Nên lạc quan hay nghi ngờ cơn sóng tăng hiện tại của Bitcoin?
hiệu ứng người Trung Quốc rút tiền ăn Tết có vẻ đã không diễn ra như lịch sử những năm về trước. Sự kỳ vọng của nhà đầu tư mạnh mẽ hơn khi chứng kiến giá Bitcoin “tỉnh giấc" sau giấc ngủ đông dài 6 tháng qua, kéo theo đó là hàng loạt mã thông báo lớn nhỏ khác cũng tăng nhẹ.
Sau thời gian dài im ắng, tổng vốn hóa thị trường crypto đã tăng 21.6% kể từ đầu năm, chạm mốc 1,000 tỷ USD. Tuy nhiên, các hành động giá tích cực trong những tuần đầu tiên cũng chỉ là chỉ báo tín hiệu bắt đầu chu kỳ tăng giá, chưa thể khẳng định được con sóng này sẽ đi trong bao lâu.
Sự kỳ vọng và niềm tin
Thảm họa Luna và UST của Terra vào tháng 6 năm 2022 đã kéo theo đợt giảm giá Bitcoin dài hạn, cùng với đó là sự sụp đổ dây chuyền của nhiều tên tuổi lớn trong thị trường. Điều này ảnh hưởng lớn đến niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng hồi phục của thị trường tiền mã hóa.
“Điều quan trọng là cần phải hiểu sự biến động có thể sẽ tiếp tục và tình hình vĩ mô vẫn còn nhiều thách thức. Không có thị trường nào hồi phục dễ dàng theo hình chữ V cả”, Mike Novogratz, Giám đốc điều hành của Galaxy Digital nhận xét.
Nếu như năm 2022 chỉ toàn những đợt làm giá giả thì 2023 có thể là một đợt bơm tiền đẩy giá khác, tương tự các lần “đặt bẫy gom hàng” của cá mập. Tuy vậy, vẫn còn nhiều lý do khác cho sự tăng trưởng này có thể xảy ra và thị trường tiền điện tử có thể tiếp tục tăng cao hơn.
Đòn bẩy là một trong những cơ sở dẫn chứng đáng tin cậy cho lập luận trên. Sau sự sụp đổ từ sàn CeFi như FTX, đòn bẩy được sử dụng trên CEX đã giảm khá sâu. Các khối lượng hợp đồng tương lai vĩnh viễn (margin/futures) giảm hơn 60% so với mức cao nhất vào tháng 11 năm 2021 (theo Coinglass). Cùng với đó, Bitcoin, tài sản có vốn hóa dẫn đầu thị trường crypto cũng có biểu đồ giá khớp với khối lượng đang mở của các hợp đồng tương lai vĩnh viễn.
Nhà đầu tư DeFi dễ bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng đòn bẩy quá mức cùng các rủi ro tài chính liên quan khác. Cá voi trong không gian DeFi không như vậy, họ thường không lựa chọn tăng đòn bẩy, dẫn chứng rằng chỉ khoảng 164 triệu USD (ETH) có thể thanh lý trên các giao thức cho vay như Maker, Aave, Compound, Euler và Liquity (số liệu ghi nhận bởi DeFilama).
Vì thế, những cú sụp từ các quỹ đầu tư lớn, sàn giao dịch lớn như FTX hoặc các yếu tố ngoại cảnh như thiên tai dịch bệnh mới có thể tạo nên một cơn sóng thanh lý mạnh.
Thời điểm tăng giá này có thể thấy dòng tiền vẫn còn nhiều, các nhà đầu tư đa phần nắm giữ stablecoin thay vì các đồng không ổn định (BTC, ETH, BNB,...). Theo số liệu được báo cáo từ Nansen, tỷ lệ phần trăm danh mục đầu tư của cá voi phần lớn là tiền mặt, ước tính khoảng 25%. Số lượng này ghi nhận đã giảm so với đỉnh 40% sau sự cố của FTX.
Dữ liệu trên cho thấy, các nhà đầu tư vẫn còn nhiều khả năng để đẩy giá lên cao hơn. Tính đến nay, lượng stablecoin đã giảm 4.2% từ 142.4 tỷ USD xuống 136.4 tỷ USD, điều này cho thấy một số thanh khoản đã “rời bỏ" hệ sinh thái, nhưng có vẻ vốn hóa còn lại trong tiền điện tử không phải là con số nhỏ, theo Nansen.
Tác động từ yếu tố vĩ mô trong thị trường tiền điện tử
Yếu tố chính trị, kinh tế đang có những tác động ít nhiều đến crypto xem thêm (tại đây). Việc Fed tăng lãi suất được kỳ vọng chống lại đợt lạm phát tồi tệ nhất mà chúng ta đã chứng kiến trong nhiều thập kỷ, giúp nhà đầu tư tiền kỹ thuật số hạn chế được sự ảnh hưởng từ chúng.
Lạm phát đã có dấu hiệu giảm tốc và đang có xu hướng hạ nhiệt hơn nữa. Điều này khiến cho Fed giảm tốc độ tăng lãi suất từ mức 0,75% xuống 0,5% tại cuộc họp FOMC vào tháng 12 qua. Điều này có thể khiến một bộ phận nhà đầu tư tin rằng thị trường đang tiến gần đến giai đoạn cuối của việc tăng lãi suất, thậm chí là tạm dừng hoặc cắt giảm lãi suất.
Quan điểm của Fed là một trong những tác nhân làm xoay chuyển và thay đổi các thị trường tài chính, từ ngoại tệ, trái phiếu, vàng và tiền điện tử, tất cả đã tăng vào đầu năm 2023. Vì thế, bất kỳ việc nới lỏng điều kiện tài chính nào cũng đóng vai trò tích cực đối với tiền điện tử. Vốn dĩ crypto khá nhạy cảm với tính thanh khoản trong hệ thống tài chính rộng lớn ngoài kia, dòng tiền và các quyết định lớn là yếu tố cốt lõi hình thành nên sự dao động này.
Theo dữ liệu từ Fundera, Bitcoin đã được hơn 15,000 doanh nghiệp chấp nhận làm hình thức thanh toán kể từ tháng 10 năm 2022 và con số này đang không ngừng tăng lên. Đây được nhận định là tín hiệu tốt cho giá của Bitcoin trong tương lai.
Các dự đoán về giá Bitcoin và đà hồi phục của thị trường
Trong thị trường gấu năm 2022, Net Unrealized Profit/Loss (NUPL - Chỉ báo Lãi/Lỗ ròng chưa thực hiện) trên Glassnode ghi nhận đã giảm cùng với giá Bitcoin. Hai mức giảm sâu nhất vào tháng 6, 8 và di chuyển vào vùng âm trong 5 tháng tiếp theo. Thời gian này, Bitcoin cũng đã chạm đáy ở mức 15,476 USD (21/11/2022).
Vào năm 2023, chỉ số NUPL được báo hiệu có sự khởi sắc hơn. Trong biểu đồ dài hạn của NUPL và BTC, chỉ báo đang quay trở lại vùng tích cực. Dấu hiệu này thường thể hiện mùa giảm giá đang có dấu hiệu kết thúc.
Theo lịch sử ghi nhận, năm 2015 và 2019, việc NUPL trở lại giá trị màu cam tương quan với việc kết thúc giai đoạn tích lũy. Lúc bấy giờ, chỉ số đã tăng lên vùng tích cực, và quay trở lại vùng tăng trưởng xanh lam và xanh lục ngay sau đó.
Sự xác định còn rõ hơn khi mức kháng cự của Bitcoin là 21,500 USD đã được phá bỏ, giá đã dao động và tăng về mốc 23,000 USD sau thời gian dài giảm sâu. Với các chỉ báo và nhiều nhà phân tích thị trường nhận thấy có nhiều điểm giống nhau, sự kỳ vọng càng lớn hơn trong chu kỳ hiện tại.
Dưa trên nhiều tiền đề cùng các giả định của nhà đầu tư, Bitcoin được dự đoán sẽ tăng giá trong chu kỳ mới này. Tuy nhiên, giai đoạn tích luỹ của thị trường tiền điện tử sẽ kéo dài trong bao lâu vẫn còn là câu hỏi muôn thuở không có hồi kết.
Theo sàn điện tử Changelly, Bitcoin sẽ tăng trưởng dần ở hiện tại và đạt mức cao nhất là 38,000 USD trong năm 2023 này. Bên cạnh đó, dựa vào phân tích kỹ thuật, sàn điện tử này ước lượng giá Bitcoin có khả năng chạm mốc $100,000 vào năm 2026.
Thậm chí, có luồng ý kiến khác cho rằng Bitcoin có thể vượt ngưỡng 1,000,000 USD vào năm 2026 và có thể còn hơn thế.
Cùng với đó, nhiều phương pháp phân tích được đề xuất ủng hộ lập luận trên của Michael Saylor, điển hình là mô hình stock-to-flow cũng dự đoán giá BTC đạt ngưỡng 1 triệu USD vào năm 2026 (theo CryptoWatch).
Nói với CNBC, ông Antoniv Trenchev, nhà sáng lập công ty tiền điện tử Nexo, cho rằng dựa vào các số liệu thị trường, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng một ngày nào đó Bitcoin sẽ đạt được mốc giá như mọi người mong đợi.
Đồng quan điểm trên, ông Anthony Scaramucci, người sáng lập SkyBridge Capital chia sẻ rằng khá kỳ vọng vào Bitcoin. Ông hy vọng năm 2023 sẽ là "năm phục hồi" của Bitcoin, và cũng dự đoán đồng tiền điện tử có vốn hóa cao nhất này khả năng sẽ đạt từ 50,000 - 100,000 USD trong vòng 2-3 năm nữa.
Tuy nhiên, trái ngược với tất cả các lập luận trên, bà Meltem Demorors, Giám đốc chiến lược tại CoinShares dự báo Bitcoin có thể sẽ tăng và chỉ đạt mức cao nhất trong khoảng giá 25,000 USD đến 30,000 USD trong năm 2023.
“Khả năng tăng giá của Bitcoin khá thấp bởi không có nhiều dòng vốn mới đổ vào”, bà Meltem Demirors chia sẻ.
Nhìn chung, các chuyên gia cho biết, sự thay đổi trong tình hình kinh tế vĩ mô có thể giúp ích cho Bitcoin nói riêng và thị trường tiền điện tử nói chung. Nhìn nhận ở khía cạnh khách quan“Trong bối cảnh tình hình chính trị và kinh tế vĩ mô gặp phải bất ổn, lạm phát tiếp tục tăng. Vì thế, mọi người sẽ tìm cách phân bổ tài sản trong năm tới, biết đâu tiền mã hóa sẽ là lựa chọn phù hợp trong danh mục đầu tư của họ", bà Demirors chia sẻ thêm.
Đọc thêm Nguyên nhân Bitcoin tăng trưởng mạnh mẽ.