SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Serum Project - DeFi Hub trên Solana

Bài viết chia sẻ một chút góc nhìn của tác giả về Serum - một DeFi Hub trên Solana, để anh em hình dung được cái mà Serum muốn xây dựng.
vinhvo
Published Mar 24 2021
Updated Sep 28 2022
5 min read
thumbnail

Từ lúc ra mắt Serum luôn được định vị là một sàn giao dịch phi tập trung được xây dựng trên Solana, ngoài các tính năng nổi bật như hỗ trợ Orderbook, giao dịch nhanh, phí thấp.

Đa phần còn lại đa phần là những phàn nàn về Serum: không hỗ trợ Market Order, cách dùng rắc rối,...

Nhưng mình nghĩ đã đến lúc chúng ta nhìn nhận lại Serum như một dự án tham vọng nhất trong hệ sinh thái Solana và có cái nhìn đúng đắn hơn về dự án này như một DeFi Hub.

Serum bắt đầu là một sàn DEX: Orderbook và AMM

Serum bắt đầu từ quý 2/2020, sản phẩm đầu tiên của họ là Serum Dex, một sàn giao dịch phi tập trung Orderbook, sản phẩm mà mọi người đã biết.

Sau đó không lâu, Serum cho ra mắt thêm Serum Swap, một AMM tương tự với Uniswap nhưng được tùy chỉnh một chút về các khoản phí liên quan.

Nhưng điểm đặc biệt Serum so với phần còn lại là họ khuyến khích các Developers Host lại GUI để tự tạo một sàn dex với thương hiệu riêng, đổi lại họ có thể tùy chỉnh lại mức phí giao dịch và kiếm phần phí chênh lệch giữa nền tảng Dex của họ tạo ra và Serum.

Mình nghĩ mọi người đều biết, việc làm ra một sàn Dex không phải đơn giản, chưa tính làm xong thì các nhà phát triển còn phải tính tới chuyện làm sao để có thanh khoản sung túc trên Dex của mình, còn hàng tá vấn đề liên quan khác mà mình chưa nhắc tới.

Thay vì tự làm một đống thứ trên, các Developers chỉ càn Host lại GUI là có thể tạo 1 Dex với thương hiệu riêng họ, việc lớn nhất còn lại mà các Developer phải đối mặt: bài toán thu hút người dùng.

Đọc thêm: Tham vọng lớn nhất của Serum (SRM)

DeFi Hub trên Solana

Không dừng lại đó, Serum đã tung ra Roadmap về những gì họ sẽ làm với Serum trong thời gian sắp tới:

  • Borrowing/Lending.
  • Yield.
  • AMMs.
  • Margin trading/contracts.

Borrowing/Lending

Với Borrowing/Lending mình khá chắc chắn mô hình được sử dụng sẽ là Lending Pool vì đây đang là mô hình đang được dùng bởi các dự án Lending & Borrowing hàng đầu như Aave, Compound, Maker.

Lending Pool là nơi người cho vay sẽ chuyển tài sản và pool, tài sản này sẽ được dự trữ để sẵn sàng cho vay, đối lại với công sức bỏ ra người cho vay sẽ nhận được lãi suất. Người vay có thể vay tài sản từ người cho vay và phải trả một khoản lãi suất.

Lending Pool là một thành phần rất quan trọng cho các DeFi sector khác xây dựng trên nó.

Yield

Ví dụ, dòng lãi suất thả nổi được tạo ra từ các Lending Pool có thể được xem là một dòng “Yield”, một dòng Yield đến từ Liquidity Mining Reward của các AMM,...

Những dòng Yield này có thể được tùy chỉnh lại bởi các yield optimizer Protocol giúp nó ít biến động hơn hoặc phù hợp mới mong muốn người dùng (Fixed Rate interest, Custom Rate interest).

Cá nhân mình đoán, “Yield” được đề cập trong Roadmap của Serum có thể là một yield optimizer Protocol phiên bản đơn giản của Yearn.

Anh em có thể tham khảo thêm bài viết sau đây để thấy được lợi ích thực sự của Yield Farming: So sánh: Lãi ngân hàng với Yield Farming

AMMs

Cá nhân mình vẫn rất lạc quan về tiềm năng của AMM trên Solana.

Trên Ethereum chúng ta đã thấy AMM phát triển mạnh thế nào, từ việc tùy chỉnh công thức đường cong (Curve, Balancer,..), tùy chỉnh trọng số các token trong Pool (Balancer), phối hợp AMM với các công nghệ khác (DoDo, Cofix,...)

Nhưng trên Solana chúng ta chỉ mới truy cập tới những ứng dụng cơ bản nhất của AMM. Serum Swap cũng chỉ là một phiển bản AMM tương tự Uniswap. Nên ngụ ý AMMs được đề cập trong Roadmap của Serum có thể là các AMM cho các mục đích giao dịch khác.

Margin trading/contracts

Khi bạn trade Margin Trading hay Contracts trên các sàn CEX thì người cho bạn mượn tiền có thể là chính sàn giao dịch, mọi thứ đơn giản cho người dùng.

Nhưng trên DeFi không giống thế, bạn cần phải hiểu nó hoạt động thế nào để sử dụng nó.

Ví dụ, bạn có USDC và muốn long ETH đòn bẩy 2x. Có thể bạn sẽ làm các bước sau để có thể Trade margin được:

  • Mua ETH với USDC trên Uniswap.
  • Gửi ETH đến Aave, đặt cọc và mượn USDC.
  • Gửi USDC đến Uniswap, mua ETH.
  • Gửi ETH đến Aave, đặt cọc và mượn USDC.
  • Gửi USDC đến Uniswap, mượn ETH.

Margin trading / contracts trên Serum cũng sẽ tương tự trên các sàn CEX nhưng bản chất là thanh khoản các khoảng vay sẽ được cung cấp từ các Liquidity Pool, hai Sector này sẽ cộng hưởng với nhau.

Tổng kết

Cá nhân mình thấy Serum làm sản phẩm và tech rất tốt nhưng mảng Promote sản phẩm lại khá tệ, thông qua bài viết này mình muốn chia sẻ một chút góc nhìn của mình về Serum - một DeFi Hub trên Solana, để mọi người có thể hình dung được cái mà Serum muốn xây dựng.

RELEVANT SERIES