SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Mỹ khơi mào thương chiến toàn cầu: Lợi hay hại cho crypto?

Trong bối cảnh Mỹ tung ra những đòn thuế quan bất ngờ, DeFi được kỳ vọng sẽ được sử dụng rộng rãi hơn và Bitcoin có thể trở thành tài sản lưu trữ giá trị khi đồng USD ngày càng suy yếu.
nghianq
Published Feb 11 2025
Updated Feb 11 2025
7 min read
trade war crypto

Cú sốc thuế quan và 2 tỷ USD lệnh long bị thanh lý

Trong tuần đầu tháng 2/2025, thị trường crypto trải qua biến động mạnh khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp dụng các mức thuế quan mới đối với ba đối tác thương mại lớn của Mỹ: thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, 10% đối với hàng hóa Trung Quốc.

Tâm lý lo ngại lan rộng đã thúc đẩy làn sóng bán tháo tài sản crypto. Bitcoin lao dốc xuống dưới mốc 92,000 USD vào ngày 3/2/2025, kéo theo việc vốn hoá toàn thị trường giảm 200 tỷ USD và gần 2 tỷ USD lệnh long bị thanh lý. Ethereum cũng sụt giảm 15% chỉ trong 3 giờ đồng hồ.

Bloomberg Economics ước tính rằng, với mức thuế quan mới, mức thuế trung bình của Mỹ có thể leo thang lên mức cao nhất từ thập niên 1940, nhất là khi Canada và Mexico nhanh chóng đáp trả với các biện pháp thuế tương tự. Cụ thể, cũng trong ngày 3/2/2025, Thủ tướng Canada Justin Trudeau xác nhận áp thuế lên 155 tỷ USD hàng hóa Mỹ.

"Trong ngắn hạn, Bitcoin vẫn được giao dịch như một tài sản rủi ro, và nếu thị trường tiếp tục sụp đổ, Bitcoin có thể bị kéo xuống theo, chấm dứt chu kỳ hiện tại”, Nic Puckrin - CEO của Coin Bureau, nói.

Trong khi đó, Jeff Park - Trưởng phòng Chiến lược Alpha và Quản lý danh mục tại Bitwise, lại nhìn nhận đây là cơ hội tăng giá, bởi vì lo ngại về lạm phát sẽ thúc đẩy nhu cầu về các tài sản lưu trữ giá trị thay thế.

fear and greed

Tuy nhiên, cơn hoảng loạn đã dịu lại khi Mỹ thông báo tạm dừng áp thuế đối với Canada và Mexico vào ngày 4/2/2025.

Thị trường nhanh chóng phục hồi: Bitcoin vươn lên đạt mốc 102,000 USD, Ethereum cũng phục hồi mạnh, quay trở lại mốc 2,900 USD. Bên cạnh đó, chỉ số Sợ hãi & Tham lam tăng vọt, chuyển từ trạng thái sợ hãi sang tham lam với điểm số 72/100.

advertising

"Nơi trú ẩn" giữa chiến tranh thương mại

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang và thị trường liên tục biến động, câu hỏi Bitcoin nên được coi là “nơi trú ẩn an toàn” hay vẫn là tài sản rủi ro được tranh luận sôi nổi.

Bitcoin nổi tiếng như “hàng rào chống lại bất ổn kinh tế” với khả năng bảo toàn giá trị trong những thời điểm lạm phát và bất ổn chính trị.

Tuy nhiên, đợt bán tháo gần đây do các chính sách thuế quan của Tổng thống Trump cho thấy Bitcoin không phải lúc nào cũng giữ vững vai trò ấy. Điều này càng được minh chứng thông qua việc giá vàng tăng 9% từ đầu năm đến nay trong khi Bitcoin chỉ tăng 3.4%.

Một số chuyên gia khẳng định rằng Bitcoin hiện vẫn hoạt động chủ yếu như một tài sản rủi ro, với mối liên hệ chặt chẽ với thị trường chứng khoán công nghệ. “Vào thời điểm này, Bitcoin đang là tài sản rủi ro nhất trong số các tài sản rủi ro”, Aoifinn Devitt - cố vấn đầu tư cao cấp tại Moneta Group, nói.

Ngược lại, không ít nhà phân tích vẫn tin vào tiềm năng dài hạn của Bitcoin. Jeff Park từ Bitwise nhận định rằng “một cuộc chiến thuế quan kéo dài sẽ có lợi cho Bitcoin trong dài hạn”, khi các chính sách này có thể buộc các quốc gia giảm dự trữ USD, từ đó làm suy yếu đồng tiền này và thúc đẩy nhu cầu sử dụng Bitcoin như một tài sản thay thế.

Bên cạnh đó, những người ủng hộ Bitcoin vẫn cho rằng những ưu điểm của đồng tiền này sẽ dần chứng minh vai trò của nó như một kho lưu trữ giá trị. Sự ra đời của các quỹ Bitcoin ETF cũng được kỳ vọng sẽ “dần dần làm giảm biến động, đồng thời thu hút nhóm nhà đầu tư ưa thích rủi ro vào thị trường này”, Paul Howard - Giám đốc cấp cao tại quỹ Wincent, nói.

Phần còn lại của thị trường, đặc biệt là lĩnh vực DeFi cũng đang chịu tổn thất nặng. Tuy nhiên, Leo Mindyuk - đồng sáng lập và CEO tại MLTech, vẫn lạc quan: “Trong ngắn hạn, thị trường crypto sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, nhưng theo thời gian, crypto sẽ ít bị ảnh hưởng hơn so với tài chính truyền thống”.

Thương chiến đang gây gián đoạn hoạt động khai thác crypto vì việc áp thuế đối với linh kiện điện tử, chất bán dẫn và giàn khai thác làm tăng chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại thắt chặt các quy định tài chính, khiến giao dịch quốc tế và thanh toán xuyên biên giới trở nên khó khăn hơn.

“Tuy nhiên, những khó khăn này lại mở ra cơ hội cho sự phát triển của DeFi”, Leo Mindyuk nói. “Các ứng dụng tài chính phi tập trung cho phép giao dịch ngang hàng mà không cần qua trung gian, giúp người dùng vượt qua các rào cản do thuế quan và quy định truyền thống đặt ra”.

Đồng USD suy yếu khiến Bitcoin tăng giá

Theo Jeff Park của Bitwise, chính sách thuế quan của Mỹ có thể là công cụ tạm thời để đạt được thỏa thuận đa phương nhằm làm suy yếu đồng USD. Ông cho rằng Trump đang muốn một thỏa thuận kiểu "Plaza Accord 2.0" - thỏa thuận tương tự như thỏa thuận năm 1985, trong đó các nước đồng ý phối hợp giảm giá đồng USD để hỗ trợ nền sản xuất của Mỹ.

Việc đồng USD bị suy yếu có thể làm thay đổi khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư Mỹ, thúc đẩy họ tìm kiếm các tài sản rủi ro hơn, bao gồm cả Bitcoin. Hơn nữa, nếu cuộc chiến thuế quan kéo dài, các quốc gia cũng sẽ phải in tiền để kích thích kinh tế - một biện pháp có lợi cho sự phát triển của Bitcoin.

"Trong một thế giới nơi đồng USD yếu với lãi suất thấp hơn, các tài sản rủi ro ở Mỹ sẽ tăng vọt ngoài sức tưởng tượng," Jeff Park nói.

Trong một thế giới nơi đồng USD yếu với lãi suất thấp hơn, các tài sản rủi ro ở Mỹ sẽ tăng vọt ngoài sức tưởng tượng
Jeff Park - Trưởng phòng Chiến lược Alpha và Quản lý danh mục tại Bitwise

Về triển vọng thị trường, theo Glassnode, đà tăng trưởng của Bitcoin vẫn rất mạnh, có khả năng sẽ bước vào "giai đoạn hưng phấn thứ hai". Theo dữ liệu lịch sử, các đợt điều chỉnh trong các chu kỳ tăng trưởng trước đây thường ở mức 25%, sau đó giá sẽ tăng tốc mạnh mẽ trong giai đoạn cuối.

thong ke dieu chinh bitcoin
Thống kê mức điều chỉnh của Bitcoin ở các chu kỳ trước. Nguồn: Glassnode

Tuy nhiên, Bitcoin Archive lại cảnh báo rằng, các chu kỳ tăng trưởng của Bitcoin thường kết thúc trong vòng 330 ngày sau khi phá vỡ đỉnh cũ. Thời điểm hiện tại thì mốc thời gian này đã qua từ lâu, khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu Bitcoin đã đạt đỉnh hay chưa.

Bất chấp sự không chắc chắn, các nhà phân tích vẫn đưa ra nhiều dự đoán tích cực về giá Bitcoin trong năm 2025. VanEck dự đoán giá Bitcoin sẽ đạt 180,000 USD, trong khi Bitwise và Bernstein tin rằng con số này có thể lên tới 200,000 USD.

Đọc thêm: Bitcoin thách thức "ngôi vua" của vàng trong vai trò tài sản trú ẩn

RELEVANT SERIES