Nguyên nhân Bitcoin tăng trưởng mạnh mẽ
Trong một bài phỏng vấn trên Reuters vào năm 2017, CEO của Credit Suisse từng nhận định Bitcoin chỉ đơn thuần là “bong bóng”. Thời điểm này, khi Credit Suisse bị đối thủ mua lại, “bong bóng” ngày nào giờ đã vượt mốc 28,000 USD.
I am old enough to remember when the Credit Suisse CEO said #Bitcoin is a bubble. Bitcoin was $7,000 then. Bitcoin is now $28,000. Meanwhile, Credit Suisse is getting acquired by a competitor and being bailed out by central banks. pic.twitter.com/BYdVdfaOS3
— Gabor Gurbacs (@gaborgurbacs) March 20, 2023
Trong thời điểm các ngân hàng đóng cửa, tại sao nhà đầu tư lựa chọn Bitcoin?
Từ vụ sụp đổ ngân hàng Silvergate cho đến Silicon Valley Bank (SVB), giá của Bitcoin (BTC) đã trải dài một màu đỏ thẫm trên biểu đồ và tụt xuống 19,600 USD - mức thấp nhất trong vòng ba tháng qua. Có thể thấy rằng, sự sụp đổ của các ngân hàng thân thiện với crypto ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền mã hóa. Song, mọi thứ đã đổi chiều trước động thái dang tay hỗ trợ của chính quyền Mỹ.
Cần lưu ý rằng, những ngân hàng trên sụp đổ không phải do crypto nói chung hay Bitcoin nói riêng. SVB sụp đổ do khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng gặp nhiều lỗ hổng kèm theo những điểm yếu chết người ở bảng cân đối kế toán, kéo theo Signature Bank nơi bị khách hàng ồ ạt rút tiền ngay sau đó. Sau khi chứng kiến những khó khăn mà các ngân hàng đã trải qua, Changpeng Zhao (CZ) - CEO đã đăng một tweet nói rằng:
Bitcoin tuy không ổn định, nhưng chưa bao giờ cần đến một gói cứu trợ nào
Theo nhận định của George Kaloudis thuộc CoinDesk, việc sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng đến từ vấn đề căng thẳng trong hệ thống dự trữ của họ do lãi suất ngày càng tăng. Anh cho rằng, khi các ngân hàng thất bại hãy lựa chọn không liên can gì đến vấn đề này và mua Bitcoin.
Niềm tin vào hệ thống ngân hàng pháp định đang suy giảm nhanh chóng và nơi trú ẩn an toàn, thay thế duy nhất có thể mang theo được chính là Bitcoin
Stefan Rust, CEO của Truflation
Thực tế, khi các vấn đề khủng hoảng kinh tế xuất hiện, một số nhà đầu tư sẽ có xu hướng tìm kiếm giải pháp thay thế cho tiền pháp định. Nhưng ông Rust cho biết, khi các vấn đề tiêu cực xảy đến với ngân hàng, việc rút tiền sẽ gây khó khăn cho người gửi muốn tiếp cận tài sản thay thế như vàng. Ở một số quốc gia, nhà đầu tư sẽ nảy sinh nỗi sợ lạm phạt, khiến họ bị thôi thúc theo xu hướng tìm đến Bitcoin.
Bởi vì, với sức mạnh từ công nghệ blockchain cùng bản chất phi tập chung, người sở hữu Bitcoin có toàn quyền kiểm soát tài sản của bản thân và tránh phải thông qua các bên trung gian như ngân hàng hay những tổ chức tài chính khác.
Nhắc đến vấn đề rút tài sản trong ngân hàng, các nhà đầu tư có thể nhìn lại sự kiện vào ngày 11/3, khi SVB đóng cửa. Lúc này, công ty Circle vẫn chưa thể kiểm soát được 3,3 tỷ USD nằm trong SVB. Qua đó, hiệu ứng bán tháo hàng loạt diễn ra và khiến cho USDC mất peg 1 USD. Mặc dù, chỉ vài ngày sau đó, USDC về lại đúng vị thế ban đầu, nhưng nỗi lo về vấn đề mất peg vẫn phần nào hiện hữu trong tâm trí của các nhà đầu tư.
Cho đến thời điểm hiện tại, những vụ đóng cửa của các ngân hàng vẫn phần nào tác động xấu đến USDC. Vốn hóa đồng stablecoin của Circle vẫn liên tục giảm tính đến thời điểm này.
Sự kiện mất peg của USDC giúp cho nhiều nhà đầu tư nhận thức được vấn đề, stablecoin vẫn chịu sự tác động thông qua các rủi ro đến từ đối tác của Circle và chúng không an toàn 100% như mọi người vẫn nghĩ. Do đó, để loại bỏ vấn đề rủi ro đến từ các đối tác kinh doanh, các nhà đầu tư nghĩ ngay đến tài sản nổi tiếng nhất trong thế giới crypto - Bitcoin.
banking crisis big winner: decentralised safe havens (bitcoin)
— raheel.ch (@raheeln) March 14, 2023
banking crisis big loser: centralised/decentralised stablecoins (USDC)
Ngoài ra, ngày 20/3, thông tin về việc FED cùng nhiều ngân hàng trên thế giới đã đạt được thỏa thuận củng cố thanh khoản đồng USD. Các ngân hàng trung ương nhóm họp cùng FED cho rằng, đây là bước đi đúng đắn để ổn định lại thị trường đang thiếu hụt thanh khoản như hiện tại. Một số nhà đầu tư cho rằng, nước đi này của các ngân hàng trung ương sẽ bơm thêm tiền ra thị trường, tiếp đà tăng trưởng cho Bitcoin.
Major central banks unite to provide US dollar liquidity via daily 7-day operations from 20 March to end of April. Move aims to ease strains in global funding markets and support credit supply to households and businesses. #centralbankaction #USDliquidity
— Stockmoney Lizards (@StockmoneyL) March 20, 2023
hello #Bitcoin 😍
Quan điểm nêu trên của các nhà đầu tư cùng động thái của hỗ trợ để hạ nhiệt cuộc khủng hoảng ngân hàng đến từ chính quyền Mỹ đã trở thành cơ sở giúp Bitcoin tăng giá nhanh chóng.
Bitcoin có thể chạm mốc 30,000 USD trong quý một và 50,000 USD ở nửa sau năm 2023
Carol Alexander, Giáo sư tại đại học Sussex
Ngày 23/3, liệu FED có tiếp đà tăng trưởng của Bitcoin?
Bitcoin đã vượt qua mốc 28,000 USD vào ngày 21/3, nhưng nhìn xa hơn hiệu suất của chúng, có lý do khiến các nhà đầu tư không hoàn toàn tin tưởng vào khả năng tiếp tục tăng giá. Mới đây nhất, cuộc giải cứu Credit Suisse - Ngân hàng lâu đời tại Thụy Sĩ cùng sự trồi sụt của First Republic Bank đã chứng minh rằng, cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu có thể chưa kết thúc.
Đồng thời, ngày 23/3 sẽ có sự kiện fed công bố lãi suất, đây cũng là thời điểm chia các nhà đầu tư thành hai luồng ý kiến. Nhiều nhà đầu tư hi vọng về chính sách ôn hòa hơn từ FED, thậm chí họ mong muốn cơ quan này tạm dừng chuỗi tăng lãi suất đã kéo dài hơn một năm qua.
David Brickell - Giám đốc mảng sale của Paradigm cho rằng, FED nên ưu tiên sự ổn định của ngành ngân hàng hơn lạm phát, bởi vấn đề cốt lõi trong cuộc khủng hoảng kéo dài vẫn do lãi suất trả trước quá cao.
It’s clear that the main issue in bank sector is front end rates are too high
— David Brickell (@davidbrickell80) March 21, 2023
Fed need to pause at a minimum or the banking issues escalate
Bank lending will freeze either way so the Fed’s job is done
What I find ridiculous is the notion 25 or 0 depends on next +/- 1% in SPX
Nếu mong muốn trên của các nhà đầu tư được đáp lại, điều này sẽ có tác động tích cực giúp Bitcoin thực sự bứt phá trong thời gian tới. Không những thế, những hoạt động diễn ra trong ngày 23/3 như đợt trả thưởng của Arbitrum cũng sẽ diễn ra sôi động hơn.
Tham khảo Lưu ý quan trọng về airdrop Arbitrum.
Kết quả ngày 17/3 của công cụ dự đoán quyết định lãi suất CME FedWatch dự báo có 45% không tăng lãi suất cơ bản. Ngoài ra, công cụ này cũng dự đoán 80.5% cơ hội tăng 0.25 điểm trong lần họp tới.
Jocelyn Yang, CoinDesk
Theo Tom Shaughnessy - Đồng sáng lập nền tảng Delphi Digital, do báo cáo lạm phát chỉ cải thiện nhẹ vào đầu tuần trước nên cơ sở cho khả năng tăng 0.25 điểm hoàn toàn có thể xảy ra. Dù rằng việc tăng 0.25 điểm cũng không có quả nhiều tác động đến lạm phát vào giai đoạn hiện tại, nhưng đây vẫn có thể là “cú đẩy nhẹ” để khiến các ngân hàng khác rơi vào sự khủng hoảng.
Đây sẽ là kịch bản không mong muốn của các nhà đầu tư trên thị trường sau khi trải qua một tuần tăng trưởng mạnh mẽ của Bitcoin. Nếu kịch bản này được các nhà đầu tư lường trước, Bitcoin tuy sẽ bị cản trở về hiệu suất tăng trưởng nhưng sẽ không biến động quá cao như những kỳ họp trước đây.
Đọc thêm Nên lạc quan hay nghi ngờ cơn sóng tăng hiện tại của Bitcoin?