SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Wanchain (WAN) là gì? Toàn tập về tiền điện tử WAN

Wanchain (WAN) là gì? Bài viết cung cấp tất cả những thông tin cần thiết nhất hữu ích cho anh em về tiền điện tử Wanchain (WAN).
Avatar
vinhvo
Published Aug 16 2019
Updated Dec 27 2022
10 min read
thumbnail

Nối tiếp chuỗi những bài viết về Coin và Token của Coin98. Ngày hôm nay, anh em hãy cùng mình tìm hiểu về đồng Wanchain (WAN) nhé!

Bắt đầu thôi!

Wanchain (WAN) là gì?

Theo định nghĩa team Dev

Wanchain là một Public Blockchain hỗ trợ phát triển các hợp đồng thông minh được viết bằng Solidity. Có thêm một số tính năng độc đáo như Cross Chain và giao dịch ẩn danh.

Wanchain tự định nghĩa mình là một Distributed Future “Bank”:

  • Cho phép trao đổi nhiều Cryptocurrency, tài sản kỹ thuật số khác nhau.
  • Cung cấp công cụ cho phép người dùng dễ dàng quản lý các tài sản số.
  • Cung cấp cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ tài chính.

Theo định nghĩa Coin98

Wanchain là một Fork của Ethereum, cung cấp một số tính năng Smart Contract tương tự như Ethereum. Ngoài ra, còn bổ sung một số tính năng nổi bật như: giao dịch riêng tư, Cross Chain.

Khác với Ethereum, mục tiêu của Wanchain là tạo ra một ngành dịch vụ tài chính phi tập trung bằng cách sử dụng khả năng tương tác xuyên chuỗi, quyền riêng tư và chức năng hợp đồng thông minh.

Vấn đề mà Wanchain (WAN) đặt ra để giải quyết?

Ở thời điểm Wanchain ra đời, cách chuyển giá trị hiệu quả giữa các Single - Blockchain là P2P, hoặc sử dụng bên thứ 3 đáng tin cậy như giao dịch Cryptocurrency qua OTC. Nhưng, cả hai giải pháp trên đều có hạn chế như khả năng tương tác của Single - Blockchain, tính không đáng tin cậy của bên thứ 3.

Wanchain (WAN) được tạo ra nhằm mục đích giải quyết vấn đề trên và trở thành lớp trung chuyển tài sản phi tập trung và tin cậy.

Wanchain (WAN) giải quyết vấn đề trên bằng cách nào?

Wanchain sử dụng cơ chế đồng thuận POS để xác nhận giao dịch và trao phần thưởng khối thay vì POW như Bitcoin và Ethereum. Giao thức Wanchain tích hợp EVM và Atomic Cross Chain. Điều này cho phép Wanchain hỗ trợ các hợp đồng thông minh được viết bằng Solidity. Và có thể được phát triển bằng cách sử dụng cùng những công cụ mà các nhà phát triển đã quen thuộc khi làm việc trên Ethereum.

Wanchain cũng hỗ trợ tùy chọn, cho phép người dùng giao dịch ẩn danh trên Ring Signatures - một công nghệ bảo mật nổi tiếng của Monero.

Chi tiết về các điểm độc đáo của Wanchain (WAN) mình sẽ chia sẻ với anh em ở những phần sau.

WAN coin là gì?

WAN coin là Native coin của Wanchain. WAN coin đóng vai trò là nguyên liệu, tạo động lực hoạt động trong mạng lưới của Wanchain. Trước khi ra Mainnet 01/2018, token WAN được xây dựng trên Blockchain Ethereum chuẩn ERC-20. Sau Mainnet 01/2018, token WAN được Swap qua WAN chain.

Ở thời điểm mình viết bài viết này, WAN coin được dùng chủ yếu để trả phí giao dịch trong mạng lưới Wanchain.

Một số thông tin cơ bản về WAN Coin

  • Ticker: WAN
  • Blockchain: Wanchain
  • Total Supply: 210,000,000  WAN
  • Circulating Supply :106,152,493 WAN ~50.55% tổng cung (12/08/2019).

Token Allocation WAN

Ecosystem Fund WAN

Token sale WAN

Public sale (ICO):

  • Start Date: 2017
  • End Date: 2017
  • Token Price: N/a
  • Thanh toán bằng: BTC, ETH
  • Tổng vốn gọi được: 74,332 ETH
  • Tổng Token bán được trong ICO: 65,412,530 WAN

Các thông tin về các Round khác team dev không cung cấp thêm thông tin.

Distribution Plan WAN

Team dev không cung cấp thông tin về phần này. Anh em có thể tham khảo trên Coinmarketcap và Coingecko thì số WAN lưu thông trên thị trường tầm 106,152,493 WAN.

Theo thông báo chính thức của Wanchain, vào 09/2019 Validators có thể bắt đầu staking để nhận phần thưởng là WAN token.

Dự án Wanchain (WAN) có gì nổi bật?

Trong phần này, mình sẽ giới thiệu chi tiết hơn về các thành phần bên trong hệ sinh thái của Wanchain.

Privacy Transactions option:

Wanchain xây dựng một hợp đồng thông minh sử dụng công nghệ Ring Signatures để che dấu người nhận giao dịch.

Giống như Zcash, Privacy Transactions là một tính năng tùy chọn không phải là mặc định. Người dùng có thể chọn sử dụng hoặc không.

Secure Multi Party Computation (SMPC):

Về cơ bản, SMPC cho phép nhiều bên thực hiện một số tính toán trên một số dữ liệu mà không tiết lộ tất cả dữ liệu cho bất kỳ một bên nào.

Mỗi bên sẽ chỉ nhận được một phần của tổng dữ liệu.

Storeman Nodes:

Storemen là cốt lõi của công nghệ Cross Chain của Wanchain. Storeman có nhiệm vụ xác minh các giao dịch Cross Chain, đảm bảo việc chuyển giá trị trơn tru và an toàn giữa các Blockchain không đồng nhất.

Galaxy Consensus:

Galaxy Consensus là một biến thể của POS. Nó có phần tương tự DPoS, cho phép những người sở hữu số lượng nhỏ WAN vẫn có thể tham gia staking, được thông qua ủy quyền cho các nút lớn đã được đăng ký.

WAN coin được dùng làm gì trong hệ sinh thái Wanchain

Wanchain Ecosystem được thiết kế giống với Ethereum. Ở thời điểm hiện tại, WAN coin chủ yếu được dùng để:

  • Trả phí giao dịch trong nền tảng.
  • WAN coin được team dev dùng để xây dựng, phát triển Dapps của mình trên Wanchain.
  • WAN coin được Wanchain Foundation dùng để làm phần thưởng Bounty trong hệ sinh thái.

Một số tính năng sẽ có khi hệ sinh thái Wanchain được chấp nhận rộng rãi như Ethereum:

  • Các dự án kêu gọi vốn bằng WAN.
  • Quản trị Onchain: Các quyết định ảnh hưởng đến hướng đi tương lai của dự án sẽ đưa ra dưới dạng đề xuất. Những người nắm giữ WAN có thể vote để đưa quyết định có thông qua biểu quyết đó không. Ví dụ như đề xuất kháng ASIC ProgPOW của cộng đồng Ethereum. Những người tham gia gửi 1 lượng rất nhỏ ETH từ địa chỉ ví cá nhân để Vote có đồng ý hay không.

Sắp tới 09/2019, người dùng có thể khóa WAN để staking và nhận phần thưởng khối là WAN coin.

Phí giao dịch Wanchain (WAN)

Hiện tại, Wanchain (WAN) đã chính thức Mainnet vào 01/2018 và chạy trên Blockchain riêng của mình. Vì vậy, khi gửi WAN coin trong hệ sinh thái của Wanchain anh em sẽ phải chịu thêm Transaction Fee. Ngoài ra, với WAN Coin, khi anh em giao dịch trên các sàn sẽ chịu thêm phí giao dịch, phí rút/nạp (nếu có).

Cách kiếm và sở hữu WAN coin

Cách đơn nhất anh em có thể sở hữu WAN coin là mua WAN trên các sàn cho giao dịch WAN coin. Cách thứ hai là tham gia các trương trình Bounty của Wanchain để nhận phần tưởng là WAN coin.

Ví lưu trữ WAN coin

Anh em có thể dùng một số ví sau:

  • Wanchain Official Desktop Wallet: https://wanchain.org/products.
  • Ví cứng: Ledger Nano X, Ledger Nano S, Trezor One, Trezor Model T.
  • Mobile Wallets: Trust Wallet, Theia Wallet.
  • các Desktop Wallet khác: Wanmask, MyWanWallet.

Ngoài ra, anh em cũng có thể để WAN trên các sàn cho giao dịch WAN.

Tương lai của Wanchain (WAN)

Ngắn hạn:

Việc sắp ra tính năng mới là staking để nhận Reward phần thưởng khối sẽ ảnh hưởng tích cực tới giá cả của WAN trong một thời gian ngắn.

Dài hạn:

Sự thành công Wanchain sẽ phụ thuộc nhiều vào việc có bao nhiêu dự án chất lượng sẽ được xây dựng trên hệ sinh thái của Wanchain, bao nhiêu Partner hợp tác sử dụng công nghệ của Wanchain.

Thiết kế của WAN coin là để làm nhiên liệu trong hệ sinh thái Wanchain. Vì vậy, nếu có nhiều dự án được xây dựng trên Wanchain, cũng như nhu cầu sử dụng các Dapps này cao thì nhu cầu mua WAN sẽ càng cao, khi đó giá cả của WAN tăng.

Nhìn vào hiện tại chúng ta không có dự án chất lượng nào được xây dựng trên nền tảng Wanchain.

Wanchain đã được lên ý tưởng từ năm 2016, ICO vào cuối năm 2017 và Mainnet vào 01/2018.

Có nên đầu tư vào WAN coin

Trước khi trả lời câu hỏi trên, mình muốn điểm lại một số thông tin quan trọng liên quan tới dự án và WAN coin. Từ đó, để anh em có thể tìm hiểu kĩ hơn và tự đưa ra quyết định đầu tư của mình.

Sản phẩm

Roadmap

Team có public roadmap, anh em có thể dễ dàng tìm thấy nó trên site chính của Wanchain.

Trong năm 2019 sẽ có một vài sự kiện quan trọng như sau:

  • 09/2019 Wanchain sẽ ra mắt tính năng Staking để nhận phần thưởng khối là WAN coin.
  • Quý 04/2019 Wanchain sẽ ra mắt Wanchain 4.0  với tính năng  Cross Chain với Enterprise Blockchain.

Mainnet

  • 01/2018, Wanchain 1.0 ra mắt Mainnet, Swap từ ERC-20 sang WRC-20, tính năng Privacy Transactions.
  • 07/2018, Wanchain 2.0 ra mắt atomic swap với Ethereum, SMPC.
  • 12/2018, Wanchain 3.0 ra mắt atomic swap với Bitcoin, một số token ERC20, Loopring.

Đối thủ cạnh tranh

Mình sẽ liệt kê một số cái tên lớn như: Ethereum, EOS, Carnado, NEO, Ontology...

Partner

Bên dưới mình sẽ liệt kê Partner của Wanchain, phân theo hai nhóm là đối tác doanh nghiệp và đối tác công nghệ.

EnterPrise:

  • ElevenPaths - một đơn vị an ninh mạng ở Tây Ban Nha.
  • Iqunxing, Supply chain finance services.

Technology:

  • Loopring: Hiện đang xây dựng DEX trên Wanchain.
  • Pundi X: Trong quá trình tích hợp WAN vào sản phẩm của họ.
  • 0xcert: Hợp tác để xây dựng NFT token framework trên Wanchain.
  • Litex: Xây dựng layer 2 scaling cho Wanchain.
  • Chainlink: Xây dựng Oracle Services trên Wanchain.
  • Open Source Exchange Network: Hợp tác nghiên cứu giao dịch OTC trên Wanchain.
  • BAT: token được tích hợp chính thức trên Wanchain.
  • Morpheus Labs: Blockchain Platform as a Service (BPaaS), cung cấp nền tảng để phát triển Dapps trên Wanchain.

Token

WAN coin là Utility token trong hệ sinh thái của Wanchain. Hệ sinh thái của Wanchain xây dựng giống với Ethereum với nhiều chức năng khác nhau.

Nhưng, với sự phát triển hiện tại của Wanchain, WAN coin được dùng chủ yếu làm phí giao dịch trong nền tảng và Bounty Reward của Wanchain Foundation.

Dapps trên Wanchain.

Như mình đề cập ở trên, sự thành công của Wanchain trong tương lai phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các Dapps xây dựng trên hệ sinh thái của nó.

Dưới đây là một vài dự án đã được xây dựng trên Wanchain nhưng các dự án này không nổi bật và cũng không có Adoption rõ ràng.

  • https://allsparkchain.com (quảng cáo).
  • https://utour.io (du lịch).
  • https://abacusfi.com (tài chính).
  • https://cryptocurve.io (ví).
RELEVANT SERIES