SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Silk Road là gì? Chợ đen lấy cảm hứng từ Con đường tơ lụa

Nếu như chợ truyền thống là nơi giao thương những vật phẩm hàng ngày, thì chợ đen lại là một phiên chợ bày bán những thứ mà không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu khác. Cái tên Silk Road là ví dụ điển hình của ý tưởng trên và được thực hiện trên Internet.
linhnt
Published Sep 12 2024
8 min read
silk road là gì

Silk Road là gì?

Silk Road là nền tảng chợ đen trực tuyến, nơi người dùng có thể mua bán mọi thứ một cách ẩn danh, kể cả các loại hàng hoá bất hợp pháp như ma tuý, vũ khí, tiền giả… Tất cả các giao dịch trên Silk Road đều được thực hiện bằng đồng BTC với nhiệm vụ bảo vệ danh tính người dùng.

Được thành lập vào năm 2011 bởi Ross Ulbricht, Silk Road nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng web đen* lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, do hoạt động trái phép và gây ra nhiều hệ lụy xã hội, Silk Road đã bị FBI đóng cửa năm 2013, chấm dứt thời kỳ lộng hành của mạng lưới tội phạm trực tuyến.

*Web đen hay Dark web là những nội dung được xây dựng trên các giao thức đặc biệt, sử dụng cơ chế mã hóa để ẩn đi danh tính người dùng. Dark web không thể truy cập qua các công cụ tìm kiếm thông thường như Google. 

silk road là gì
Chợ đen Silk Road được xem là một trong những web đen đầu tiên
advertising

Triết lý phát triển Silk Road của kẻ cực đoan

Cha đẻ của Silk Road là Ross Ulbricht. Hắn ta là một thạc sĩ vật lý người Mỹ, khi thành lập Silk Road, Ross Ulbricht chỉ vừa đạt ngưỡng 27 tuổi. Trong suốt thời gian hoạt động, hắn đã điều hành chợ đen này dưới biệt danh “Dread Pirate Roberts”.

Cái tên "Dread Pirate Roberts" Ross Ulbricht sử dụng được lấy cảm hứng từ nhân vật cùng tên trong bộ phim The Princess Bride. Trong phim, Dread Pirate Roberts là nhân vật bí ẩn, luôn đeo mặt nạ và thường xuyên thay đổi danh tính.

Mục tiêu ban đầu của Ross Ulbricht khi thành lập Silk Road xoay quanh triết lý của gã về tự do cá nhân. Hắn ta hình dung một hệ thống giao dịch phi tập trung, nơi người dùng có thể tự do mua bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị giới hạn bởi các quy định pháp luật truyền thống.

kẻ thành lập silk road
Các loại giấy tờ được Ross Ulbricht làm giả để che dấu danh tính

Đối với một gã theo chủ nghĩa tự do cá nhân cực đoan, giấc mơ trên nhanh chóng thúc đẩy hắn tạo ra Silk Road. Với Ross, Silk Road không chỉ là cách để kiếm tiền mà còn giúp hắn thoả mãn quyền tự do của con người trước sự kiểm soát của chính phủ.

Cái tên Silk Road cũng được Ross lấy cảm hứng từ cái tên “Con đường tơ lụa” trong lịch sử - một tuyến đường thương mại quan trọng nối liền châu Á và châu Âu. Nhanh chóng sau đó, Silk Road đã trở thành một chợ đen trực tuyến khét tiếng, thu hút những người có cùng quan điểm với Ross và những kẻ tìm kiếm những mặt hàng bất hợp pháp khó giao dịch.

Mô hình hoạt động của Silk Road

Silk Road được xây dựng trên giao thức Tor, công cụ mã hoá có chức năng ẩn danh mọi hoạt động, IP của người dùng. Khi truy cập Silk Road, dữ liệu sẽ được định tuyến qua nhiều máy chủ trung gian trên toàn thế giới, khiến việc theo dõi và truy xuất nguồn gốc dường như vô cùng khó khăn.

Bên cạnh đó, để tăng cường tính bảo mật, Ross yêu cầu người dùng phải thanh toán bằng tiền mã hoá BTC. Tại thời điểm 2011, khi giao dịch tiền mã hóa còn chưa quá phổ biến và các quy định về giao dịch crypto chưa được rõ ràng, hắn đã lợi dụng những điểm này của BTC để trục lợi và làm chuyện phi pháp. Điều này đã khiến Silk Road trở thành một trong những vết nhơ khó "tẩy rửa" của thị trường crypto.

Ngoài ra, thay vì sử dụng địa chỉ IP thông thường, Silk Road sử dụng địa chỉ .onion, chỉ có thể truy cập được thông qua trình duyệt Tor.

Từ đó, Silk Road đã trở thành một môi trường giao dịch ẩn danh hoàn hảo cho những kẻ giao dịch bất hợp pháp. Tại đây, người dùng có thể mua bán bất kỳ thứ gì, mặt hàng phổ biến nhất là ma tuý, đến những dịch vụ như tấn công (hack) máy tính, gi*t người…

web silk road
Trang web của Silk Road chứa rất nhiều mặt hàng bị cấm

Sự phát triển và sụp đổ của Silk Road

Sự nổi tiếng …

Ban đầu chỉ có Ross bán hàng trên nền tảng, nhưng nhờ hiệu ứng truyền miệng, Silk Road ngày càng nổi tiếng. Bước ngoặt đến với Silk Road khi một trang báo nổi tiếng thời đó - Gawker, đăng bài giới thiệu về nền tảng. Sự kiện này như một chất xúc tác giúp Silk Road lan truyền rộng rãi và liên tiếp xuất hiện ở các tờ báo lớn cũng như những bản tin truyền hình.

Với mô hình kinh doanh thu phí 6.23% trên mỗi giao dịch, Silk Road đã đạt doanh thu hơn 500,000 USD/tuần chỉ sau 18 tháng hoạt động. Tổng số BTC mà Ross kiếm được ước tính vượt quá 200,000 BTC, đưa hắn trở thành một trong những tỷ phú trẻ tuổi ẩn danh giàu có nước Mỹ.

đi kèm với tai tiếng!

Với doanh thu quá lớn tại thời điểm 2013, Silk Road thu hút sự chú ý của các cơ quan chính phủ. Chiến dịch điều tra càng căng thẳng hơn khi FBI và DEA vào cuộc. Họ đặt ra những nghi ngờ cho những bí ẩn đằng sau mô hình hoạt động thật sự của Silk Road.

Sau gần 1 năm điều tra, một lỗ hổng nghiêm trọng trong mã hóa của Silk Road đã trở thành chìa khóa giúp FBI giải quyết vụ án. Lỗi này đã tiết lộ địa chỉ IP của Ross Ulbricht và vị trí máy chủ tại Iceland. Với sự hỗ trợ của chính quyền Iceland, FBI đã tiến hành đột nhập vào máy chủ và thu thập được lượng lớn dữ liệu, bao gồm lịch sử đăng nhập, đăng xuất, các cuộc trò chuyện, thông tin giao dịch…

Với kỹ năng nghiệp vụ của mình, FBI đã cài cắm và thực hiện một cuộc vây bắt ông trùm Silk Road. Ngày 1/10/2023, Ross đã bị bắt giữ ngay tại thư viện khi đang truy cập vào Silk Road.

Với bằng chứng thu thập được trong máy tính, Ulbricht Ross đã bị tuyên 5 bản án, trong đó có 2 bản án chung thân, không ân xá và bị phạt 183 triệu USD. Đi kèm với Ross là những kẻ đồng hành cùng gã điều hành Silk Road cũng bị bắt giữ với những tội danh khác nhau.

silk road sụp đổ
Lệnh thông báo của FBI sau khi Silk Road bị đóng cửa

Tuy nhiên, bên ngoài tòa án, một làn sóng phản đối đã dấy lên khi đám đông cùng triết lý với Ross tập trung để bày tỏ sự bất bình. Họ cho rằng việc Ross điều hành Silk Road không khác gì việc điều hành các nền tảng thương mại điện tử lớn như Amazon hay eBay. Do đó hành động truy tố gã ta là không công bằng.

Cuộc tranh cãi này đã đặt ra câu hỏi về ranh giới giữa tự do kinh doanh và pháp luật, đồng thời khơi mào những cuộc thảo luận sôi nổi về quyền tự do của con người khi ngay cả những trang web bí ẩn nhất cũng có thể bị điều tra.

Điển hình như sự việc diễn ra gần đây trong thị trường crypto khi Founder ứng dụng nhắn tin ẩn danh Telegram - Pavel Durov bị bắt. Anh đã bị truy tố với nhiều tội danh khác nhau. Trong đó, các cáo buộc liên quan đến việc nền tảng Telegram được anh tạo ra bị người dùng sử dụng sai mục đích và phát tán những thông tin trái phép như rửa tiền, buôn ma tuý, ấu d*m trẻ em…

Tóm lại, với những sự việc trên đã đặt ra cho người dùng bài học đắt giá về những mặt trái của công nghệ và tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật. Nó cũng cho thấy rằng không có hệ thống nào là hoàn toàn an toàn và bất khả xâm phạm.

Tìm hiểu thêm: Pavel Durov: Kế hoạch biến 900 triệu người dùng Telegram thành crypto degen

RELEVANT SERIES