SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

White paper là gì? Tầm quan trọng của White Paper trong crypto

White paper đóng vai trò rất quan trọng đối với dự án cũng như những nhà đầu tư Crypto. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về thuật ngữ White paper và vai trò của nó trong đầu tư.
Vy Bùi
Published Dec 13 2021
Updated Nov 17 2024
7 min read
white paper trong crypto

White paper trong Crypto là gì?

White paper (hay sách trắng) là báo cáo hoặc tài liệu chuyên sâu được cung cấp bởi các bên dự án crypto. Mục đích của white paper là cung cấp thông tin chính xác về cách hoạt động, ý tưởng, mục đích, cũng như toàn bộ các công nghệ liên quan đến sản phẩm của dự án đó.

White paper được xem là nguồn thông tin chuẩn xác nhất khi người dùng cần tìm hiểu về bất kì dự án nào trong crypto.

white paper là gì
advertising

White paper chứa những nội dung gì?

Một white paper trong crypto thường sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:

Giới thiệu dự án: Trình bày vấn đề mà dự án nhắm đến và đưa ra giải pháp. Bao gồm cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm của dự án, đồng thời phân tích thị trường để thấy nhu cầu và mức độ phù hợp của sản phẩm.

Mô tả kỹ thuật: Đây là phần quan trọng nhất của một white paper để giúp người đọc hiểu về cơ chế hoạt động của dự án. Bao gồm thông tin liên quan đến công nghệ cốt lõi, các thành phần, tính năng và vai trò của chúng trong việc giải quyết vấn đề đặt ra ban đầu.

Tokenomics: Phần này cung cấp mọi thông tin liên quan đến token dự án, bao gồm blockchain phát hành, tổng cung, trường hợp sử dụng (use case), lịch phân phối, lịch mở bán (dự kiến)...

Lộ trình phát triển (Roadmap): Phần này cung cấp kế hoạch trong tương lai của dự án, bao gồm thời điểm diễn ra sự kiện, ra mắt sản phẩm hoặc tính năng, phát hành token, lĩnh vực tập trung trong từng giai đoạn…

Đội ngũ phát triển & Cố vấn: Phần này sẽ giới thiệu nhà sáng lập (founder), nhân viên và cố vấn của dự án. Đây cũng là nội dung quan trọng vì nó cung cấp thông tin cho biết liệu đội ngũ phát triển có chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm trong lĩnh vực hay thị trường mà dự án đang hoạt động hay không.

Tuỳ vào dự án mà white paper sẽ có độ dài và các phần trình bày khác nhau, người dùng có thể tìm kiếm white paper của các dự án crypto tại tại đây.

nội dung của whitepaper
White paper bao gồm các nội dung mô tả đầy đủ thông tin về dự án

Tuy nhiên, các thông tin trên white paper có thể chỉ đúng vào thời điểm phát hành. Chúng có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố khác như nhu cầu thực tế và xu hướng của thị trường, tầm nhìn và định hướng của dự án...

Ví dụ: Ban đầu, dự án Origin Protocol tập trung vào lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce). Tuy nhiên đến tháng 12/2021, khi NFT bắt đầu trở thành xu hướng và thu hút mọi sự chú ý của cộng đồng crypto, Origin đã đổi hoàn toàn mục tiêu và white paper của dự án trở thành nền tảng NFT. 

Hiện người dùng sẽ không thấy bất kì thông tin nào liên quan đến e-commerce khi truy cập website và các trang mạng xã hội của Origin.

Tầm quan trọng của White paper trong crypto

White paper đóng vai trò quan trọng trong thị trường crypto vì nó chứa tất cả thông tin cần biết về một dự án. Mặc dù không có khung chuẩn (framework) hay quy tắc cụ thể để tạo ra white paper, nhưng chúng đã trở thành một trong những tài liệu cần thiết để nghiên cứu các dự án tiền điện tử.

Theo đó, nó không chỉ phục vụ như một kênh cung cấp thông tin chính thống cho người dùng, mà còn là thành phần thiết yếu cho những nhà đầu tư có ý định “xuống tiền” đối với đồng coin/token của dự án.

Việc đọc và nghiên cứu white paper giúp người dùng:

Xác định được các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tiềm ẩn hoặc cho thấy tiềm năng phát triển của một dự án, thông qua các thông tin về kỹ thuật, công nghệ và giải pháp mà nó đề ra.

Theo dõi xem dự án có tuân thủ các kế hoạch và mục tiêu đã đề ra ban đầu hay không. Nhờ đó xác định được tính cam kết của dự án đối với tầm nhìn và định hướng của họ.

Bên cạnh đó, white paper góp phần thúc đẩy tính minh bạch trong không gian tiền điện tử bằng cách công khai mọi thông tin quan trọng của dự án. Điều này giúp tạo niềm tin trong cộng đồng và cho phép các bên liên quan khác hưởng lợi từ nó, có thể kể đến như:

Giúp nhà đầu tư (investor) đưa ra quyết định đầu tư thông minh hơn. Xem xét white paper có thể là bước đầu tiên trong quy trình phân tích cơ bản của họ, để đánh giá tiềm năng của dự án thông qua công nghệ, mô hình hoạt động, mô hình doanh thu và lợi nhuận…

Giúp nhà phát triển (blockchain developer) đưa ra quyết định về việc có nên tham gia vào đội ngũ dự án hay không.

Ở khía cạnh của dự án crypto, white paper được xem như một bản phác thảo mô tả dự án trước khi thật sự “bắt tay” vào việc phát triển giao thức, sản phẩm. Vì vậy, nó trở thành là công cụ để quyết định sự thành công trong việc gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần (angel investor).

Trở về thời kì ICO (Initial Coin Offering) thịnh hành vào khoảng năm 2017-2018, phần lớn dự án chỉ cần white paper là có thể gọi vốn thành công.

Ví dụ: Tháng 5/2017, MobileGo (dự án gaming trong crypto) đã gọi được 53 triệu USD thông qua ICO chỉ với một bản white paper. Đây cũng là một trong những thương vụ ICO có giá trị lớn nhất trong năm 2017.

Sự khác nhau của White paper và Litepaper 

Litepaper cũng là một tài liệu chính thức bao gồm thông tin chi tiết về token và dự án, nhưng nó được xem là phiên bản rút gọn của white paper. Litepaper còn được gọi là lightpaper.

Về bản chất, litepaper cũng có nội dung tương tự như white paper. Tuy nhiên, cách giải thích và trình bày của litepaper ngắn gọn, đơn giản hơn so với white paper.

Litepaper tập trung nhiều hơn vào các tính năng chính và giải pháp cho các vấn đề, lợi ích của token chứ không đi sâu vào khía cạnh kỹ thuật như white paper.

Các dữ liệu, số liệu thống kê và biểu đồ về dự án trong litepaper được minh họa “nhẹ nhàng”, dễ hiểu hơn cho người đọc.

Litepaper phục vụ cho nhiều đối tượng hơn, trong khi white paper thường chỉ thu hút những nhà đầu tư và nhà phát triển để nghiên cứu chuyên sâu về dự án.

Không có tiêu chuẩn nào quy định rằng dự án chỉ được có white paper hay litepaper. Một số dự án sẽ cung cấp cả hai loại tài liệu; trong khi số khác chỉ có một trong hai.

Điểm khác biệt của white paper và litepaper được trình bày như hình dưới đây:

so sánh whitepaper và litepaper
White paper và Litepaper khác nhau như thế nào?

Tìm hiểu thêm: 3 bước thiết kế danh mục đầu tư Crypto

RELEVANT SERIES