SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Slashing là gì? Cách hoạt động của Slashing trong blockchain

Slashing là một thuật ngữ phổ biến trong cơ chế đồng thuận của các blockchain PoS, ám chỉ hình phạt dành cho các validator có hành vi gây ảnh hưởng đến mạng.
Avatar
Vy Bùi
Published Oct 21 2023
Updated Oct 28 2023
6 min read
thumbnail

Vì vậy, slashing có thể là viễn cảnh đáng sợ đối với validator. Tuy nhiên, nó cũng là một yếu tố cần thiết của thị trường crypto bởi nó giúp duy trì tính ổn định và bảo mật của các mạng lưới blockchain.

Vậy slashing trong crypto là gì? Slashing hoạt động như thế nào? Và có những nguyên nhân nào khiến validator có thể bị phạt theo cơ chế slashing?

Slashing trong crypto là gì?

Slashing là thuật ngữ mô tả hình phạt được áp dụng đối với các validator node khi họ có hành vi sai phạm (dù vô tình hay cố ý) gây ảnh hưởng hoặc làm gián đoạn hệ thống vận hành của blockchain Proof of Stake (PoS). Hình phạt sẽ khác nhau tuỳ vào các blockchain, bao gồm mất lượng token đã stake ban đầu, mất vị thế validator... 

Cơ chế slashing được thiết kế nhằm ngăn chặn những tác nhân, hành vi độc hại trong hệ thống, đồng thời khuyến khích validator hành động trung thực và vì lợi ích tốt nhất của mạng. Trái lại với slashing, các validator làm đúng trách nhiệm của mình sẽ nhận được phần thưởng (reward) tuỳ vào tỷ lệ tài sản đã stake và cơ chế của từng mạng lưới. 

slashing trong crypto là gì
Slashing là hình thức trừng phạt khi validator có hành vi sai phạm
advertising

Cách hoạt động của slashing trong blockchain 

Validator trong blockchain

Đầu tiên, để hiểu slashing hoạt động như thế nào, chúng ta cần hiểu vai trò của validator trong mạng lưới blockchain.

Trong blockchain sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Stake, các validator đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và vận hành mạng lưới. 

Họ xác thực và ghi lại toàn bộ lịch sử giao dịch trong hệ thống, đồng thời đề xuất và tạo sự đồng thuận cho khối (block) giao dịch mới. Đổi lại, validator sẽ nhận được phần thưởng từ mạng lưới. Đây là cơ chế để khuyến khích nhiều người tham gia xác thực mạng lưới hơn, đảm bảo tính phi tập trung, toàn vẹn và bảo mật của blockchain.

Nhưng làm thế nào để blockchain đó đảm bảo rằng các validator sẽ hành động trung thực và không có sai phạm trong quá trình vận hành mạng lưới? Đây là lúc cơ chế slashing phát huy tác dụng, nhằm ngăn chặn những hành vi gây hại đến mạng.

Cơ chế slashing

Để trở thành validator trong mạng, họ phải khoá một lượng coin/token nhất định theo yêu cầu của từng blockchain để làm tài sản thế chấp, hành động này còn được gọi là staking

Cùng xem xét cơ chế slashing trong mô hình đồng thuận PoS của Ethereum.

Trong quá trình xác thực giao dịch và đề xuất khối, khi một người (Validator B) phát hiện có một validator khác (Validator A) trong hệ thống hành động trái với quy tắc của cơ chế đồng thuận, họ có thể tố cáo bằng cách gửi thông tin và bằng chứng về hành vi vi phạm cho block proposer (Validator C).

Sau đó, block proposer thêm thông tin đó vào block mới. Khi block giao dịch mới được hoàn thành, cơ chế slashing sẽ được kích hoạt để phạt validator Athưởng cho 2 người còn lại (proposer và người tố cáo).

Tuỳ vào blockchain mà các hình phạt cũng sẽ được áp dụng khác nhau, ví dụ như: 

    Mất một tỷ lệ phần trăm được xác định trước của lượng token đã stake ban đầu. 
    Mất toàn bộ số lượng token đã stake ban đầu.
    Bị xoá bỏ khỏi mạng lưới validator trong một epoch hoặc thậm chí là vĩnh viễn.

Để hiểu cách tính phí phạt validator trên Ethereum thông qua cơ chế slashing, xem chi tiết tại đây

quy trình slashing
Cơ chế slashing trên blockchain Ethereum được kích hoạt khi validator sai phạm

Điều gì khiến validator bị phạt theo cơ chế Slashing?

Quy định cụ thể của slashing sẽ khác nhau giữa các blockchain. Tuy nhiên, nhìn chung cơ chế slashing có xu hướng phạt một số hành vi chính như: ngừng hoạt động, ký giao dịch hai lần, xác thực giao dịch không hợp lệ.

Validator ngừng hoạt động (Downtime)

Khi validator node bị ngoại tuyến (offline) đột ngột, họ phải tạm ngừng hoạt động và không thể tham gia vào quá trình đồng thuận trên mạng lưới trong một khoảng thời gian. Điều này làm trì hoãn quá trình đề xuất và ghi giao dịch lên khối, đồng thời giảm tính bảo mật tổng thể của blockchain.

Ví dụ, trong blockchain Cosmos, nếu một validator ngừng hoạt động trong thời gian hệ thống đã xác thực được hơn 5% của 10,000 block mới nhất (tương đương với offline khoảng 13 tiếng), họ sẽ bị phạt 0.01% token đã stake. Hơn nữa, validator đó cũng sẽ bị xoá tạm thời khỏi hệ thống đồng thuận và không kiếm được phần thưởng trong ít nhất 10 phút. 

Ký giao dịch hai lần (Double-signing)

Ký giao dịch hai lần (hay double-signing) diễn ra khi một validator ký xác thực hai giao dịch cùng một lúc. 

Vì trong quá trình chạy node, để giữ cho mạng hoạt động 24/7 và tránh tình trạng offline, nhiều validator sẽ thiết lập node dự phòng chạy cùng lúc với các node chính. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn rủi ro chênh lệch và xung đột thông tin giữa 2 node, dẫn đến việc một validator có thể ký và xác thực hai giao dịch cùng lúc. Từ đó khiến mạng khó đạt được sự đồng thuận hơn.

Tuỳ vào các giao thức mà cơ chế slashing đối với hành vi vi phạm này sẽ khác nhau. 

Ví dụ, đối với blockchain Celo, validator ký giao dịch hai lần sẽ bị phạt 9,000 token CELO, đồng thời bị loại hoàn toàn khỏi nhóm validator trên mạng lưới. 

Xác thực khối giao dịch không hợp lệ

Khi validator đề xuất khối hoặc xác thực giao dịch không hợp lệ và vi phạm các quy tắc đồng thuận của mạng lưới, họ sẽ đối mặt với việc slashing.

RELEVANT SERIES