể đã có đặc tính đã trùng với điểm số 3 trong số những điều kiện để quyết định việc tồn tại của một hợp đồng đầu tư, một điều quan trọng về mặt kỹ thuật để xem xét một tài sản là chứng khoán.
Theo đó, Binance có tính năng “Earn" cho phép người dùng gửi BUSD với lãi suất cố định và biến đổi.
1. stables standalone=! security, from legal pov, otherwise $ = security too;
— casslin.eth 🦇🔊 (@thulynnn) February 13, 2023
2. my best guess: this related to bn earn products, aka where u deposit/stake & earn some APRs; or the binance chain busd.
Those technically not related to pax but pax =easy target since us based https://t.co/H1PD5Cpm7l
USDC cũng sở hữu tính năng tương tự thông qua Coinbase. Nhưng Coinbase đã đưa ra thông báo rằng reward từ USDC có nguồn gốc từ quỹ của Coinbase chứ không phải phát sinh từ chính USDC hay bất kỳ hoạt động tài chính nào khác.
Blockworks Research cũng có đồng quan điểm cho rằng có khả năng USDC sẽ là mục tiêu tiếp theo của SEC.
All eyes are on the 3pool 👀
— Blockworks Research (@blockworksres) February 13, 2023
After Paxos, Circle, and USDC could be SEC's next target...
DAI also faces some risk because it is majority backed by USDC, leading USDT to see large outflows in the last 24H. pic.twitter.com/TWuAuRNw67
Hiện tại USDC và DAI (được bảo chứng nhiều bởi USDC) đã được swap rất nhiều qua USDT. Do đó có thể thấy thị trường đang e ngại về rủi ro USDC là mục tiêu tiếp theo của SEC.
Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng chính phủ Mỹ sẽ ủng hộ những “người chơi theo luật của họ” như Circle với USDC. Việc Binance tự động chuyển tiền nạp USDC của người dùng qua BUSD và một động thái chèn ép sự phát triển của các stablecoin khác.
Bởi Binance không hoạt động chính ở Mỹ nên các động thái trên phần nào đã “động chạm” tới lợi ích của Mỹ cũng như khả năng quản lý của họ đối với thị trường stablecoin.
Các nhà lập pháp đang điều khiển crypto thông qua stablecoin?
Ba centralized stablecoin lớn nhất hiện tại (USDT, BUSD và USDC) đang chiếm khoảng 91.72% tổng vốn hoá toàn bộ thị trường stablecoin.
Kể cả những decentralized stablecoin lớn như FRAX hay DAI cũng có tài sản bảo chứng phần lớn là USDC.
Do đó, có thể nói rằng, centralized stablecoin đang có sức ảnh hưởng lớn tới stablecoin nói riêng và toàn bộ crypto nói chung.
Do đó, chính phủ Mỹ sẽ muốn kiểm soát “cuộc chơi" này theo hướng thu lại lợi ích nhiều nhất cho quốc gia. Vì vậy, rất có thể nếu một stablecoin nào tạo ra sức ảnh hưởng lớn mà tổn hại tới lợi ích của Mỹ thì sẽ rơi vào tầm ngắm.
Đây là một hệ quả mà các nhà phát triển crypto sẽ phải hy sinh khi muốn sản phẩm của mình phổ cập rộng rãi hơn nữa. Thật vậy, MakerDAO là ví dụ cụ thể khi đã gây ra tranh cãi lớn trong quá khứ khi chuyển đổi hơn một nửa treasury qua các centralized stablecoin.
Trong trường hợp Paxos không thể chứng minh BUSD không phải là chứng khoán, áp lực mà SEC và chính phủ Mỹ tạo ra đối với thị trường crypto đặc biệt sẽ còn lớn hơn bởi:
- Điều này sẽ tạo ra một tiền lệ không có lợi nếu các công ty stablecoin khác vướng phải sự kiện tương tự trong tương lai.
- Có thể vốn hoá BUSD sẽ trở về 0 và gây áp lực lớn tới thanh khoản toàn thị trường.
Tuy nhiên, cộng đồng Twitter đã đưa ra lập luận chứng minh được BUSD không phải là chứng khoán.
The SEC has labelled BUSD as an “unregistered security”, and is suing its issuer, Paxos.
— Miles Deutscher (@milesdeutscher) February 13, 2023
But how on earth is a STABLECOIN considered a security, when it clearly doesn’t meet the Howey Test criteria.
No one has ever had “the expectation of profit” when buying $BUSD. pic.twitter.com/QXOlDUyvc3
Quan điểm này cũng nhận được sự hưởng ứng từ CZ.
5/ On the alleged SEC vs Paxos lawsuit, I have no information about it, other than public news articles. The lawsuit is between the US SEC & Paxos.
— CZ 🔶 Binance (@cz_binance) February 13, 2023
I am not an expert on US laws. But personally, I agree with Mile’s logic here (not that it means much): https://t.co/b8H3bjLAoy
Trong quá khứ, không phải lúc nào SEC cũng là người chiến thắng trong các vụ kiện nhắm tới crypto (XRP là ví dụ tiêu biểu).
Nhìn chung, việc kiểm soát của chính phủ Mỹ đối với stablecoin gây tác động xấu trong ngắn hạn. Tuy vậy, điều này cũng khá cần thiết khi họ bảo vệ nhà đầu tư khỏi các rủi ro, đặc biệt liên quan tới vấn đề bảo chứng của stablecoin.
Do đó, nếu tác động một cách phù hợp, chính phủ Mỹ sẽ mang lại những lợi ích trong dài hạn đối với crypto và cũng sẽ nhận được những quyền lợi tương ứng (thuế, việc làm, đầu tư, …)